Thực trạng chuyển đổi số ở Việt Nam hiện nay
Thực trạng chuyển đổi số ở Việt Nam hiện nay đang diễn ra như thế nào? Chuyển đổi số (CĐS) là quá trình chuyển đổi cách thức vận hành, phương thức hoạt động, quản lý của nhiều ngành nghề, lĩnh vực trong đời sống.
Nội dung chính
Chính vì vậy mà vấn đề này cần kha khá thời gian để thực hiện một cách toàn diện, triệt để. Hiện nay nước ta đang trong giai đoạn nào của CĐS? Cùng Vntrip tìm hiểu trong bài viết này nhé.
1. Thực trạng chuyển đổi số ở Việt Nam hiện nay
Chuyển đổi số là một vấn đề cấp thiết, quan trọng được chính phủ, nhà nước quan tâm, chỉ đạo các tỉnh thành thực hiện đồng bộ. Quá trình này sẽ bao trùm lên mọi lĩnh vực trong đời sống, từ kinh doanh đến các vấn đề dân sinh như giáo dục, y tế,…
Thực trạng chuyển đổi số ở Việt Nam trong mối quan hệ với khu vực
Quá trình CĐS của Việt Nam khi đặt trong bức tranh tổng thể của khu vực
Theo nghiên cứu của Microsoft thực hiện tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trước và sau khi đại dịch COVID-19 bùng phát, đa số các nhà lãnh đạo, doanh nghiệp đều đồng ý với ý kiến cho rằng việc đổi mới là quan trọng, cần thiết cho bức tranh phát triển chung,
Nhà nước ta đã đẩy mạnh quá trình CĐS. Cụ thể bộ Công thương đã thực hiện trong nhiều hội nghị xúc tiến thương mại trực tuyến. Từ đó các doanh nghiệp có thể dễ dàng hơn trong việc tiếp cận đối tác, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn chưa nhận thức đúng vai trò chuyển đổi số trong cuộc các mạng công nghiệp lần thứ tư. Cụ thể, theo VCCI, hiện doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam chiếm khoảng 97% tổng số doanh nghiệp, trình độ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo còn thấp, có 80% đến 90% máy móc sử dụng trong các doanh nghiệp Việt Nam là nhập khẩu, gần 80% là những công nghệ cũ từ thập niên 1980-1990.
Trong tháng 4, Cisco công bố báo cáo “Chỉ số phát triển kỹ thuật số của doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực châu Á – Thái Bình Dương”, thực hiện trên 1.340 doanh nghiệp tại khu vực nói chung và 50 doanh nghiệp Việt Nam nói riêng. Tại Việt Nam, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang đối mặt với những rào cản trong quá trình chuyển đổi kỹ thuật số như thiếu kỹ năng số và nhân lực (17%), thiếu nền tảng công nghệ thông tin đủ mạnh để cho phép chuyển đổi kỹ thuật số (16,7%), thiếu tư duy kỹ thuật số hoặc các thách thức về văn hóa kỹ thuật số trong doanh nghiệp (15,7%).
Dù vậy báo cáo cũng chỉ ra rằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đang bước đầu đầu tư vào công nghệ đám mây (18%), an ninh mạng (12,7%), nâng cấp phần mềm, phần cứng để chuyển đổi số (10,7%).
Do vậy, so sánh chung với sự đổi mới của toàn khu vực, Việt Nam vẫn là một trong những nước thuộc top sau, cần có nhiều nỗ lực hơn để theo kịp bước tiến của các quốc gia khác.
Thực trạng chuyển đổi số ở Việt Nam
Việt Nam và quá trình chuyển đổi số
Chuyển đổi số của nhà nước
Chính phủ số: Các cơ sở dữ liệu về quốc gia đã được tích hợp, mở rộng và kết nối với nhau gồm:
- Dữ liệu bảo hiểm xã hội
- Dữ liệu công dân: Gần 78 triệu thông tin
- Dữ liệu tìm vaccine Covid 19: 133 triệu mũi
- …
Kinh tế số: Theo ước tính của Bộ Thông tin và Truyền thông, trong Quý I/2022 đạt khoảng 53 tỷ USD. Số doanh nghiệp công nghệ số thành lập mới tăng 500 doanh nghiệp so với năm 2021.
Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 tiếp tục được triển khai tích cực, có hiệu quả
Chuyển đổi số của doanh nghiệp
Năm 2020: Theo Vinasa thì tại Việt Nam, hơn 92% doanh nghiệp Việt Nam đã nhận thức được vấn đề này, nhưng chỉ có 10% cho rằng CĐS có thể thành công. 92% doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa có hiểu biết về chuyển đổi số còn 72% thì chưa biết bắt đầu từ đâu.
Năm 2021: Đa phần doanh nghiệp đều ứng dụng các phần mềm, giải pháp hoạt động quản lý đa kênh, bán hàng online, quản trị kênh phân phối.
Hầu hết các doanh nghiệp mới chỉ thực hiện được việc số hóa số liệu và số hóa quy trình nhưng lại lầm tưởng rằng mình đã thành công thực hiện việc CĐS dù chưa thực hiện đến tận cùng của quá trình này là chuyển đổi mô hình kinh doanh.
2. Tại sao phải chuyển đổi số?
Con đường CĐS gian nan và vất vả nhưng sao nhà nước vẫn luôn chủ trương thực hiện CĐS? Câu trả lời chính là những lợi ích to lớn mà nó mang lại. Mặc dù cần nhiều thời gian, công sức, tiền bạc bỏ ra nhưng những gì thu lại được lại lớn và tầm vóc hơn nhiều. Chuyển đổi số không chỉ giúp tăng năng suất, giảm chi phí mà còn mở ra không gian phát triển mới, tạo ra các giá trị mới ngoài các giá trị truyền thống vốn có.
Và còn một lý do quan trọng nữa, CĐS chính là xu hướng phát triển chung của thế giới. Toàn cầu đang thực hiện việc thay đổi, Việt Nam không thể tách mình ra khỏi hướng đi chung của các quốc gia khác. Trong thời đại công nghệ phát triển, mọi điều đều thực hiện theo cách 4.0 thì cách thức vận hành cũng nên tiến bộ để theo kịp thời đại.
Trên đây, Vntrip đã cung cấp cho các bạn một số thực trạng về chuyển đổi số ở Việt Nam. Hi vọng rằng chúng ta sẽ có thể tiến xa hơn trên con đường đổi mới.
Xem thêm:
0 bình luận