Đăng nhập

Quên mật khẩu

Đăng ký

Đăng ký mới tài khoản VNTRIP:

Quên mật khẩu

Nhập địa chỉ Email đã đăng ký tài khoản Vntrip, hệ thống sẽ gửi thông tin hướng dẫn bạn khôi phục lại mật khẩu.

Check-in cầu gỗ Ông Cọp Phú Yên – cây cầu gỗ dài nhất Việt Nam>

Check-in cầu gỗ Ông Cọp Phú Yên – cây cầu gỗ dài nhất Việt Nam

Phạm Oanh Phạm Oanh 30/06/2020
9.1K lượt xem

Phú Yên là thành phố biển cất giấu rất nhiều điều hay ho, đó là rừng, là biển, là đảo, cùng những câu chuyện văn hóa – lịch sử thú vị, khiến bao du khách nếu đã trót đặt chân đến đây sẽ dễ dàng thương nhớ và vấn vương.

Giữa vô vàn những điểm đến nổi tiếng của Phú Yên, bạn đã từng nghe đến cầu gỗ Ông Cọp – cây cầu gỗ dài nhất Việt Nam chưa? Nào, theo chân Vntrip cùng khám phá cây cầu đặc biệt này nhé!

1. Cầu gỗ Ông Cọp ở đâu?

Cầu gỗ Ông Cọp Phú Yên, hay còn gọi là cầu Miếu Ông Cọp, cầu Bình Thạnh, nối liền các thôn phía bắc xã An Ninh Tây (huyện Tuy An) với thị xã Sông Cầu. Cây cầu là lối đi tắt dẫn đến các thắng cảnh nổi tiếng ở Phú Yên như Gành Đá Đĩa, đầm Ô Loan, nhà thờ Mằng Lăng, đập Tam Giang…

Cầu gỗ Ông Cọp Phú Yên. Hình: Cao Kỳ Nhân

Cầu gỗ Ông Cọp Phú Yên. Hình: Cao Kỳ Nhân

Cây cầu gỗ dài nhất Việt Nam. Hình: Cao Kỳ Nhân

Cây cầu gỗ dài nhất Việt Nam. Hình: Cao Kỳ Nhân

Đường đi đến cầu gỗ Ông Cọp không quá phức tạp, từ quốc lộ 1A, bạn ra rẽ hướng biển khoảng hơn 100m sẽ gặp được cây cầu này.

2. Cầu gỗ Ông Cọp có gì đặc biệt?

Cầu gỗ Ông Cọp được xây dựng từ năm 1998, có chiều dài gần 800m, rộng khoảng 1,5-1,8 m, với tổng đầu tư lên đến 1 tỷ đồng, được xem là cây cầu gỗ dài nhất Việt Nam. Chính vì điều này, cầu gỗ Ông Cọp Phú Yên không chỉ là đường giao thông cho dân địa phương đi lại mà mỗi ngày còn thu hút hàng trăm du khách đến tham quan và chụp hình.

Cây cầu trở thành điểm check in của các bạn trẻ. Hình: @nguyenduc2507

Cây cầu trở thành điểm check in của các bạn trẻ. Hình: @nguyenduc2507

Thành cầu được làm bằng những thanh tre già. Hình: Sưu tầm

Thành cầu được làm bằng những thanh tre già. Hình: Sưu tầm

Cầu gỗ Ông Cọp chỉ thiết kế dành cho người đi bộ và xe máy sử dụng, với vật liệu chủ yếu bằng gỗ và tre, mặt và trụ cầu được làm hoàn toàn từ gỗ ván. Trong khi đó, thành cầu chỉ nối với nhau bằng những thanh tre già. Dưới chân cầu luôn có những đống gỗ phi lao chất sẵn, khi có tấm ván nào hỏng thì sẽ được sửa ngay lập tức.

Vật liệu chủ yếu bằng gỗ và tre. Hình: Sưu tầm

Vật liệu chủ yếu bằng gỗ và tre. Hình: Sưu tầm

Bảng giá thu phí qua cầu gỗ ông cọp

Trên đầu cầu phía phường Xuân Đài có một căn nhà gỗ nho nhỏ do một hộ gia đình quản lý để thu phí qua cầu. Mỗi lượt, người đi bộ trả 1.000 đồng, người đi xe hai bánh trả 3.000 đồng, chở thêm hàng hóa là 5.000 đồng, riêng học sinh thì được miễn phí nha.

Bản thu phí cầu gỗ Ông Cọp. Hình: dantri

Bản thu phí cầu gỗ Ông Cọp. Hình: dantri

Nếu thuộc team yêu thích khám phá và sống ảo thì cầu gỗ Ông Cọp nhất định sẽ khiến bạn hài lòng. Điều tạo nên vẻ đẹp nơi đây không chỉ là bởi vẻ đẹp mộc mạc, đơn sơ của cây cầu, mà còn bởi khung cảnh thiên nhiên xung quanh, với mặt nước mênh mông trong vắt và những rặng cây phi lao xanh rì. Ở đây có vô vàn góc chụp hình thuộc hàng “tuyệt phẩm”, tuy nhiên đẹp nhất vẫn là lúc hoàng hôn xuống. Khi ánh nắng chiếu lên những chân cầu trải dài trên mặt sông, khiến chiếc cầu gỗ càng trở nên ảo diệu.

Khung cảnh tuyệt đẹp của cầu gỗ Ông Cọp. Hình: Cao Kỳ Nhân

Khung cảnh tuyệt đẹp của cầu gỗ Ông Cọp. Hình: Cao Kỳ Nhân

Màu xanh tươi mát. Hình: Nhật Minh

Màu xanh tươi mát. Hình: Nhật Minh

3. Lịch sử cầu gỗ Ông Cọp

Theo tương truyền của thời xưa, con người và vật có thể nghe và hiểu tiếng nói của nhau. Khi đó, trên núi Mỹ Dựa thường hay xuất hiện một đàn cọp, trong đó có ông Cọp Bạch. Khi bà Cọp trở dạ khó sinh, ông Cọp xuống núi chạy vào xóm Đồng Đò, xé toạc vách nứa ngôi nhà nhỏ, vồ lấy bà mụ thường đỡ đẻ cho sản phụ trong làng, đưa lên núi. Sau khi giúp bà Cọp sinh con, ông Cọp liền đưa bà mụ trở về làng an toàn.

Vẻ đẹp yên bình. Hình: Cao Kỳ Nhân

Vẻ đẹp yên bình. Hình: Cao Kỳ Nhân

Ba đêm sau, để tạ ơn công giúp đỡ của bà Mụ, ông Cọp Bạch mang xuống sân nhà bà một con lợn rừng. Một thời gian sau bà mụ rời xóm Đồng Đò xuống làng biển Phú Hạnh nằm dưới chân núi Hòn Bù, xã An Ninh Đông, huyện Tuy An để lập nghiệp. Được một khoảng thời gian ngắn thì bà mụ qua đời, cứ vào độ những ngày cuối tháng chạp hằng năm, người dân xóm Đồng Đò nhìn thấy dấu chân ông Cọp Bạch từ hướng núi Mỹ Dự xuống Hòn Bù để viếng mộ bà mụ.

Cũng từ đó, ông Cọp Bạch xuống nằm dưới chân núi Mỹ Dự với dáng vẻ trầm buồn, ít lâu sau thì chết. Để tưởng nhớ ông Cọp Bạch hiền lành, biết quý trọng ân nhân, người dân xóm Đồng Đò thời xưa rủ nhau lên núi đào đá, xếp thành miếu ông cọp để tôn thờ. Cây cầu gắn liền với miếu Ông Cọp nên tên cầu ông Cọp cũng từ đó mà ra.

4. Lưu ý khi đi cầu gỗ Ông Cọp

  • Bởi vì cả cây cầu chỉ sử dụng vật liệu gỗ và tre nên cầu không được cố định chắc chắn, có chút rung lắc, thỉnh thoảng lại bị hụt bởi các khoảng trống do các thanh gỗ không liền nhau tạo thành, nên nếu bạn là người không chắc tay lái thì không nên chạy xe máy qua, nguy hiểm cho mình mà cũng cản trở giao thông của người dân tại đó nữa.
  • Cầu gỗ Ông Cọp chỉ cho phép người đi bộ và xe máy sử dụng, các bạn lưu ý tuyệt đối tuân thủ nhé.
  • Nếu muốn thuận tiện trong việc đi lại, hoặc ngắm bình minh sớm ở cầu gỗ Ông Cọp, bạn có thể thuê nhà nghỉ ở ngay gần đây như Ocean Beach Hostel hoặc Timothe Beach Bungalow ở thị xã Sông Cầu. Hai nhà nghỉ này đều sạch sẽ, giá cả phải chăng, rơi vào khoảng 250.000-350.000đ/ phòng/ đêm.

Điểm check in không nên bỏ lỡ. Hình: @hai_anh_hoang 

Điểm check in không nên bỏ lỡ. Hình: @hai_anh_hoang 

Cầu gỗ Ông Cọp là một trong những địa điểm mang đến cho bạn cảm giác nhẹ nhàng, thanh bình và yên ả, thích thú như đang trôi lênh đênh trên biển nước mênh mông. Chỉ chừng đó thôi cũng đã đủ để thôi thúc bạn đến khám phá rồi đúng không? Rủ hội bạn đi ngay thôi nào.

Địa chỉ Cầu gỗ Ông Cọp ở đâu?

Cầu gỗ Ô Cọp, An Ninh Tây, Tuy An, Phú Yên, từ quốc lộ 1A, bạn ra rẽ hướng biển khoảng hơn 100m sẽ gặp được cây cầu này.

Cầu gỗ Ông Cọp thu phí qua cầu thế nào?

Mỗi lượt, người đi bộ trả 1.000 đồng, người đi xe hai bánh trả 3.000 đồng, chở thêm hàng hóa là 5.000 đồng, riêng học sinh thì được miễn phí nha.

Cầu gỗ Ông Cọp dài bao nhiêu mét?

Cầu gỗ Ông Cọp có chiều dài hơn 700 m và rộng 1,5 m (nơi rộng nhất 1,8 m).

0 bình luận

    Cần tìm khách sạn giá tốt

    0963 266 688

    Hoặc để lại thông tin
    Vntrip sẽ gọi lại cho bạn

    Một số cẩm nang khác, bạn muốn biết?

    Xem tất cả

    Các khách sạn phù hợp với bạn! Đừng bỏ lỡ