7 khu lăng tẩm không thể bỏ qua ở Huế

Phạm Oanh
21.1K

Thành phố Huế không chỉ có những cảnh đẹp thiên nhiên thơ mộng, hữu tình mà còn được biết đến với những công trình kiến trúc cổ đặc sắc, trong đó không thể nào không nhắc tới hệ thống 7 lăng tẩm Huế của các vị vua triều Nguyễn.

Xem thêm: 17 địa điểm du lịch đẹp có thể bạn chưa biết ở Huế

Thời nhà Nguyễn có 13 vị vua tại vị nhưng chỉ có 7 khu lăng tẩm được xây dựng. Mỗi khu vực lăng tẩm đều được chính nhà vua lựa chọn vị trí và kiến trúc nên mỗi lăng tẩm tại nơi đây lại mang những nét kiến trúc riêng phù hợp với tính cách và sở thích của mỗi vị vua.

Lăng tẩm 7 vị vua nhà Nguyễn ở Huế

Lăng Tự Đức thơ mộng

Nằm trong một thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân Thượng, tổng Cư Chánh, Lăng Tự Đức có lẽ là lăng đẹp nhất trong những lăng tẩm của các đời vua nhà Nguyễn bởi sự hài hoà giữa khung cảnh thiên nhiên “sơn thuỷ hữu tình” và không gian kiến trúc bao la, rộng lớn. Lăng còn được gọi là Khiêm Lăng bởi gần 50 công trình trong lăng đều có chữ ‘Khiêm’ trong tên gọi.

                                Thiên nhiên hoà hợp trong không gian Lăng Tự Đức (Ảnh: Sưu tầm)

Với không gian thiên nhiên rộng lớn bao bọc giữa bồn bề cây cối xanh ngát và nằm gần một hồ nước rộng lớn, lăng Tự Đức hiện lên với nét cổ kính và kiến trúc cầu kì trong thiên nhiên thật thơ mộng và thanh bình đến lạ kì, như phần nào phản ánh được tâm hồn thi sĩ lãng mạn của nhà vua.

Trước khi qua đời, nhà vua cũng thường đến đây để đọc sách, thư giãn và ngâm thơ. Ngoài ra, công trình nhà hát Minh Khiêm trong khu lăng Tự Đức còn là một trong những nhà hát cổ nhất của Việt Nam còn được bảo lưu đến bây giờ.

                                                                                    (Ảnh: Sưu tầm)

Lăng Minh Mạng uy nghiêm

Cách trung tâm thành phố Huế 12 và toạ lạc trên núi Cẩm Khê, lăng Minh Mạng là nơi yên nghỉ của vị vua Minh Mạng – Vị vua thứ hai của triều nhà Nguyễn. Công trình lăng tẩm này bao gồm khu lăng tẩm bên một hồ sen ngát hương và bao bọc bởi những rặng thông xanh mát.

                                       Lăng Minh Mạng nhìn từ phía sau (Ảnh: Sưu tầm)

Lăng Minh Mạng là một lăng tẩm thu hút du khách với những những đường nét tĩnh tại trong kiến trúc và kết hợp hài hoà trong không gian hội hoạ và thơ ca của khung cảnh thiên nhiên hoa lá đầy trữ tình, phần nào thể hiện được tính cách uy nghiêm, nghiêm khắc nhưng cũng không kém lãng mạn của nhà vua.

Lăng Khải Định tinh xảo

Nằm trên triền núi Châu Chữ, Lăng Khải Định là nơi yên nghỉ của vị hoàng đế thứ 12 của triều nhà Nguyễn. Tuy có kích thước khiêm tốn hơn so với lăng tẩm của các vị vua tiền nhiệm nhưng lăng Khải Định lại được xây một cách vô cùng công phu và tinh xảo trong thời gian kéo dài tới 10 năm.

                                                                                    (Ảnh: Sưu tầm)

Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Huế

Nét khác biệt của lăng Khải Định so với các lăng tẩm Huế khác là sự giao thoa giữa kiến trúc phương Đông và phương Tây. Điều ấy được thể hiện qua những tấm phù điêu lộng lẫy được ghép tỉ mỉ bằng sành sứ và thuỷ tinh, những khay trà, vương miện, cùng những vật dụng trang trí nội thất hiện đại vào thời bấy giờ như: vợt tennis, đèn dầu,…

                Điện Khải Thành với những chi tiết kiến trúc giao thoa độc đáo (Ảnh: Sưu tầm)

Lăng Gia Long tĩnh mịch

Lăng Gia Long (hay còn được gọi là Thiên Thọ Lăng) nằm trên quần thể núi Thiên Thọ và là nơi yên nghỉ của vị vua đầu tiền của triều nhà Nguyễn. Lăng nằm xuôi theo dòng sông Hương nên ngoài đường bộ, bạn có thể chèo thuyền thưởng ngoạn cảnh đẹp trên dòng sông Hương rồi cập bến tại đò Kim Ngọc rồi đi bộ một đoạn ngắn để tiến vào thăm quan lăng.

Lăng Gia Long là một trong 7 lăng tẩm Huế sở hữu những đường nét thiên nhiên kì vĩ mà không kém phần hài hoà của núi non, sông nước, cây cỏ, gợi nên không gian uy nghi, tĩnh mịch đến lạ kì.

                                                                            (Ảnh: Sưu tầm)

Lăng Dục Đức đơn giản

Lăng Dục Đức được toạ lạc tại phường An Cực và là nơi an táng của ba vị vua: Dục Đức (cha), Thành Thái (con) và Duy Tân (cháu). Vua Dục Đức lên ngôi vua 3 ngày thì bị truất phế và bị chết đói trong ngục. Vài năm sau khi con trai vua Dục Đức là vua Thành Thái lên ngôi thì mới bắt đầu cho xây dựng lăng tẩm cho cha.

Trong thời kì chống Pháp, vua Duy Tân và vua Thành Thái đã đổi ngai vàng để chiến đấu giành chủ quyền cho dân tộc và bị lưu đày biệt xứ và về sau được đêm chôn trong lăng Dục Đức. Như tấm lòng yêu nước của hai ông, sẵn sàng đánh đổi ngai vàng quyền lực, lăng Dục Đức vì thế mà có kiến trúc lăng tẩm Huế vô cùng đơn sơ, khiêm tốn, giản dị.

                                                                                  (Ảnh: Sưu tầm)

Lăng Thiệu Trị thanh bình

Còn có tên gọi khác là Xương lăng và nằm trên lưng núi Thuận Đạo, Lăng Thiệu Trị là nơi yên nghỉ của vị vua Thiệu Trị. Trong 7 lăng tẩm ở Huế, Lăng Thiệu Trị là lăng được xây dựng trong thời gian ngắn nhất chỉ với 10 tháng.

Lăng Thiệu Trị mang những nét kiến trúc được đúc kết và chọn lọc từ kiến trúc lăng Gia Long và Minh Mạng. Lăng có những vườn cây trái xanh mát làm hàng rào bao bọc thay cho những bức La thành bảo vệ xung quanh. Trong không gian đồng quê thanh bình của cánh đồng lúa mênh mông bát ngát và những vườn cây ăn trái xanh mát bao phủ, lăng Thiệu Trị tạo nên cảm giác thân thuộc, gần gũi mà vô cùng yên mình, thư thái cho người thăm quan.

           Lăng Thiệu Trị đơn giản bao quanh bởi những những vườn cây trái làm (Ảnh: Sưu tầm)

Lăng Đồng Khánh hài hoà

Lăng Ðồng Khánh toạ lạc ở thôn Thượng Hai và được xây dựng trong suốt 35 năm trong 4 đời vua. Được xây dựng trong thời buổi giao thời của lịch sử Việt Nam nên Lăng Đồng Khánh sở hữu kiến trúc phong kiến dân gian cổ điển đan xen sự ảnh hưởng của kiến trúc Tây Âu mới du nhập. Sự thử nghiệm kiến trúc mới, hài hoà giữa kiến trúc và cảnh thiên nhiên dân dã trong vùng đã mang lại nét kiến trúc độc đáo cho lăng Đồng Khánh.

                                         Nhà bia và khu mộ vua Đồng Khánh (Ảnh: Sưu tầm)

0 bình luận

    Các khách sạn phù hợp với bạn!