Cách phòng tránh ngộ độc hải sản khi đi du lịch hè
Mùa hè đang đến, chắc hẳn ai cũng đã chuẩn bị cho mình một chuyến du lịch biển thật hoành tráng. Đối với “Fan hải sản” thì du lịch biển chính là cơ hội tuyệt vời nhất để ăn cho bằng hết các loại hải sản yêu thích.
Nội dung chính
Tuy hải sản là nhóm thực phẩm giàu dinh dưỡng, hấp dẫn về hương vị nhưng đây cũng là nguyên nhân gây ra rất nhiều vụ ngộ độc. Vì vậy, để chuyến du lịch biển không trở thành “thảm họa” thì bạn cần nắm rõ biện pháp phòng tránh cũng như cách xử lý khi bị ngộ độc hải sản ngay dưới đây nhé.
1. Triệu chứng của ngộ độc hải sản
1.1. Ngộ độc scomboid
Ngộ độc scombroid là dạng ngộ độc do ăn phải những loài cá có họ Scrombridae như cá ngừ, cá thu, cá trích. Thịt cá khi bị biến chất (cá ươn) tạo ra hàm lượng histamin rất cao gây ngộ độc. Loại ngộ độc này thường xảy ra với số lượng lớn người cùng ăn một loại thủy hải sản đó.
Cá ngừ có thể gây ngộ độc scombroid . Hình: Sưu tầm
Ngộ độc scombroid xuất hiện rất nhanh sau khi ăn cá, khoảng trong vòng 30 phút, nhưng có thể lên đến vài giờ sau. Triệu chứng thường gặp bao gồm: Lưỡi bỏng rát hay nóng, phần trên cơ thể đỏ bừng, ngứa, nhức đầu và chóng mặt, nôn mửa, tiêu chảy và chuột rút bụng, trong trường hợp nặng có thể gây vấn đề về hô hấp và tụt huyết áp.
1.2. Ngộ độc do động vật có vỏ
Các loài động vật thân mềm có mai, vỏ như ngao, sò, trai, cua, ghẹ … cũng có khả năng gây độc nếu bản thân hải sản đó nhiễm ký sinh trùng, nang trùng mà không được nấu chín kỹ. Nguyên nhân là do các loài động vật có vỏ dưới biển ăn các loại tảo có độc từ đó gây ngộ độc cho người.
Ngộ độc do hải sản có vỏ. Hình: Sưu tầm
Các triệu chứng ngộ độc do dộng vật có vỏ gây ra có thể xảy ra trong vòng nửa giờ đến hai giờ sau khi ăn, có các biểu hiện như: tê, ngứa môi, cảm thấy có kiến bò ở tay và chân, chóng mặt, buồn nôn, đau bụng, đi ngoài thường xuất hiện khoảng nửa giờ sau ăn nhưng dấu hiệu này chỉ kéo dài vài ngày, nói không mạch lạc, nghiêm trọng có thể gây mất trí nhớ hay làm người bệnh dẫn đến tử vong hoặc hôn mê.
1.3. Ngộ độc Ciguatera
Ciguatera là dạng ngộ độc thực phẩm do ăn phải loài cá sống ở những rạn san hô chứa độc tố tự nhiên, thường ở các vùng biển nhiệt đới, ấm nóng. Đây là dạng ngộ độc hải sản phổ biến nhất, đặc biệt thường xuất hiện khi du lịch hè. Những con cá lớn có thể bị nhiễm độc khi ăn cá nhỏ ăn phải các loại tảo độc. Chất độc sẽ tích tụ trong gan, ruột, đầu hay trứng cá.
Ngộ độc hải sản gây ngứa ran. Hình: Sưu tầm
Các triệu chứng của ngộ độc ciguatera bắt đầu từ 1 đến 24 giờ sau khi ăn một con cá nhiễm độc như: ngứa ran, tê ở ngón tay, ngón chân, xung quanh môi, lưỡi, miệng và cổ họng, có cảm giác rát hoặc đau khi tiếp xúc với nước lạnh, đau khớp và cơ bắp, buồn nôn, nôn, tiêu chảy hoặc đau bụng, nhức đầu, mệt mỏi, ngất xỉu, khó thở trong trường hợp nặng.
2. Những loại hải sản dễ gây độc
2.1. Ốc
Ốc biển là một trong những loại thực phẩm ngon mà bất cứ tín đồ ăn uống nào cũng muốn ăn cho bằng hết khi đi du lịch biển mùa hè. Tuy nhiên, ốc biển lại là một trong những loại hải sản có thể gây ngộ độc, nhất là ở tuyến nước bọt của ốc biển. Do đó, khi chế biến ốc biển thành các món ăn khác nhau, bạn cần phải biết cách loại bỏ độc tố trong ốc trước khi ăn. Các loại ốc biển thường gây ngộ độc nhất là ốc mặt trăng, ốc đụn, ốc tù và, ốc hương Nhật Bản hoặc ốc trám…
Ốc mặt trăng. Hình: Sưu tầm
2.2. Sứa
Loài sứa là loại động vật không có xương sống, sống ở biển và những nơi nước mặn, đây cũng là một loài hải sản được ưa chuộng nhiều với nhiều món ăn hấp dẫn như gỏi sứa hay bún sứa. Tuy nhiên, vào mùa sinh sản, sứa chứa rất nhiều độc tố gây ảnh hưởng đến sức khỏe người ăn.
Sứa. Hình: Sưu tầm
2.3. Động vật thân mềm hai mảnh vỏ
Trong động vật thân mềm hai mảnh vỏ như các loài nghêu, hàu, sò nứa, trai, điệp,… thường chứa nhiều virus và các loại vi khuẩn gây bệnh, bao gồm các triệu chứng xảy ra như tiêu chảy, buồn nôn, chóng mặt… Trong đó, hàu là loài thường bị nhiễm các độc tố, vi khuẩn và virus từ nước, điều này có thể dẫn tới ngộ độc thực phẩm.
Động vật thân mềm hai mảnh vỏ. Hình: Sưu tầm
2.4. Cá nóc
Ai cũng biết cá nóc là loài cực độc nhưng không ít người có thể kiềm chế tâm hồn ăn uống của mình trước món ăn hấp dẫn này, đặc biệt là muốn trải nghiệm cảm giác tê lưỡi do phần độc tố trong thịt loài cá này. Nội tạng của cá nóc là phần chứa độc tố, chính những độc tố này sẽ khiến người ăn bị choáng váng, ngứa và nặng hơn là bị tê liệt cơ bắp, hôn mê và tử vong, vì vậy, đây là loài cá mà bạn cần tránh nhất nếu không muốn chuyến du lịch của mình trở nên tồi tệ.
Cá nóc. Hình: Sưu tầm
3. Cách phòng tránh ngộ độc hải sản
3.1. Ăn chín uống sôi
Biện pháp phòng tránh ngộ độc hải sản tốt nhất khi đi du lịch hè đó là thực hiện ăn chín uống sôi. Bởi hầu hết giun sán, trứng hay ấu trùng đều bị tiêu diệt bởi nhiệt độ nước sôi trong thời gian nấu chín hải sản. Ở đây cần lưu ý nhất là món lẩu và món gỏi hải sản.
Ăn chín uống sôi. Hình: Sưu tầm
Trong hải sản có chứa vi khuẩn vibrio parahaemolyticus, có thể gây ra các triệu chứng đau bụng, buồn nôn, sốt, nhức đầu… Loại vi khuẩn nguy hiểm này có khả năng chịu nhiệt cao lên tới hơn 80 độ C. Vì vậy, bạn cần lưu ý phải nhúng cho hải sản chín kỹ trong nước lẩu sôi rồi hãy ăn, tuyệt đối tránh ăn hải sản mới chỉ chín tái vì nguy cơ mắc bệnh còn nguyên.
3.2. Không ăn hải sản đã chết
Hải sản là loại thực phẩm nguồn gốc từ động vật, rất giàu chất đạm. Các loại hải sản như tôm, cua, sò, hến chết hoặc bảo quản ở nhiệt độ thông thường thì tốc độ ô nhiễm và xuống cấp protein cao hơn rất nhiều so với phần thịt, thậm chí có nguy cơ sản xuất độc tố đe dọa cho sức khỏe con người, khi ăn vào càng dễ bị ngộ độc.
Không nên ăn hải sản chết. Hình: Sưu tầm
3.3. Thận trọng khi ăn các loại hải sản lạ
Chắc hẳn khi đặt chân đến một vùng đất mới, bạn sẽ vô cùng háo hức và mong chờ được thưởng thức những món ăn độc lạ tại địa phương đó, và các loại hải sản cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc và tìm hiểu kỹ trước khi lần đầu tiên ăn loại hải sản nào đó bởi có một số loại có hàm lượng độc tố rất cao hoặc có thể gây dị ứng tùy theo cơ địa của mỗi người.
Thận trọng khi ăn các loại hải sản lạ. Hình: Sưu tầm
3.4. Chỉ nên dùng hải sản ở nhà hàng uy tín
Để đề phòng ngộ độc khi đến một vùng đất mới, bạn chỉ nên mua và sử dụng hải sản ở nhà hàng uy tín được nhiều người review trên các trang diễn đàn du lịch, đặc biệt là đối với hải sản sống hoặc các loại hải sản mà bạn chưa thử lần nào. Tránh tuyệt đối các quán hải sản đường phố mà bạn cho rằng không đảm bảo vệ sinh nhé!
Chọn những nhà hàng hải sản uy tín. Hình: Sưu tầm
3.5. Tránh xa các loại hải sản gây dị ứng
Dị ứng hải sản chỉ xảy ra đối với người nào có cơ địa không tiếp nhận loại hải sản nhất định. Vì vậy bạn không thể lấy kinh nghiệm của người khác áp dụng cho mình, có thể sẽ nguy hiểm. Nếu bạn biết mình bị dị ứng với một loại hải sản nào thì hãy kiêng nó ra suốt đời, đừng bao giờ thử ăn lại món đó, đặc biệt là khi du lịch đến một nơi hoàn toàn xa lạ.
Tránh xa các loại hải sản gây dị ứng. Hình: Sưu tầm
3.6. Không ăn hải sản và uống nước hoa quả cùng lúc
Các loại nước ép trái cây như: nước cam, chanh, táo, bưởi, ổi,…thường giàu vitamin C. Trong khi đó, các loại hải sản, đặc biệt là các loại hải sản giáp xác như tôm, cua, sò ốc,… thường chứa một lượng lớn asen pentavelent. Hai thành phần kể trên khi kết hợp với nhau sẽ chuyển hoá thành thạch tín sẽ gây ngộ độc, nhiều trường hợp nghiêm trọng còn có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Không ăn hải sản và uống nước hoa quả cùng lúc. Hình: Sưu tầm
Bên cạnh đó, bạn cũng không nên ăn các loại trái cây như hồng, nho, lựu,…ngay sau khi ăn hải sản bởi những loại hoa quả này chứa những chất dễ kết hợp với canxi trong hải sản để tạo thành một chất khó tiêu hoá, gây ra các triệu chứng như đau bụng, đi ngoài, buồn nôn, nôn mửa.
4. Cách xử lý khi bị ngộ độc hải sản
4.1. Dùng gừng
Gừng là biện pháp khắc phục ngộ độc nhanh và rất hiệu quả. Nếu thấy trên da có biểu hiện nổi ban đỏ hoặc triệu chứng đầy bụng, đau bụng do dị ứng hải sản, bạn chỉ cần đập dập 1 nhánh gừng nhỏ để pha với nước nóng, chờ nước nguội bớt và uống là bạn sẽ thấy dễ chịu hơn. Hoặc nấu hỗn hợp gừng sống 15 – 20g, hành tây 15 – 20g với 2 chén nước, đến khi còn khoảng 1 chén, uống lúc nóng, ngày 2 – 3 lần. Lưu ý bạn không nên sử dụng gừng cho trẻ dưới 2 tuổi bị ngộ độc.
Uống nước gừng khi bị ngộ độc hải sản. Hình: Sưu tầm
4.2. Mật ong
Mật ong được xem như một chất kháng sinh tự nhiên có tính kháng khuẩn; tiêu diệt các vi khuẩn có hại và giảm bớt ngứa da; tăng cường hệ miễn dịch; sức đề kháng cho cơ thể. Vì vậy, mật ong được sử dụng thông dụng nhất mỗi khi bị dị ứng hải sản. Nếu bị dị ứng sau khi ăn hải sản, bạn hãy uống một ly nước ấm kết hợp với muỗng canh mật ong. Trong mật ong chứa một số loại vitamin có thể giảm bớt ngứa.
Mật ong giúp chữa ngộ độc hải sản. Hình: Sưu tầm
4.3. Chanh
Chanh là loại quả được sử dụng hữu ích trong hầu hết các trường hợp dị ứng. Và hiệu quả nhất là khi bạn bị dị ứng tôm. Khi có biểu hiện của ngộ độc thì ngay lập tức rót một ly nước ấm và cắt một quả chanh tươi vắt lấy nước cốt, quấy thật đều và uống ngay sau đó. Lượng vitamin C dồi dào trong chanh với tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm ngứa sẽ giúp giảm triệu chứng tức thì.
Chanh cũng là phương pháp trị ngộ độc hải sản. Hình: Sưu tầm
Sau khi thực hiện các cách chữa trị trên mà không thuyên giảm và bạn vẫn có cảm giác nôn hoặc khó nuốt thường xuyên thì cần ngay lập tức tới cơ sở y tế gần nhất để điều trị dưới chỉ định của bác sĩ. Điều quan trọng là cần phải đề phòng cũng như phát hiện sớm các biểu hiện ngộ độc hải sản để không xảy ra các biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng đến tính mạng bạn nhé.
0 bình luận