Cách nộp tiền bảo hiểm xã hội cho doanh nghiệp hiện hành
Nội dung chính
Nước ta đang bước vào giai đoạn chuyển đổi số hóa các thủ tục hành chính công, trong đó có cách nộp tiền bảo hiểm xã hội cho doanh nghiệp. Hiện nay, doanh nghiệp có thể thanh toán tiền bảo hiểm xã hội bằng những cách thức nào và cách làm ra sao? Cùng Vntrip tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
1. Bảo hiểm xã hội cho doanh nghiệp
Bảo hiểm xã hội cho doanh nghiệp hay bảo hiểm xã hội nói chung theo quy định của pháp luật là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp cho một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập như ốm đau, thai sản, thất nghiệp, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội để góp phần đảm bảo an toàn đời sống của người lao động và gia đình của họ, đồng thời cũng góp phần đảm bảo an toàn xã hội.
2. Các cách nộp tiền bảo hiểm xã hội cho doanh nghiệp
Hiện nay có 2 cách nôp tiền bảo hiểm xã hội cho doanh nghiệp:
Cách 1: Nộp tiền mặt trực tiếp tại ngân hàng hoặc kho bạc nhà nước.
Cách thức này chắc hẳn đã quá quen thuộc với các doanh nghiệp từ trước đến nay. Nó có một hạn chế lớn đó là mất thời gian đi lại.
Cách 2: Nộp tiền bảo hiểm xã hội cho doanh nghiệp thông quan internet banking
Để khắc phục nhược điểm của cách 1 cũng như nâng cao chất lượng phục vụ, bắt kịp sự phát triển của thời đại số, các doanh nghiệp có thể nộp tiền bảo hiểm xã hội online bằng internet banking.
3. Hướng dẫn cách nộp tiền bảo hiểm xã hội cho doanh nghiệp online bằng internet banking
Nộp tiền bảo hiểm xã hội cho doanh nghiệp qua internet banking
Theo quy định pháp luật: “Cá nhân, doanh nghiệp nộp tiền bảo hiểm xã hội qua internet banking bằng hình thức chuyển khoản vào Kho bạc Nhà nước hoặc tài khoản ngân hàng của cơ quan bảo hiểm có tài khoản chuyên thu BHXH”
Với cách thức này, doanh nghiệp không cần phải mất thời gian di chuyển, làm các thủ tục nộp tiền cho cơ quan bảo hiểm mà chỉ cần gửi mẫu đơn trực tuyến là cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ giải quyết việc nộp tiền. Hiện nay, cơ quan bảo hiểm xã hội có các tài khoản ngân hàng chuyên thu BHXH: Vietcombank, BIDV, MHB, Vietinbank, Nông nghiệp…
Khi chuyển tiền BHXH bạn cần điền rõ ràng mã đơn vị chuyển tiền, và ghi rõ tên cơ quan BHXH, số tài khoản và chi nhánh ngân hàng. Cách thức thực hiện tương đối đơn giản, nhanh gọn. Nếu có các thắc mắc về chuyển tiền BHXH cho doanh nghiệp online, các bạn có thể liên hệ ngân hàng mà mình mở tài khoản để được hỗ trợ.
4. Tra cứu kết quả nộp tiền BHXH cho doanh nghiệp
Để tra cứu kết quả nộp tiền bảo hiểm xã hội cho doanh nghiệp, các bạn có thể thực hiện theo một trong các cách sau:
- Tra cứu trên Cổng thông tin điện tử BHXH
Tra cứu kết quả tham gia BHXH
Bước 1: Truy cập cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam.
Bước 2: Chọn “Tra cứu trực tuyến”
Bước 3: Trên menu “Tra cứu trực tuyến” nhấn chọn vào mục tra cứu thông tin BHXH tương ứng mà mình cần tra cứu
Tại đây có các mục:
+ Tra cứu mã số BHXH
+ Công khai thông tin hưởng hỗ trợ theo Nghị quyết số 116/NQ-CP
+ Tra cứu cơ quan bảo hiểm
+ Tra cứu quá trình tham gia BHXH/ tra cứu thời gian đóng bảo hiểm xã hội
+ Tra cứu đơn vị tham gia BHXH
+ Tra cứu điểm thu, đại lý thu
+ Tra cứu CSKCB cấp giấy nghỉ việc hưởng BHXH
+ Tra cứu bảo hiểm thất nghiệp.
Bước 4: Nhập các dữ liệu cần thiết theo điều hướng từ hệ thống
Bước 5: Nhận kết quả tra cứu.
- Tra cứu qua zalo
Zalo có tính năng Official account (OA) cho phép người dùng theo dõi các chủ đề mà bạn quan tâm. Để thực hiện việc tra cứu bạn nhập tên cơ quan BHXH nơi mình đóng (không phải trang OA của BHXH nào cũng sẽ có tính năng này). Sau đó bạn thực hiện các bước sau:
Bước 1: Đăng nhập ứng dụng Zalo trên điện thoại hoặc PC.
Bước 2: Tại phần “tìm kiếm” bạn gõ tên cơ quan BHXH (ví dụ “Bảo hiểm xã hội TP Hà Nội”) rồi chọn OA của cơ quan đó. Lưu ý để ý phần tích v nhé. Những cơ quan này sẽ có dấu tích v màu vàng.
Bước 3: Chọn ” dịch vụ” ⇒ “tiện ích” ⇒ Chọn năng tra cứu thông tin bảo hiểm xã hội tương ứng.
- Tra cứu qua VssID
Bước 1: Đăng nhập ứng dụng VssID
Bước 2: Tại giao diện “Quản lý cá nhân”, chọn “Quá trình tham gia” hoặc “Thông tin hưởng”
Bước 3: Tại giao diện “Tra cứu”, chọn tra cứu các thông tin BHXH khác như: tra cứu mã số BHXH; tra cứu cơ quan bảo hiểm; tra cứu CSKCB cấp giấy nghỉ việc hưởng BHXH; tra cứu đơn vị tham gia BHXH; tra cứu điểm thu, đại lý thu.
Bước 4: Nhập dữ liệu tra cứu tương ứng ⇒ nhấn tra cứu
Bước 5: Nhận kết quả
5. Thời hạn nộp tiền bảo hiểm xã hội cho doanh nghiệp
Các doanh nghiệp cần chú ý thời hạn nộp tiền BHXH để không bị phạt hành chính.
Có các loại thời hạn nộp tiền BHXH cho doanh nghiệp như sau:
- Đóng tiền BHXH theo quý hoặc 6 tháng một lần
Thời hạn đóng BHXH hàng quý hoặc 6 tháng một lần được áp dụng dựa trên cơ sở đăng ký hình thức đóng với cơ quan bảo hiểm khi:
+ Đơn vị đóng là doanh nghiệp thuộc ngành nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp và trả tiền lương cho người lao động theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh.
=> Hạn chậm nhất để đóng đầy đủ tiền BHXH là ngày cuối cùng của kỳ đóng
+ Hộ kinh doanh là cá thể, tổ hợp tác, cá nhân có thuê lao động làm việc và trả công, sử dụng dưới 10 lao động.
=> Hạn chậm nhất là ngày cuối cùng của kỳ.
- Đóng BHXH hàng tháng
Với những doanh nghiệp còn lại, không thuộc 2 trường hợp trên thì hạn chậm nhất là đến ngày cuối cùng của tháng.
Trên đây, Vntrip đã hướng dẫn bạn đọc cách nộp tiền bảo hiểm xã hội cho doanh nghiệp theo các cách thức hiện hành.
0 bình luận