Cầu Thủ Thiêm 4 – Biện pháp giải tỏa áp lực giao thông quận 7,8

Phạm Oanh
5.6K

Cầu Thủ Thiêm 4 đang là phương án mà các chuyên gia đề xuất để giải tỏa áp lực giao thông của quận 7 và 8 TP.HCM. Cây cầu nối từ quận 7 sang quận 2 gồm 6 làn xe, chiều dài khoảng 2.160 m với mức đầu tư lên tới 5.300 tỷ đồng. Đây là một trong những dự án trọng điểm, cấp bách, cần ưu tiên đầu tư để kết nối Khu đô thị mới Nam thành phố và Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Tin liên quan: Du lịch Sài Gòn

Bản đồ dự án cây cầu Thủ Thiêm 4 (Ảnh sưu tầm)

Vào ngày 26-6, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã bàn giao cho Bộ Kế hoạch – đầu tư phối hợp cùng với UBND TP.HCM, Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan liên quan tổ chức thẩm định dự án xây cầu Thủ Thiêm 4. Sau đó sẽ trình Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư dự án trên theo đúng như qui định của luật đầu tư.

Một vài thông tin về dự án cầu Thủ Thiêm 4

Theo thông báo của Sở GTVT TP.HCM, thành phố đang bắt đầu tập trung phát triển hạ tầng giao thông tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Trong số đó có các tuyến đường chính trong khu đô thị kết nối với quận 1, quận 4, quận 7 và kết hợp với việc triển khai theo Quy hoạch sau khi di dời cảng Sài Gòn.

Cầu Thủ Thêm là biện pháp để giải tỏa áp lực giao thông tại quận 7 và 8 (Ảnh sưu tầm)

Chính vì vậy mà việc sớm đầu tư cầu Thủ Thiêm 4 bắc qua sông Sài Gòn là cần thiết nhằm sớm triển khai đầu tư hoàn chỉnh hệ thống giao thông vận tải trong khu vực. Bên cạnh đó còn tạo điều kiện thúc đẩy và phát triển nhanh Khu đô thị mới Thủ Thiêm, tạo động lực phát triển cho Khu đô thị mới Nam Thành phố. Qua đó góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế – xã hội của TP HCM đi lên.

Vị trí cầu thủ thiêm 4 ở đâu?

Cây cầu bắc qua sông Sài Gòn tạo sự huyết mạch giữa Quận 2 với Quận 7.

Hình ảnh cầu Thủ Thiêm nối liên quận 2 với quận 7 tp Hồ Chí Minh (Ảnh sưu tầm)

Theo như thiết kế thì cầu có chiều dài khoảng 2,1 km, tĩnh không 10 m, dạng dây văng bao gồm phần cầu chính với 6 làn xe. Phần nhánh cầu dẫn xuống đường Huỳnh Tấn Phát phía bờ Quận 7 sẽ có 2 làn xe. Cầu dẫn trên đường Nguyễn Văn Linh từ nút giao Nguyễn Văn Linh – Cầu Tân Thuận 2 có tổng chiều dài khoảng 1,5km và được thiết kế với 4 làn xe.

Khi mà cảng Tân Thuận chưa được di dời toàn bộ và để tránh những ảnh hưởng trong quá trình thực hiện dự án cầu Thủ Thiêm 4. UBND thành phố Hồ Chính Minh đã kiến nghị xem xét phương án cho cảng Sài Gòn được phép khai thác khu bến cảng Tân Thuận hiện hữu. Như bến ICD, để chuyển tải hàng hóa ra khu cảng Hiệp Phước, với sà lan vận tải có tĩnh không nhỏ hơn 10 m.

Các nhà đầu tư thực hiện dự án

Có nhiều nhà đầu tư vào dự án cầu Thủ Thiêm 4 (Ảnh sưu tầm)

  • Công ty cổ phần phát triển bất động sản Phát Đạt
  • và Công ty cổ phần đầu tư và thát triển hạ tầng 620
  • Công ty Cổ phần đầu tư phát triển xây dựng 168
  • Công ty TNHH MTV phát triển công nghiệp Tân Thuận.

Bên cạnh đó, thành phố cũng giao Sở GTVT chủ trì phối hợp với Ban Quản lý Đầu tư – Xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm, UBND Q.2,7 và các Sở – ngành – đơn vị có liên quan hỗ trợ các Nhà đầu tư trong quá trình thực hiện dự án.

Cầu Thủ Thiêm có tác dụng gì?

Khi mà cầu Thủ Thiêm 4 được hoàn thành thì sẽ giải được bài toán giao thông từ phía quận Bình Thạnh và quận Thủ Đức qua phía các quận 7, 8, huyện Bình Chánh, Nhà Bè. Đồng thời góp phần thúc đẩy kinh tế – xã hội ngày một phát triển hơn.

Phát triển nền kinh tế khi dự án cầu Thủ Thiêm 4 hoàn thành (Ảnh sưu tầm)

Theo dự án quy hoạch phát triển giao thông vận tải TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 thì sẽ có 5 cây cầu và 1 hầm chui kết nối Khu đô thị Thủ Thiêm với các khu vực thành phố. Nhưng cho đến nay mới có hai công trình được hoàn thiện là cầu Thủ Thiêm 1 và đường hầm vượt sông Sài Gòn. Cầu Thủ Thiêm 2 thì đang trong quá trình xây dựng, dự kiến hoàn thành vào năm 2018. Còn dự án cầu Thủ Thiêm 4 dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng vào cuối năm 2019.

Các địa điểm du lịch gần Sài Gòn khác:

0 bình luận

    Các khách sạn phù hợp với bạn!