Đăng nhập

Quên mật khẩu

Đăng ký

Đăng ký mới tài khoản VNTRIP:

Quên mật khẩu

Nhập địa chỉ Email đã đăng ký tài khoản Vntrip, hệ thống sẽ gửi thông tin hướng dẫn bạn khôi phục lại mật khẩu.

Có lễ “tiễn Táo” vậy lễ “rước Táo mới” về nhà diễn ra như thế nào?

Có lễ “tiễn Táo” vậy lễ “rước Táo mới” về nhà diễn ra như thế nào?

Luyến Nguyễn Luyến Nguyễn 24/01/2022
302 lượt xem

Với nhiều gia đình, tục “tiễn ông Công ông Táo” về trời luôn được xem trọng. Tuy nhiên nhiều gia đình thắc mắc, có cần làm lễ “rước Táo mới” về nhà?

Cứ đến ngày 23 tháng Chạp hàng năm, mọi gia đình lại tất bật sửa soạn lại nhà cửa, làm mâm cơm cúng tiễn Táo Quân hay còn gọi là “ông Công, ông Táo” về chầu trời.

Lễ cúng ông Táo cũng mang tính chất chuyển giao năm cũ với năm mới, kể từ ngày này, người dân bắt tay chuẩn bị kỹ lưỡng cho một năm mới đang đến.

Trước những thay đổi của cuộc sống, bếp củi dần được thay thế bằng bếp gas và bếp điện nhưng nét đẹp văn hóa dân gian này luôn được nhiều gia đình Việt gìn giữ.

Anh Nguyễn Ngọc Hà (Hà Nội) chia sẻ: “Cứ 23 tháng Chạp hàng năm cả gia đình tôi đều sẽ nghỉ ngơi để dành toàn thời gian tập trung cho lễ tiễn ông Công ông Táo về chầu trời. Đây là một lễ đặc biệt trong năm không thể xem nhẹ.

Theo tín ngưỡng của Việt Nam, ông Công ông Táo đã chứng kiến hết mọi việc trong nhà, vậy nên phải làm lễ thật tươm tất. Như người trong dân gian vẫn nói vui với nhau là để “đút lót” cho ông Táo lên chầu Ngọc Hoàng nói tốt cho gia đình”.

Đêm giao thừa hàng năm, ngoài việc dâng mâm lễ cúng bái tổ tiên, anh Ngọc Hà luôn chuẩn bị các bài văn khấn để “đón Táo mới” về với gia đình. Đây là một nghi thức không thể bỏ qua trong phong tục của gia đình từ xưa tới nay.

“Tiễn các ông đi long trọng thì lúc rước về cũng phải đàng hoàng để các ông Công ông Táo cho gia đình một năm bình yên”, anh Ngọc Hà nói.

Tục phóng sinh thả cá chép là nét đẹp trong văn hóa ngày Tết Việt Nam (Ảnh: Ngọc Linh).

Phong tục tiễn ông Táo về chầu trời cũng là dịp để các gia đình nhìn lại những gì được, mất của một năm để tiếp tục phấn đấu trong năm mới. Lễ cúng tiễn ông Táo cùng với không khí mua sắm, dọn dẹp trang hoàng lại nhà cửa cũng là dấu hiệu của một năm mới đang gần kề.

Theo nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Hùng Vỹ, thờ tự bếp lửa là một tín ngưỡng toàn nhân loại. Nhờ có lửa và bếp lửa, con người vượt hẳn qua thế giới động vật, phát triển thể chất và trí tuệ để chinh phục tự nhiên, sống thành xã hội ngày một văn minh.

Lễ tiễn Táo diễn ra 23 tháng Chạp hàng năm (Ảnh: Ngọc Linh).

Chia sẻ với PV Dân Trí, ông Nguyễn Hùng Vỹ cho biết: “Với tư cách là một biểu tượng văn hóa, bếp lửa và ngọn lửa được coi là con của mặt trời, nấu chín thức ăn để nuôi sống thị tộc, soi sáng đêm tối, xua đuổi thú dữ, đoàn viên gia đình, gắn kết tình yêu, tích trữ lương thực, dưỡng dục các thế hệ… Bếp lửa được thiêng hóa và sớm trở thành nơi thờ tự.

Cũng tùy nơi và tùy lúc mà người ta tế Táo Vương một tháng ba lần, khi thì vào mùa nóng, khi thì vào mùa thu. Dần dà, tập trung vào ngày 23 tháng Chạp cho đến bây giờ”.

Nhà Nghiên cứu Văn hóa Nguyễn Hùng Vỹ (Ảnh: Công an Nhân dân).

Chuyên gia Nguyễn Hùng Vỹ cho biết thêm, tùy theo thuyết tương truyền của mỗi nền văn hóa, nhân vật Táo thần có thể là Viêm đế, có thể là lão bà và cũng có thể là hai vợ chồng. Với tư cách là “Tư mệnh thần quân”, hàng năm Táo vương lên chầu Ngọc hoàng để tâu việc trần gian, những việc kín đáo người ta hay nói quanh bếp lửa mà Táo nghe được.

Cùng trong văn hóa phương Đông nhưng tục ông Công ông Táo Việt Nam có bản sắc riêng với truyền thuyết riêng về “ba ông đầu rau”.

Mâm cúng Táo thường là cá chép có thể sống hoặc rán, đĩa gạo, đĩa muối, đĩa trầu, ấm trà, ba chén rượu, hoa quả, một đĩa giò. Điều không thể thiếu là ba chiếc mũ cho ba nhân vật trong sự tích “ông đầu rau”.

Ngày 23 tháng Chạp hàng năm người ta gọi là “tiễn Táo”. Tùy nơi mà đêm giao thừa, hoặc mùng bảy, hoặc rằm tháng Giêng người ta đón Táo về gọi là “đón Táo mới”.

Tục đón ông Công ông Táo ở nước ta thường là vào giao thừa. Mâm cỗ dọn giữa sân để lạy bốn phương trời đất, thần đất thần nước và để ông Táo với tư cách là “Tư mệnh thần quân” dễ về, không phải vòng qua bàn thờ tổ tiên.

Theo chuyên gia Hùng Vỹ, lễ cúng “đón Táo mới” với mâm cỗ tương tự như lễ “tiễn Táo” đã đề cập phía trên.

Trong tâm thức của người Việt, Tết ông Công, ông Táo luôn là sự kiện quan trọng, mở đầu cho mùa lễ Tết truyền thống của người Việt.

Với việc thực hành nghi lễ đúng mực, mỗi người đang góp phần giữ gìn, trao truyền, lan tỏa nét đẹp văn hóa truyền thống trong đời sống hiện đại.

Theo Ngọc Linh / Báo Dân Trí

0 bình luận

    Cần tìm khách sạn giá tốt

    0963 266 688

    Hoặc để lại thông tin
    Vntrip sẽ gọi lại cho bạn

    Một số cẩm nang khác, bạn muốn biết?

    Xem tất cả

    Các khách sạn phù hợp với bạn! Đừng bỏ lỡ