- Tin tức > Du lịch > Miền Nam > Lâm Đồng > Du lịch Đà Lạt >
Chuyến tàu đi tìm một địa điểm du lịch Đà Lạt xưa cũ
Đà Lạt – trong con mắt mỗi người đã từng bỡ ngỡ đặt chân đến đây rồi quyến luyến rời đi là một mảnh đất của vạn vật giao hòa, của thiên nhiên ưu ái, của nhịp sống trẻ tràn trề, ấy vậy mà có ai biết rằng, đằng sau sự sôi động, náo nhiệt của một thành phố du lịch ấy lại ẩn chứa những điều thật bình dị, mộc mạc mà cổ kính, thuần khiết. Trên con tàu đi tìm lại một miền đất xưa cũ ấy, có ai lại một lần chợt bâng khuâng, xao xuyến.
Nỗi hoài cổ trên cảnh vật chốn Đà Lạt (Ảnh sưu tầm) |
Trạm dừng của lịch sử
Hành trình trở về quá khứ đưa bạn đến thời điểm Đà Lạt của lịch sử, của hơn 100 năm về trước, khi tất cả còn là sơ khai đến hoang dại, chỉ có núi rừng, có đất trời, có cỏ cây làm bạn cùng muông thú trên mảnh đất này. Khoảng trước những năm 1893, cao nguyên Lang Biang là địa bàn cư trú của tộc người Thượng – bộ tộc ít người thuở hồng hoang của lịch sử nhân loại.
Chính tại thời điểm ấy, một người Việt có tên gọi Nguyễn Thông đã nuôi ý định lên đường đi khám phá các “ngõ ngách” của dải đất Việt, tuy nhiên cho đến cuối đời, ông vẫn không thể thực hiện được điều đó. Vậy là địa điểm du lịch Đà Lạt lại một lần nữa nằm yên ắng, bình lặng, dường như chưa có một dấu tích của sự khai phá.
Địa điểm du lịch Đà Lạt của lịch sử thăng trầm (Ảnh sưu tầm) |
Trải qua những trầm của lịch sử, mảnh đất Đà Lạt đã đón hai nhà thám hiểm đầu tiên là bác sĩ hải quân Paul Neis và trung úy A. Septans, họ là những người mở đường đầu tiên, cắm dấu mốc quan trọng cho các nhà thám hiểm sau này đặt chân lên cao nguyên Lang Biang và tiếp tục công cuộc khai phá còn đang dang dở.
Nhưng có lẽ, Đà Lạt chỉ thực sự thay da đổi thịt khi bác sĩ Yersin đặt chân đến cao nguyên này. Tháng 1 năm 1893, bác sĩ đã được toàn quyền Pháp giao nhiệm vụ tiến hành khảo sát một tuyến đường bộ từ Sài Gòn tới khu vực người Thượng sinh sống, đến tháng 6 thì ông phát hiện ra cao nguyên Lang Biang.
Vốn là con người học thức, có tầm nhìn xa trông rộng, có khả năng cảm nhận thiên nhiên, khí hậu, Yersin đã khẳng định với toàn quyền Paul Doumer rằng: cao nguyên Lang Biang chính là mảnh đất có khí hậu ôn hòa, có thổ nhưỡng phát triển để xây dựng một trạm nghỉ dưỡng. Ngay sau đó, một trạm điều dưỡng đã được xây dựng tại đây, mở ra thời kì đổi mới cho mảnh đất này và cũng là tiền thân của địa điêm tham quan Đà Lạt bậc nhất ở Việt Nam ngày nay.
Thành phố vẫn hiên ngang đầy quyến rũ (Ảnh sưu tầm) |
Ấy là điểm dừng đầu tiên trong chuyến hành trình đi tìm lại những điều xưa cũ tưởng chừng đã mai một qua thời gian. Bằng tất cả sự ưu ái của tự nhiên, sự nâng đỡ của các thế hệ con người nơi đây mà Đà Lạt từng bước phát triển vượt bậc, từ thị xã Đà Lạt thuộc tỉnh lị tỉnh Lâm Viên, đến việc sở hữu hai tuyến đường huyết mạch liên thông với Sài Gòn và Phan Thiết, cuối cùng trở thành thành phố du lịch của dải đất Việt ngày nay. Đó chính là lịch sử vẻ vang của dân tộc ta, trải qua bao biến cố, bao khốc liệt của lịch sử đấu tranh dựng nước, bảo vệ mảnh đất này.
Chuyến tàu đưa ta về với quá khứ có thực một thời như gợi nhắc biết bao điều trân quý, như nhắn nhủ về lòng biết ơn, niềm tự hào về những gì tươi đẹp của ngày hôm nay.
Nhà ga của nét hoài cổ
Bạn có thắc mắc, trạm dừng tiếp theo là gì không? Hãy khám phá tiếp như việc bạn chuẩn bị đón nhận một trang sách mới.
Nếu có ai nói rằng: địa điểm du lịch Đà Lạt sôi động đến thế, náo nhiệt đến thế, hẳn sẽ có một vẻ đẹp thật cá tính, riêng biệt mà khuấy động lòng người, thì ắt hẳn là chưa đúng, chưa đủ, chưa có cái nhìn toàn diện về phố núi.
Sương khói bảng lảng vương vấn buồn (Ảnh sưu tàm) |
Cao nguyên Lang Biang hùng vĩ là thế, bạt ngàn rừng thông, ào ạt thác đổ là thế nhưng thực sự lại rất cổ kính, khiêm nhường trong những mảnh ghép kiến trúc cổ điển, phảng phất nỗi u hoài, lắng đọng.
Đó là nhà ga Đà Lạt cổ kính, pha trộn một cách hài hoà, khéo léo giữa kiến trúc Pháp cổ và kiến trúc nhà rông không thể lẫn đi đâu được của đất rừng Tây Nguyên, dường như trở thành một chứng nhân lịch sử, đã chứng kiến biết bao thời khắc thăng trầm của thành phố mù sương này, để giờ đây vẫn vững chãi, kiên cường, vẫn là nơi tìm về của những mảnh tâm hồn hoài cổ. Đó là trường Cao đẳng sư phạm Đà Lạt yên bình, cổ kính mà lại trường tồn cùng thời gian, là những kiến trúc nhà thờ cổ, đã sống cùng lịch sử,…
Nhà ga hoài cổ (Ảnh sưu tầm) |
Dù cho có là thành phố du lịch nhất nhì Viêt Nam, Đà Lạt dường như vẫn phảng phất một nét buồn khó gọi thành tên, một nỗi xao xuyến khi bất chợt bắt gặp một cơn mưa rào, vội vã thôi nhưng đủ làm ướt cảnh vật, ướt lòng người đang dạo phố, là nỗi khắc khoải khi chứng kiến những màu hoa đua sắc tỏa hương giữa nền trời trong vắt, là nỗi lưu luyến, bâng khuâng của những kẻ sắp rời xa,…tất cả tạo nên một bản nhạc chậm buồn.
Còn gì buồn hơn khi ngồi bên một tách café vào lúc hoàng hôn đang buông xuống, đưa mắt ngắm nhìn màn sương bảng lảng trong tiếng gió thầm thì những lời đồng vọng, quả thực hoài cổ đến nao lòng. Nỗi buồn tất yếu bao phủ cảnh vật.
Bến đợi của huyền thoại ảo ảnh
Không biết tự lúc nào, người ta nhắc đến địa điểm du lịch Đà Lạt là nhắc đến huyền thoại, đến những câu chuyện đã âm vang vào núi rừng, đã ngấm vào máu những con người sinh ra và lớn lên trên mảnh đất này.
Địa điểm du lịch Đà Lạt – cuốn sách khổng lồ (Ảnh sưu tầm) |
Kì lạ thay, mỗi một địa danh, mỗi một cảnh đẹp Đà Lạt đều chứa đựng trong mình những câu chuyện như một cách lý giải cho sự ra đời của chúng, đó là huyền thoại về tình yêu thủy chung, về sự biết ơn, về niềm tự hào như khéo léo răn đời, dạy người.
Có ai từng đến Đà Lạt mà không được một lần lắng nghe huyền thoại thác Dambri là giọt nước mắt thương nhớ cuồn cuộn chảy của nàng H’Bri tiếc thương chàng K’Dam, nhiều năm sau đó, tại nơi nàng ngồi, người ta chỉ còn nhìn thấy dòng thác này. Ai không từng biết đến sắc hoa dã quỳ rực rỡ báo hiệu những ngày thu sắp qua đi ấy lại chính là minh chứng của tình yêu thủy chung của nàng H’Limh và chàng K’Lang và có ai không từng da diết nhớ tới công ơn của tộc trưởng K’Mly – với tài năng, trí tuệ và kinh nghiệm của mình đã dẫn dắt bộ lạc đi đến những ngày tươi sáng, với cuộc sống ấm no, hạnh phúc hơn.
Và còn biết bao nhiêu địa danh, bao nhiêu câu chuyện đã khiến du khách “ngả nghiêng”.
Huyền thoại đã làm nên Đà Lạt của ngày hôm nay, mảnh đất ấy tựa như một cuốn sách quý giá của nhân loại, ghi lại từng chặng đường lịch sử, đánh dấu từng trang vàng nhật ký dân tộc và hơn hết đã phủ lên cảnh vật một không gian huyền ảo đến mê đắm lòng người.
Có ai mà không bâng khuâng xao xuyến (Ảnh sưu tầm) |
Hành trình ấy đã khép lại, như cuốn sách đã lật giở tới trang cuối cùng, dù tất cả chỉ còn lại của một Đà Lạt xưa cũ nhưng lại đủ sức tôn tạo nên thành phố du lịch sầm uất hôm nay, phải chăng đã để lại một chút luyến lưu trong bạn?
Chuyến tàu đi tìm một Đà Lạt xưa cũ là hành trình đưa du khách trở về với Đà Lạt thuở sơ khai, không ồn ào, không rực rỡ sắc màu, không xô bồ, tấp nập mà tất cả chỉ nhẹ nhàng, chậm rãi, lững lờ chảy trôi cùng thời gian. Địa điểm du lịch Đà Lạt xưa cũ là cao nguyên của một miền kí ức lịch sử, phảng phất trong điệu u hoài và âm vang trong những huyền thoại ngàn đời, tất cả tưởng cũ mà lại rất mới, tưởng đã quá nhàm mà lại thực sự thu hút du khách. Tìm về địa điểm du lịch Đà Lạt xưa cũ ấy là một lần tâm hồn tìm được sự bình yên, thanh thản.
0 bình luận