- Tin tức > Du lịch > Du lịch Nước Ngoài > Thái Lan >
Chùa Phật Ngọc (Wat Phra Kaew) ngôi chùa linh thiêng “bậc nhất” tại Thái Lan
Nội dung chính
Thái Lan là một đất nước nổi tiếng với hơn 90% dân số theo đạo Phật, vậy nên sẽ chẳng có gì khác thường nếu bạn bắt gặp một vài ngôi chùa lớn ở đây. Chùa Phật Ngọc (theo tiếng Thái là Wat Phra Kaew) hay còn gọi là chùa Hoàng Gia, ngôi chùa có tầm quan trọng bậc nhất toàn bộ chùa ở Thái Lan và là địa điểm mà bất cứ ai khi đến Bangkok đều muốn ghé thăm. Hãy đến Thái Lan để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của ngôi chùa linh thiêng này nhé.
Xem thêm: Du lịch Bangkok – 16 địa điểm Thái Lan đẹp và nổi tiếng nhất
Vị trí
Wat Phra Kaew, ngôi chùa được tọa lạc ngay trung tâm thủ đô Bangkok trong khuôn viên của Cung điện Hoàng gia. Nơi này được các bức tường dài hơn 1 dặm bao quanh như muốn bảo vệ sự linh thiêng của nó, bởi người Thái xưa e rằng những pho tượng quý báu trong chùa nếu bị đánh mất thì triều đại của họ sẽ diệt vong. Tuy trong khuôn viên của cung điện có khá nhiều những ngôi chùa lớn nhỏ nhưng Wat Phra Kaew vẫn là ngôi chùa được tôn thờ nhất bởi nó cất giữ pho tượng Phật ngọc lục bảo quý giá, có ý nghĩa to lớn với toàn thể người dân Thái Lan.
Lịch sử
Việc xây dựng ngôi chùa này bắt đầu khi nhà vua Yodfa Chulaloke (Rama I) dời đô từ Thonburi đến thủ đô Bangkok vào năm 1785, tính đến nay ngôi chùa đã có lịch sử trên trên 230 năm tồn tại song hành cùng với sự phát triển của Thái Lan. Cũng vào thời gian này, nhà vua Rama I đã chuyển pho tượng phật quý giá (tượng Phật Ngọc Lục Bảo) từ Wat Arun bên kia bờ sông vào trong chùa và từ đó đến nay nó đã trở thành biểu tượng hữu hình của dân tộc .
Có gì đặc sắc tại Wat Phra Kaew
Không giống với những ngôi chùa khác, nơi có các vị sư tăng chủ trì, chùa Phật Ngọc là nơi duy nhất không có khu tăng xá (nơi dành cho các chư tăng) mà chỉ có các pho tượng quý, các tòa nhà hay tòa tháp được trang trí công phu. Thời xưa, nơi đây chỉ dành cho các nhà vua đến ở, bất kì ai cũng không được phép bước vào khuôn viên nhà chùa.
Có lẽ nhắc đến Wat Phra Kaew, điều đầu tiên mà người Thái nghĩ đến chính là pho tượng bằng đá ngồi thiền trên tòa sen bằng vàng hay còn gọi là tượng Phật Ngọc. Phải là người tận mắt chứng kiến cách bố trí pho tượng này trong chùa, bạn mới có thể hiểu được người dân Thái Lan sùng bái nó như thế nào. Họ luôn tin rằng, tượng Phật sẽ mang đến những những điều tốt lành và sự thịnh vượng cho đất nước.
Ngay phía dưới bức tượng Phật là viên ngọc lục bảo được đặt trên án thờ bằng vàng cao 11m, xung quanh là những quả bóng thủy tinh tượng trưng cho nhật nguyệt. Có thể nói rằng, dù đây chỉ là một biểu tượng rất nhỏ thôi nhưng có vị trí thiêng liêng trong đời sống tôn giáo người Thái Lan, những người rất tôn sùng đạo Phật
Nếu như bạn đến chùa Phật Ngọc, hãy chú tâm đi dọc dãy hành lang để ngắm nhìn bích họa dài hơn 1km bao xung quanh chùa. Trên bích họa đó có 178 bức tranh đầy màu sắc thể hiện sự tinh xảo bậc thầy của thợ thủ công Thái Lan. Thế nhưng, mỗi bức họa lại mang ý nghĩa khác nhau, tóm tắt về cuộc đời của Đức Phật từ Đản sanh cho đến khi đạt Niết bàn.
Một điều đặc sắc tiếp theo mà khi khám phá chùa Phật Ngọc, bạn nên dừng lại và chiêm ngưỡng vẻ đẹp kì vĩ của lối kiến trúc mô hình Angkor Wat. Mô hình này được xây dựng từ thời Roma IV khi mà Campuchia vẫn còn chịu sự kiểm soát của Xiêm La và sau này đã được vua Roma V tái tạo lại bằng thạch cao để mừng lễ kỷ niệm đầu tiên của Royal City.
Ngoài ra, nằm rải rác xung quanh quần thể chùa Phật Ngọc là những tòa tháp lộng lẫy hay tượng voi, biểu trưng cho sự quyền lực và độc lập của Thái Lan. Người Thái xưa còn có phong tục rằng khi một đứa trẻ ra đời, cha mẹ sẽ bế đứa bé đi xung quanh bức tượng voi với kỳ vọng con mình sẽ khỏe mạnh và thành công trong tương lai.
Những tượng Phật bằng vàng lấp lánh, viên ngọc lục bảo thiêng, ngọn tháp cao vòi vọi, kiến trúc độc đáo hay dãy hành lang dài hun hút chắc chắn sẽ khiến bạn “mãn nhãn” với ngôi chùa này.
Một điều đáng chú ý mà VNTRP.VN muốn gửi tới các bạn khi đến chùa Phật Ngọc là để có một chuyến tham quan hãy đến thăm ngôi chùa này vào sáng sớm vì chùa sẽ đóng cửa vào đầu giờ chiều và ăn mặc trang nghiêm nhé.
Xem thêm bài viết:
0 bình luận