Vén màn bí ẩn ngôi chùa Địa Ngục Tam Đảo – Vntrip.vn
Nội dung chính
Khu du lịch Tam Đảo là địa điểm nổi tiếng để nghỉ ngơi vào mỗi dịp cuối tuần. Nhưng ở giũa núi rừng nguyên sơ này chẳng có mấy người biết đến cảnh quan chùa địa ngục Tam Đảo, bởi nghe tên thôi cũng đủ tạo cảm giác ngần ngại, e dè. Điều gì khiến cho nơi này mang một cái tên đang sợ như thế, liệu “địa ngục” có thật hay chỉ là sự hư cấu con người?
Xem thêm : Kinh nghiệm phượt Tam Đảo bằng xe máy an toàn từ A đến Z
Lịch sử chùa địa ngục Tam Đảo
Trong sách Kiến văn Tiểu lục, nhà sử học Lê Quý Đôn có nhắc đến Địa Ngục tự: “Chùa vuông vắn, phỏng hơn một trượng, tường nhà toàn bằng đá, cánh cửa hai bên khóa chặt lại bằng khóa sắt bên trên có viên đá khắc chữ triện là: “Địa ngục tự” (chùa địa ngục) không biết xây dựng từ thời nào?”. Cùng với các danh thắng khác như suối Bạc, khe Giải Oan, chùa Tây Thiên, chùa Đổng Cổ, … hợp thành vùng đất linh thiêng núi Tam Đảo
Địa Ngục tự không giống bất kì một ngôi chùa nào trên mảnh đất Việt Nam. Hiện hữu tại nơi này là một nét đơn sơ, hoang dại và trầm lặng gợi tạo cảm giác về một ngôi chùa bị lãng quên
Suốt nhiều năm trời, ngôi chùa ẩn sâu trông khu rừng hoang sơ Tam Đảo lặng lẽ, không có trụ trì, không có ai viếng thăm. Đến năm 2008, một nhóm nhỏ phật tử do sư thầy Thích Thanh Toàn dẫn đầu cùng một số người thợ rừng Tam Đảo, lên kế hoạch tìm kiếm ngôi chùa bí ẩn này. Qua nhiều chuyến đi, đoàn người vẫn không thể thấy bất kì dấu hiệu nào của ngôi chùa. Mãi tới lần thứ 7, đoàn người mới tìm thấy dấu tích của chùa.
Kiến trúc chùa Địa Ngục
Theo sử sách ghi chép chùa Địa Ngục Tam Đảo được xây dựng gồm 7 toà tháp nhỏ bằng đá, tuy nhiên sau khi đưoc phát hiện vào năm 2009, ngôi chùa hiện chỉ còn lại 4 tòa tháp đá. Hiện chùa đang được chăm nom bởi một sư thầy và các sư tiểu muốn tu hành nơi cùng cốc.
Chùa có một chiếc chuông đồng lớn nặng khoảng 2 tấn, mỗi ngày được đánh 2 lần khi cầu kinh. Bên cạnh đó, xung quanh chùa là có rất nhiều cây cổ thụ lớn, trầm hương, mộc quế… xen lẫn đó là hệ thực vật nhiệt đới gió mùa, quanh năm hoa nở, bạn có thể cảm nhận được bình an mỗi khi đến chùa
Quanh chùa hay có những bùa yểm bằng vải vàng, viết kinh phật và một vùng cấm địa của sư trụ trì. Nghe đâu nơi xây chùa có vị trí quan trọng, trấn áp yêu ma, bảo vệ nơi rừng thiêng Tam Đảo.
Con đường đến chùa địa ngục Tam Đảo
Nếu bạn là người thích phượt hay đơn giản muốn thỏa mãn trí tò mò và óc khám phá của bản thân, chắc chắn chùa địa ngục Tam Đảo là một điểm đến rất lý tưởng.
Bạn phải vượt qua khoảng 12 km đường rừng, đi trên những đoạn nhỏ hẹp, hun hút mới tới đích. Xuyên suốt chuyến đi là các thân cây lớn, dây leo chằng chịt hay bụi rậm ẩm thấp. Chỉ cần đi ra khỏi đoạn này, bạn sẽ gặp quang cảnh hết sức đẹp, rừng trúc xanh bát ngát tưởng chừng như chỉ có ở trong phim kiếm hiệp
Vì chuyến đi trong rừng sẽ rất mệt thế nên bạn hãy đảm bảo đủ thể lực thất tốt khi đến nơi đây. Chùa địa ngục không phải chỉ có cái tên ghê rợn mà không khí xung quanh cũng kỳ lạ. Có lẽ do được bao bọc bởi rừng cây, đường đến lại khó, ít khách vãng lai nên nơi này lặng lẽ và thâm trầm đến vậy.
Chùa địa ngục ở Tam Đảo sau khi được phục dựng và sửa sang đang dần trở thành một nơi tham quan, du lịch lý tưởng dành cho các bạn muốn khám phá. Ngôi chùa này không đáng sợ như cái tên của nó mà chỉ vì nó ở địa thế quá hoang sơ nên ít người biết đến. Tuy nhiên, trên các blog về du lịch không khó để tìm thấy các bài chia sẻ về kinh nghiệm khám phá nơi này.
0 bình luận