Đăng nhập

Quên mật khẩu

Đăng ký

Đăng ký mới tài khoản VNTRIP:

Quên mật khẩu

Nhập địa chỉ Email đã đăng ký tài khoản Vntrip, hệ thống sẽ gửi thông tin hướng dẫn bạn khôi phục lại mật khẩu.

07 thông tin sai trầm trọng, chưa có bằng chứng khoa học về Covid-19>

07 thông tin sai trầm trọng, chưa có bằng chứng khoa học về Covid-19

Luyến Nguyễn Luyến Nguyễn 25/03/2020
2.1K lượt xem

Khi dịch Covid-19 đang lan rộng thì các thông tin liên quan đến bệnh cũng lan truyền rất nhiều trên mạng xã hội. Tuy nhiên, trong đó có nhiều thông tin sai lệch, ‘thêu dệt’, không có chứng cứ khoa học hoặc được hiểu chưa đúng.

WHO và chuyên gia y tế cho rằng tỏi có đặc tính kháng sinh nhưng chưa có bằng chứng khoa học cho thấy có thể phòng chống Covid-19

Ảnh: Bộ Y tế – WHO

Giáo sư – bác sĩ Nguyễn Văn Tuấn, Viện sĩ Viện Hàn lâm Y học Úc (The Australian Academy of Health and Medical Sciences) và là giáo sư kiêm nhiệm về dịch tễ học và thống kê học thuộc Đại học Notre Dames (Mỹ), giải thích rõ để mọi người hiểu đúng những thông tin sai về Covid-19 vẫn đang được lan truyền.

1. Xịt chlorine hoặc alcohol trên da để diệt virus?

Đây là một biện pháp sai.

Giáo sư Tuấn khẳng định, các hóa chất này không diệt virus trong cơ thể chúng ta. Cholorine hoặc alcohol thường được dùng để diệt khuẩn trên bề mặt của các vật gia dụng.

“Áp dụng cholorine hoặc alcohol trên da có thể gây tác hại, đặc biệt là nếu các hóa chất này xâm nhập vào mắt hay miệng”, giáo sư Tuấn khuyến cáo.

2. Rửa mũi bằng nước muối diệt được SARS-CoV-2?

Không có bằng chứng khoa học nào chứng minh điều này.

Giáo sư Tuấn cho biết: “Một số nghiên cứu khoa học cho thấy rửa mũi bằng nước muối có thể giảm các triệu chứng nhiễm virus ở đường hô hấp trên nhưng nó không giảm nguy cơ nhiễm”.

3. Thuốc kháng sinh diệt virus Corona?

Đây là quan điểm sai lầm. Thuốc kháng sinh chỉ diệt vi trùng (bacteria) chứ không diệt được virus.

4. Vắc xin cúm mùa có thể phòng Covid-19?

Giáo sư Tuấn xác định đây là suy nghĩ không đúng. “Vì SARS-CoV-2 là virus khác với virus gây cúm mùa. Cho đến nay, khoa học chưa có vắc xin cho SARS-Cov-2”, giáo sư Tuấn cho biết.

5. Tỏi có thể phòng bệnh Covid-19?

Vài nghiên cứu khoa học cho thấy tỏi có đặc tính kháng sinh. Tuy nhiên, hiện nay, chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy tỏi có thể phòng chống SARS-CoV-2.

6. Máy sấy tóc diệt virus SARS-CoV-2?

“Máy sấy tóc không thể diệt được virus gây dịch Covid-19. Biện pháp phòng chống bệnh Covid-19 tốt nhất là rửa tay”, giáo sư Tuấn khẳng định.

7. Đeo khẩu trang hoàn toàn có thể phòng Covid-19?

Đây là một cách hiểu chưa chính xác. Hiện tại, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chỉ khuyến cáo đeo khẩu trang với nhân viên y tế và người bị bệnh, không khuyến cáo tất cả mọi người phải đeo khẩu trang.

Theo WHO, người cần đeo khẩu trang khi: có triệu chứng hô hấp – ho, khó thở; phải chăm sóc người có triệu chứng hô hấp – ho, khó thở; là nhân viên y tế chăm sóc, điều trị bệnh nhân có bệnh đường hô hấp.

Người bình thường nếu không có hoặc không tiếp xúc người có triệu chứng hô hấp (ho, khó thở) thì không nhất thiết phải luôn đeo khẩu trang.

Hiện nay, để phòng lây nhiễm virus Corona mới, khi đến những chỗ đông người thì nên đeo khẩu trang đúng cách.

Đeo khẩu trang không hoàn toàn phòng chống được việc nhiễm bệnh Covid-19 mà cần phải thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh khác, nhất là rửa tay đúng cách.

 

Theo: thanhnien.vn

0 bình luận

    Một số cẩm nang khác, bạn muốn biết?

    Xem tất cả

    Các khách sạn phù hợp với bạn! Đừng bỏ lỡ