Xu hướng chuyển đổi số năm 2022 ở Việt Nam
Nội dung chính
Chuyển đổi số một khái niệm đang ngày càng quen thuộc đối với nhiều doanh nghiệp. Đây là một trong những giải pháp để doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong thời đại 4.0. Không nằm ngoài xu thế, tại Việt Nam chuyển đổi số cũng đang được quan tâm rất nhiều. Hãy cùng Vntrip tìm hiểu về xu hướng chuyển đổi số năm 2022 ở Việt Nam như thế nào nhé!
Chuyển đổi số là gì ?
Chuyển đổi số đang từng bước thay đổi thế giới kinh doanh. Với mỗi doanh nghiệp, quá trình chuyển đổi số sẽ có lộ trình khác nhau. Nhưng về cơ bản, chuyển đổi số là quá trình áp dụng công nghệ mới như điện toán đám mây (Cloud Computing), dữ liệu lớn (Big data), Internet vạn vật (IOT), … Từ đó tối ưu bộ máy quản lý, giảm tải chi phí và thời gian vận hành, đem lại lợi nhuận và những cơ hội phát triển mới. Nếu so với doanh nghiệp vận hành theo mô hình truyền thống, chuyển đổi số sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn 23%.
Thực trạng chuyển đổi số tại Việt Nam
Tại Việt Nam, xu hướng chuyển đổi số được đẩy mạnh trong Bộ máy nhà nước. Chính phủ và chính quyền các cấp đang nỗ lực xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số. Hơn 30 thành phố cũng định xây dựng Smart City với các nền tảng công nghệ mới. Bộ Công Thương thường xuyên tổ chức những hội nghị xúc tiến thương mại trực tuyến. Điều này góp phần giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thể tiếp cận đối tác, thị trường xuất khẩu có hiệu quả ngay tại “nhà.”
Trong các doanh nghiệp, quá trình chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ trong những ngành như tài chính, giao thông, du lịch. Với các doanh nghiệp có quy mô lớn, chuyển đổi số được thực hiện sâu rộng bằng cách áp dụng hoặc nghiên cứu các ứng dụng công nghệ vào đồng bộ – quản lý dữ liệu, quy trình làm việc, … Tuy nhiên, tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ, quá trình chuyển đổi số vẫn chưa được nhận thức đúng về vai trò và mục tiêu.
>>> Xem thêm: Quy trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp
Theo VCCI, doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm khoảng 97% tổng số doanh nghiệp của Việt Nam. Thế nhưng, trình độ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo còn thấp. Có 80% đến 90% máy móc là nhập khẩu, gần 80% là những công nghệ cũ từ thập niên 1980-1990. Dù vậy theo báo cáo Cisco hồi tháng 4, các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đang bước đầu đầu tư vào công nghệ đám mây (18%), an ninh mạng (12,7%), nâng cấp phần mềm, phần cứng để chuyển đổi số (10,7%).
Xu hướng chuyển đổi số năm 2022 tại Việt Nam
Chuyển đổi số hiện nay đã trở thành tâm điểm trong đầu tư của nhiều doanh nghiệp. Trong đó có một vài xu hướng chuyển đổi nổi bật sau:
Điện toán đám mây – xu hướng chủ đạo trong năm 2022
Điện toán đám mây có tính năng bảo trì, lưu trữ, quản lý, xử lý, phân tích và bảo mật dữ liệu bằng cách khai thác các máy chủ dựa trên Internet.
Nhờ công nghệ này mà các doanh nghiệp có thể dễ dàng:
– Kiểm tra và phát triển website, ứng dụng
– Phân tích, vận hành Big Data
– Lưu trữ dữ liệu website thông qua Cloud Server
– Chia sẻ dữ liệu thông qua các nền tảng: Google Drive, Dropbox, Shutterstock…
– Hợp lý hóa quy trình, tối ưu hóa chi phí và nâng cao trải nghiệm cho khách hàng.
Trong mùa dịch, khi mọi việc phải làm việc từ xa, trực tuyến thì đây là công nghệ giúp các doanh nghiệp thích ứng, vận hành một cách trơn tru.
Xu hướng chuyển đổi số IoT
Trong thời đại ngày nay, cụm từ “IoT” (Internet vạn vật) không còn là một khái niệm xa lạ. Nó đề cập đến một mạng lưới các đối tượng vật lý được tích hợp với cảm biến, phần mềm và các công nghệ khác nhằm kết nối và trao đổi dữ liệu với các thiết bị và hệ thống qua internet.
Vntrip TMS – Ứng dụng quản lý công tác cho doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam
Do có nhiều lợi ích, IoT được nhiều doanh nghiệp Việt Nam sử dụng trong chuyển đổi số:
– Cung cấp khả năng hiển thị chi tiết, minh bạch về hàng hóa và hoạt động của công ty.
– Quản lý chặt chẽ hơn quá trình vận hành của doanh nghiệp.
– Vận hành hiệu quả, tăng tính linh hoạt và phục vụ khách hàng tốt hơn.
Ứng dụng Robot vào lĩnh vực sản xuất
Robotics cũng là một trong những công nghệ chuyển đổi số lớn vào năm 2021. Theo khảo sát, có 1/4 doanh nghiệp sử dụng robot thông minh trong hoạt động của họ. Tỷ lệ này ước tính sẽ tăng lên 1/3 trong hai năm tới.
Việc sử dụng robot đã được nhiều doanh nghiệp Việt Nam ứng dụng trong các lĩnh vực như logistic, kỹ thuật, y học,… Chuyển đổi số bằng robot sẽ cơ bản giúp các doanh nghiệp giảm chi phí, cải thiện chất lượng môi trường lao động. Đảm bảo tính đồng nhất và chất lượng sản phẩm. Giảm thiểu tối đa những sai sót trong quá trình sản xuất. Từ đó giúp doanh nghiệp có thể tăng tính linh hoạt và nâng cao uy tín thương hiệu trên thị trường.
Công nghệ Thực tế ảo VR
Công nghệ VR tạo ra một thế giới ảo do máy tính tạo ra. Công nghệ này giúp người dùng bước vào môi trường ảo, trở thành một phần trong đó. Nó đưa tới người sử dụng trải nghiệm hình ảnh ảo với khả năng tương tác qua những giác quan khác như thính giác, khứu giác và xúc giác.
Công nghệ này hiện nay đã được các doanh nghiệp Việt Nam ứng dụng trong ngành y học, du lịch, bất động sản, kỹ thuật,…
Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu của thời đại 4.0 và là giải pháp, cơ hội phát triển doanh nghiệp. Đừng để doanh nghiệp của bạn bị loại khỏi cuộc đua này nhé!
0 bình luận