Chùa Hoằng Pháp là một trong những ngôi chùa cổ ở thành phố Hồ Chí Minh đã tồn tại hơn nửa thế kỷ. Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử cho tới nay, chùa Hoằng Pháp nổi tiếng là địa điểm thu hút các tín đồ Phật giáo ở Sài Gòn và các vùng lân cận đến tham quan và tham gia vào các khóa tu Phật thất. Vậy chùa Hoằng Pháp ở đâu, đi bằng phương tiện gì tới chùa là những câu hỏi được rất nhiều người quan tâm, nhất là các tín đồ Phật Giáo. Vậy thì hãy đọc bài viết sau đây để biết ngôi chùa này nằm ở đâu nhé.
Địa chỉ chùa Hoằng Pháp ở đâu?
Chùa tọa lạc trên khu đất có diện tích lên tới 6 hécta, tại Thành Ông Năm, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh. Ngôi chùa không chỉ đẹp về cảnh quan mà còn đẹp về đạo hạnh của vị Tổ khai sơn.
Nằm cách trung tâm Quận 1 không xa về phía Tây Bắc, men theo cung đường Nguyễn Văn Trỗi, Cộng Hòa, Trường Trinh rồi dọc quốc lộ 22 là có thể tới ngôi chùa, nằm gọn phía bên tay phải đường đi. Du khách có thể tự túc đi của mình tới hoặc sử dụng các phương tiện công cộng để di chuyển tới. Và những tuyến xe buýt đi chùa Hoằng Pháp bao gồm tuyến 04, tuyến 13, tuyến 74, tuyến 94.
Điện thoại: 08 3713 0002.
Website: www.chuahoangphap.com.vn
Chùa Hoằng Pháp – Nơi chuyên tu niệm Phật
Chùa Hoằng Pháp thuộc hệ phái Bắc tông và do cố Hòa thượng Ngộ Chân Tử sáng lập vào năm 1957 trên một cánh rừng chồi. Vào năm 1965, nhờ sự đức độ của trụ trì mà tất cả những người không có nhà của chiến tranh tàn phá đã được đưa về chùa sinh sống và nuôi dưỡng.
Nhờ có bề dày lịch sử mà cho đến nay, chùa Hoằng Pháp hiện tại được xem là trung tâm tu học Phật Pháp và trung tâm văn hóa Phật giáo lớn nhất Việt Nam.
Không chỉ là nơi để các tín đồ Phật Giáo tới đây tu luyện mà còn một địa điểm du lịch nổi tiếng tại Sài Gòn. Ngôi chùa Hoằng Pháp đã trải qua rất nhiều giai đoạn tái thiết và nâng cấp. Dẫn tới hiện nay nơi đây có khuôn viên rộng lớn với nhiều cây cao bóng mát quanh năm.
Đứng từ ngoài nhìn vào cổng tam quan, du khách có thể nhìn thấy dòng chữ “Chùa Hoằng Pháp” được đề trên cổng chính, còn hai cổng phụ thì được đề hai chữ Từ bi và Trí tuệ. Luôn hướng con người ta đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Cổng chùa Hoằng Pháp được xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống những pha vào đó một ít hiện đại. Các đường cong trên mái cổng chùa được cách điệu hơn với những nét góc cạnh chứ không uốn lượn mềm mại như kiểu cổng chùa truyền thống.
Khi bước qua cổng tiến vào khuôn viên bên trong của ngôi chùa thì du khách sẽ thấy ngay nhiều chậu cây cảnh tươi xanh với các tạo hình vô cùng ấn tượng, cuốn hút. Đi sâu vào trong, nếu bạn để ý thì đa số các bức tự, câu đối, hay hoành phi ở đây đều được viết bằng tiếng Việt. Hoàn toàn không giống như nhiều ngôi chùa truyền thống ở miền Bắc.
Hoằng Pháp là ngôi chùa đầu tiên trong cả nước tổ chức khóa tu Phật thất kéo dài tới 7 ngày. Trải qua 77 khóa với số lượng người tham gia lên tới gần 3000 người. Mục đích của khóa tu Phật thất này sẽ giúp cho những phật tử tại gia có điều kiện thuận lợi cắt bớt trần duyên, nhất tâm niệm Phật, trau giồi giới đức, tu tập hầu thúc liễm thân tâm, chứng nghiệm sự an lạc trong giáo pháp của Phật.
Hiện tại ngôi chùa đã trải qua hai đời Trụ trì đó là:
– 1957 – 1988 do cố Hòa Thượng Ngộ Chân Tử trụ trì và viên tịch năm 1988.
– 1988 đến nay: Thượng tọa Thích Chân Tính.
Hàng năm cứ vào ngày 16/10 âm lịch thì chùa lại tổ chức ngày húy kỵ cố Hòa Thượng Ngộ Chân Tử rất trọng thể.
Tin liên quan:
0 bình luận