các ngôi chùa nên đi ở sài gòn – Cẩm nang du lịch Việt Nam https://www.vntrip.vn/cam-nang Thu, 12 Nov 2020 03:41:42 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.7.12 Khám phá ngôi chùa Bà Ấn – Nét Ấn Độ giữa lòng Sài Gòn https://www.vntrip.vn/cam-nang/ngoi-chua-ba-an-o-sai-gon-66782 Wed, 02 May 2018 02:45:32 +0000 https://www.vntrip.vn/cam-nang/?p=66782 Vntrip.vn -

Đền bà Mariamman hay còn thường được biết tới tên chùa Bà Ấn nằm ở ngay giữa trung tâm Sài Gòn. Mang theo kiến trúc độc đáo của HinDu giáo. Chùa Bà Ấn hàng ngày vẫn được rất nhiều du khách và người dân ghé tới tham quan, cầu nguyện. Địa chỉ của chùa Bà […]

The post Khám phá ngôi chùa Bà Ấn – Nét Ấn Độ giữa lòng Sài Gòn appeared first on Cẩm nang du lịch Việt Nam.

]]>
Vntrip.vn -

Đền bà Mariamman hay còn thường được biết tới tên chùa Bà Ấn nằm ở ngay giữa trung tâm Sài Gòn. Mang theo kiến trúc độc đáo của HinDu giáo. Chùa Bà Ấn hàng ngày vẫn được rất nhiều du khách và người dân ghé tới tham quan, cầu nguyện.

chua ba an

Chùa Bà Ấn ở Sài Gòn – địa điểm du lịch ở Sài Gòn (Ảnh ST)

Địa chỉ của chùa Bà Ấn

Tên chùa Bà Ấn

Tại sao lại cái tên như vậy? Lý do bởi đây là một ngôi chùa Ấn, thờ một vị nữ thần người Ấn nên mới có tên thân thuộc như vậy.

Chùa Bà Ấn thực chất là một ngôi đền Hindu giáo của người gốc Ấn, có thờ một vị thần tên Mariamman. Tương truyền nữ thân Mariamman mang lại mùa màng bội thu, đất đai màu mỡ tốt tươi lại cho người dân. Ngoài ra người Ấn còn cho rằng bà cũng đem lại sự ấm no, hạnh phúc nên ngôi đền này luôn tấp nập người ghé thăm. Đây là một trong ba ngôi đền Hindu giáo nằm ở trung tâm Sài Gòn và chùa Bà Ấn được du khách ghé thăm nhiều hơn cả.

chua ba an

Nét kiến trúc của chùa Bà Ấn ( Ảnh ST)

Kiến trúc mang hơi thở Hindu giáo

Chùa được xây dựng từ những năm thế kỷ 20, khi mà một bộ phận lớn dân cư người Ấn nhập cư vào mảnh đất Sài Gòn và sinh sống gần khu vực ngôi đền cho tới tận ngày nay.

Kiến trúc của chùa Bà Ấn được thiết kế theo hình chữ U, mang hơi thở của Hindu giáo. Chùa gồm chính điện thờ thần Mariamman, hai bên có hai bảo vệ Maduraiveeran ( bên trái) và Pechiamman ( bên phải). Chạy dọc bên tường là tượng của 18 vị thần tượng với những phong thái khác nhau tượng trưng cho 18 ước nguyện của người dân.

chua ba an

Chính điện chùa Bà Ấn ( Ảnh ST)

chua ba an

Tượng 18 vị thần dọc theo tường tại chùa ( Ảnh ST)

Theo truyền thuyết, Mariamman là nữ thần của bệnh và mưa ở miền nam Ấn Độ, ngự trị ở nông thôn bang Tamil. Bà là hình ảnh của một người phụ nữ trẻ xinh đẹp với khuôn mặt hung đỏ, trang phục hung đỏ, có nhiều tay tượng trưng cho nhiều sức mạnh nhưng đôi khi cũng chỉ có hai hoặc bốn tay và thường được tạc tượng ở tư thế ngồi hay đứng, một tay cầm đinh ba, một tay bưng chén cơm.

Đặc biệt mỗi ngày hai lần, lễ hiến tế bằng lửa cúng bà Mariamman và các vị thần được tiến hành lần lượt vào 10h và 19h. Theo tín ngưỡng, người dự lễ được hưởng phước lành nhận lửa thần Agni từ người cúng tế. Nghi lễ này được khá nhiều người tham gia mỗi ngày.

chua ba an

Người dân thường tới lễ tại chùa ( Ảnh ST)

Với kiến trúc độc đáo mang hơi thở của Hindu giáo, ngôi chùa không những được những người dân Ấn Kiều mà cả những người dân Việt cũng thường xuyên tới để cầu nguyện cũng như thưởng thức kiến trúc độc đáo nơi đây.

Tin liên quan:

The post Khám phá ngôi chùa Bà Ấn – Nét Ấn Độ giữa lòng Sài Gòn appeared first on Cẩm nang du lịch Việt Nam.

]]>
Những ngôi chùa linh thiêng ở Sài Gòn “Cầu gì được nấy” https://www.vntrip.vn/cam-nang/nhung-ngoi-chua-linh-thieng-o-sai-gon-58843 Fri, 23 Feb 2018 09:24:43 +0000 https://www.vntrip.vn/cam-nang/?p=58843 Vntrip.vn -

Đi chùa đầu năm vốn là truyền thống của người Việt, một nét đẹp văn hóa luôn được lưu giữ. Người dân ở các thành phố lớn thường không ngại xa xôi để đi viếng chùa. Người Sài Gòn thường đến Vũng Tàu hay thậm chí là Đà Lạt. Trong khi đó, ngay ở thành […]

The post Những ngôi chùa linh thiêng ở Sài Gòn “Cầu gì được nấy” appeared first on Cẩm nang du lịch Việt Nam.

]]>
Vntrip.vn -

Đi chùa đầu năm vốn là truyền thống của người Việt, một nét đẹp văn hóa luôn được lưu giữ. Người dân ở các thành phố lớn thường không ngại xa xôi để đi viếng chùa. Người Sài Gòn thường đến Vũng Tàu hay thậm chí là Đà Lạt. Trong khi đó, ngay ở thành phố cũng có vô số các ngôi chùa linh thiêng. Dưới đây VNTRIP.VN sẽ bật mí cho bạn những ngôi chùa linh thiêng ở Sài Gòn cho dịp đầu năm này nhé!

Các ngôi chùa nên đi ở Sài Gòn dịp đầu năm

  1. Chùa Ngọc Hoàng

Trước đây, ngôi chùa này được gọi là Điện Ngọc Hoàng, là nơi thờ thần Hoàng của người gốc Hoa. Chính vì thế mà nó mang nhiều nét kiến trúc tiêu biểu của người Hoa. Bên Trong chùa vẫn còn lưu giữ lại nhiều bức tượng điêu khắc bằng gỗ rất đẹp và quý hiếm. Khi bước vào trong bạn sẽ phải thích thú với khói tỏa nghi ngút khắp sân hay hồ sen,…. Trong chùa còn có một hồ rùa lớn với hàng ngàn con rùa do khách thập phương phóng sinh xuống.

những ngôi chùa linh thiêng ở sài gòn

những ngôi chùa linh thiêng ở sài gòn

những ngôi chùa linh thiêng ở sài gòn

(sưu tầm)

Không chỉ có kiến trúc đẹp mà đây còn là ngôi chùa linh thiêng nổi tiếng. Đến đây bạn sẽ được nghe những câu chuyện linh thiêng rằng, chỉ cần thành tâm và chạm vào ông Tơ, bà Nguyệt hay Thánh mẫu thì sẽ cầu được tình duyên, cầu được con. Chính vì thế mà vào dịp lễ Tết và cả ngày thường cũng có đông người dân kéo về chùa Ngọc Hoàng.

những ngôi chùa linh thiêng ở sài gòn

những ngôi chùa linh thiêng ở sài gòn

Tổng Thống Obama cũng từng đến ngôi chùa này (sưu tầm)

Địa chỉ: 73 Mai Thị Lựu, P.Đa Khao, Q.1.

Nguồn: https://www.vntrip.vn/cam-nang/chua-ngoc-hoang-o-dau-30705

  1. Chùa Giác Lâm

Trong số những ngôi chùa linh thiêng ở Sài Gòn cũng phải kể đến chùa Giác Lâm. Nơi đây có không gian rộng và yên tĩnh, rất thích hợp cho các phật tử và du khách đến hành hương. Ngày xuân, chùa Giác Lâm đón hàng ngàn khách thập phương đến lễ phạt và chiêm ngắn nét kiến trúc uy nghiêm cổ kính.

những ngôi chùa linh thiêng ở sài gòn

những ngôi chùa linh thiêng ở sài gòn

các ngôi chùa nên đi ở Sài Gòn 2018 (sưu tầm)

Không chỉ có vậy, kiến trúc của nó còn được xem là tiêu biểu cho chùa ở miền nam với kiểu chữ Tam gồm có ba dãy nhà ngang liền kề nhau. Chính điện lại là kiểu nhà truyền thống có một gian hai mái và bốn cột chính. Đến đây, du khách cũng có thể tìm hiểu thêm về những giá trí văn hóa, kiến trúc, điêu khắc và lịch sử vẫn còn lưu giữ cho đến ngày nay.

những ngôi chùa linh thiêng ở sài gòn

những ngôi chùa linh thiêng ở sài gòn

(sưu tầm)

Địa chỉ: 565 Lạc Long Quân, P.10, Q.Tân Bình.

  1. Chùa Vĩnh Nghiêm

Nằm trên một khuôn viên rộng thoáng, kiến trúc chùa Vĩnh Nghiêm mang những nét tiêu biểu cho ngôi chùa miền Bắc. Cả cái tên và kiến trúc của nó đầu lấy nguyên mẫu từ ngôi chùa gốc của Bắc Giang, là nơi trung tâm của phái Trúc Lâm Yên Tử. Nét độc đáo của ngôi chùa là tháp đa 7 tầng cao 14m được trạm trổ những hoa văn theo phong cách thời Lý – Trần.

những ngôi chùa linh thiêng ở sài gòn

những ngôi chùa linh thiêng ở sài gòn

những ngôi chùa linh thiêng ở sài gòn

(sưu tầm)

Ngoài ra, đây cũng là một gôi chùa linh thiêng nổi tiếng của Sài Gòn. Mỗi dịp Tết đến, người ta lại nô nức kéo nhau đến để hành hương và tham quan cầu nguyện.

những ngôi chùa linh thiêng ở sài gòn

những ngôi chùa linh thiêng ở sài gòn

(sưu tầm)

Địa chỉ: 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q. 3.

Nguồn: https://www.vntrip.vn/cam-nang/vieng-tham-chua-vinh-nghiem-13974

  1. Chùa Xá Lợi

Nằm trên đường bà Huyện Thanh Quan là ngôi chùa có kiến trúc hiện đại nhưng vẫn giữ được những nét văn hóa đặc trưng của Sài Gòn. Chùa được xây dựng nhờ sự đóng góp của người dân các tỉnh miền Nam để thờ Xá Lợi Phật. Điểm nhấn của nó nằm ở tòa tháp 7 tầng cao 32m. Trên tầng cao nhất có treo một đại hồng chuông nặng 2 tấn đúc theo mẫu của chùa Thiên Mụ. Và hơn thế nữa, đây còn là di tích lịch sử mang đậm dấu ấn của cuộc đấu tranh của Phật giáo để chóng lại chế độ đàn áp và kì thị  tôn giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm.

những ngôi chùa linh thiêng ở sài gòn

những ngôi chùa linh thiêng ở sài gòn

(sưu tầm)

Đặc biệt, trên chính điện còn có một tháp bằng ngọc có hình lá Bồ Đề. Đây chính là nơi chứ ngọc Xá Lợi của đức Phật Thích Ca. Người dân và du khách đến đây đều muốn chiêm ngắm bảo vật này.

những ngôi chùa linh thiêng ở sài gòn

những ngôi chùa linh thiêng ở sài gòn

Nơi lưu giữ xá lợi của Phật điểm đến đầu năm  2018 (sưu tầm)

Địa chỉ: 89B Bà Huyện Thanh Quan, P.7, Q.3.

Nguồn: https://www.vntrip.vn/cam-nang/chua-xa-loi-tp-hcm-40564

  1. Chùa Bà Ấn Độ

Cái tên tiếp theo trong danh sách những ngôi chùa linh thiêng ở Sài Gòn là chùa bà Án Độ (Mariamma). Có vị trí rất đẹp, nằm ở trung tâm của Sài Gòn, đây là điểm đến yêu thích của người dân vào dịp đầ năm. Ngôi chùa có kiến trúc theo phong cách Ấn Độ và được người Việt gốc Ấn cai quản.

những ngôi chùa linh thiêng ở sài gòn

những ngôi chùa linh thiêng ở sài gòn

Kiến trúc mang phong cách Ấn Độ (sưu tầm)

Không chỉ nổi tiếng nhờ kiến trúc độc đáo, người ta còn nói để nơi này như là một nơi để cầu duyên, cầu với đức mẹ Mari ban phước lành cho các đôi uyên ương được bên nhau trọn đời, các gia đình hạnh phúc no ấm.

những ngôi chùa linh thiêng ở sài gòn

những ngôi chùa linh thiêng ở sài gòn

Nhiều người đến đây để khấn vái (sưu tầm)

Địa chỉ: 45 Trương Định, P.Bến Thành, Q. 1.

  1. Chùa Phổ Quang

Là nhôi chùa lâu đời và nổi tiếng ở Tân Bình, dù bạn đến chùa Phổ Quang vào thời điểm nào trong ngày cũng sẽ được nghe tiếng chim hót ríu rít. Cứ thế mọi phiền muộn và bon chen bất giác bị bỏ lại hết phía sau. Chính vì thế mà hàng năm chùa Phổ Quang đều chào đón rất nhiều du khách tìm đến vãn cảnh, chiêm bái và thả mình vào không gian thanh tịnh.

những ngôi chùa linh thiêng ở sài gòn

những ngôi chùa linh thiêng ở sài gòn

những ngôi chùa linh thiêng ở sài gòn

Khung cảnh bình yên (sưu tầm)

Nơi đây cũng diễn ra nhiều hoạt động tôn giáo lớn. Vào ngày 15 tháng 1 có lễ Thượng Nguyên; lễ Phật Đản sanh được tổ chức vào 14 tháng 4; ngày 15 tháng 7 có lễ Vu Lan; vía Đạt Ma sư tổ ngày 5 tháng 10; hay lễ Ha Nguyên ngày 15 tháng 10 âm lịch,…. Và các ngày rằm  và mùng một hàng tháng cũng có đông đảo khách đến chùa.

những ngôi chùa linh thiêng ở sài gòn

những ngôi chùa linh thiêng ở sài gòn

những ngôi chùa linh thiêng ở sài gòn

Đông phật tử và khách thập phương đến khấn vái (sưu tầm)

Địa chỉ: 64 Huỳnh Lan Khanh, P. 2, Q.Tân Bình.

Nguồn: https://www.vntrip.vn/cam-nang/chua-pho-quang-tan-binh-ho-chi-minh-28146

  1. Chùa Bà Thiên Hậu

Chùa bà Thiên Hậu là một trong những ngôi chùa linh thiêng ở Sài Gòn và có tầm ảnh hưởng lớn đến đời sống văn hóa của người Hoa sinh sống ở đây. Ngôi chùa được xây dựng năm 1760 và đã được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia. Trải qua hơn 2 thế kỷ tồn tại, ngôi chùa vẫn giữ được nét kiến trúc độc đáo dù đã nhiều lần sửa chữa, trùng tu.

những ngôi chùa linh thiêng ở sài gòn

những ngôi chùa linh thiêng ở sài gòn

những ngôi chùa linh thiêng ở sài gòn

(sưu tầm)

Ngày nay, chùa bà Thiên Hậu vẫn là nơi sinh hoạt văn hóa tinh thần quan trọng của người Hoa. Lúc nào, nơi đây cũng tấp nập người ra vào để chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo cũng như là cầu nguyện.

những ngôi chùa linh thiêng ở sài gòn

những ngôi chùa linh thiêng ở sài gòn

Lúc nào cũng nghi ngút khói hương (sưu tầm)

Địa chỉ: 710 Nguyễn Trãi, P.11, Q.5.

Nguồn: https://www.vntrip.vn/cam-nang/chua-ba-thien-hau-32892

  1. Chùa Ông

Chùa Ông còn được gọi bằng cái tên khác là chùa Quan Đế Thanh quân hay chùa Minh Hương. Nơi đây thờ Quan Vân Trường, và là nơi in dấu vào lối sống của người Việt và người Hoa ngày nay. Chùa chỉ nằm lọt thỏm giữ những đô thị sầm uất. Và dù không có quy mô to lớn nhưng sự linh thiêng của chùa đã nức tiếng xa gần.

những ngôi chùa linh thiêng ở sài gòn

Một trong những ngôi chùa linh thiêng ở Sài Gòn (sưu tầm)

Vào mỗi dịp đầu năm, hàng ngàn du khách kéo nhau đến hành hương. Phần lớn trong số đó là những người làm ăn kinh doanh hoặc những ai gặp vấn đề về sức khỏe. Không chỉ là cầu may, cầu tài lộc mà cả các đôi yêu nhau cũng đến cầu duyên, mong rằng tình yêu của họ được đơm hoa kết trái. Và rất nhiều người trong số đó tháng nào cũng quay lại để lễ tạ.

những ngôi chùa linh thiêng ở sài gòn

(sưu tầm)

Địa chỉ: 676 Nguyễn Trãi, P.14, Q.5

Tin liên quan: Danh sách 9 điểm du lịch ở Sài Gòn đi là “KHÔNG THỂ QUÊN” hiện nay

The post Những ngôi chùa linh thiêng ở Sài Gòn “Cầu gì được nấy” appeared first on Cẩm nang du lịch Việt Nam.

]]>
Văn miếu Trấn Biên – Di tích lịch sử cấp quốc gia hơn 300 năm tuổi https://www.vntrip.vn/cam-nang/van-mieu-tran-bien-dong-nai-51807 Sat, 06 Jan 2018 03:43:32 +0000 https://www.vntrip.vn/cam-nang/?p=51807 Vntrip.vn -

Đồng Nai không chỉ được biết đến là vùng đất có nhiều điểm vui chơi hấp dẫn dành cho các bạn trẻ mà còn có những di tích lịch sử nổi tiếng. Một trong số đó phải kể đến Văn miếu Trấn Biên, nơi bảo tồn, gìn giữ và tôn vinh các giá trị văn hóa […]

The post Văn miếu Trấn Biên – Di tích lịch sử cấp quốc gia hơn 300 năm tuổi appeared first on Cẩm nang du lịch Việt Nam.

]]>
Vntrip.vn -

Đồng Nai không chỉ được biết đến là vùng đất có nhiều điểm vui chơi hấp dẫn dành cho các bạn trẻ mà còn có những di tích lịch sử nổi tiếng. Một trong số đó phải kể đến Văn miếu Trấn Biên, nơi bảo tồn, gìn giữ và tôn vinh các giá trị văn hóa – giáo dục cùa vùng đất Biên Hòa. Vậy thì ngày hôm nay, các bạn hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu những nét đẹp độc đáo của văn miếu đã có hơn 300 năm tuổi này qua bài viết sau đây.

Tin liên quan: Du lịch Đồng Nai

Địa chỉ và đường đi

Văn miếu Trấn Biên - Đồng Nai

Văn miếu Trấn Biên – địa điểm du lịch gần Sài Gòn (Ảnh ST)

Tọa lạc trong khuôn viên có tổng diện tích lên tới 15 ha, thuộc phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai. Nằm cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 33km, du khách có thể tới đây một cách dễ dàng bằng nhiều phương tiện khác nhau như xe máy, ôtô cho đến xe buýt. Nếu như bạn chưa biết đường đi tới văn miếu Trấn Biên thì có thể tham khảo tuyến đường dưới đây:

Bản đồ đường đi tới văn miếu Trấn Biên

Bản đồ đường đi tới văn miếu Trấn Biên (Ảnh ST)

– Đi bằng xe máy: Xuất phát từ thành phố Hồ Chí Minh, các bạn đi dọc theo đường Trường Chinh đến Xa lộ Hà Nội tại Tân Hưng Thuận. Sau đó tiếp tục đến Thạnh Xuân – Hiệp Bình Phước. Đi dọc theo Xa lộ Đại Hàn/Xa lộ Hà Nội/QL1A và Quốc lộ 1K đến Nguyễn Du tại Quang Vinh, thành phố Biên Hòa. Cuối cùng các bạn đi dọc theo Nguyễn Du đến điểm đến văn miếu Trấn Biên.

Đi văn miếu Trấn Biên bằng xe buýt

Đi văn miếu Trấn Biên bằng xe buýt (Ảnh ST)

– Đi bằng xe buýt: Từ Đinh Tiên Hoàng, các bạn hãy lên tuyến xe buýt số 05 đi từ Bến xe Chợ Lớn – Biên Hòa. Khi đến bến xe Biên Hòa đi bộ khoảng 30 phút là sẽ tới Văn Miếu Trấn Biên.

Giới thiệu về Văn miếu Trấn Biên

Hình ảnh các vị đại biển tới tham quan văn miếu Trấn Biên

Hình ảnh các vị đại biển tới tham quan văn miếu Trấn Biên (Ảnh ST)

Đây là văn miếu được xây dựng đầu tiên ở xứ Đàng Trong (năm 1715), ngôi miếu này được lập lên để tôn vinh Khổng Tử và các danh nhân văn hóa nước Việt. Văn Miếu Trấn Biên ra đời được xem như là một “Văn Miếu Quốc Tử Giám” của vùng Nam Bộ. Một trong những biểu trưng cho truyền thống học tập, hào khí và văn hóa của người Việt phương Nam.

Lịch sử văn miếu Trấn Biên

Khuôn viên văn miếu Trấn Biên - Biên Hòa

Khuôn viên văn miếu Trấn Biên – Biên Hòa (Ảnh ST)

Năm 1715 (năm Ất Mùi), chúa Nguyễn Phúc Chu đã sai Ký lục Phạm Khánh Đức và Trấn thủ Nguyễn Phan Long tiến hành xây dựng Văn miếu Trấn Biên tại thôn Tân Lại, tổng Phước Dinh, huyện Phước Chánh. Nơi đây được xây dựng để chúa Nguyễn Phúc Ánh tới hành lễ hai lần mỗi năm vào mùa xuân và mùa thu. Nhưng sau năm 1802, khi chúa Nguyễn lên ngôi ở Huế thì việc hành lễ tại văn miếu giao lại cho quan tổng trấn thành Gia Định cùng với trấn quan Biên Hòa và quan đốc học.

Văn miếu Trấn Biên thu hút rất nhiều du khách tới tham quan

Văn miếu Trấn Biên thu hút rất nhiều du khách tới tham quan (Ảnh ST)

Văn miếu Trấn Biên đã có hai lần đại trùng tu và được danh nhân Trịnh Hoài Đức ghi chép vào trong sử sách Gia Định Thành Thông Chí với một thế đất đẹp.

– Lần trùng tu thứ nhất vào năm Giáp Dần (1794). Vào thời điểm đó, chúa Nguyễn Phúc Ánh đã sai Lễ bộ Nguyễn Hồng Đô lo việc trùng tu.

– Lần trùng tu thứ hai vào năm Tự Đức thứ 5 (Nhâm Tý, 1852) được sửa chữa với quy mô lớn hơn trước rất nhiều.

Lễ khánh thành văn miếu Trấn Biên

Lễ khánh thành văn miếu Trấn Biên (Ảnh ST)

Những đến năm 1861, Văn miếu Trấn Biên bị thực dân Pháp tới đốt phá khi chiếm đánh vùng Biên Hòa. Sau hơn 137 năm từ lúc thực dân Pháp tàn phá thì công trình này mới được khôi phục trên nền văn miếu cũ. Nằm cách trung tâm thành phố Biên Hòa khoảng 3 km và gần Trung tâm Văn hóa Du lịch Bửu Long. Cho đến nay, văn miếu Trấn Biên ngày càng mở rộng và trở thành điểm đến quen thuộc của người dân trong và ngoài tỉnh tới tham quan.

Kiến trúc văn miếu Trấn Biên

Kiến trúc mái vòm độc đáo và đẹp mắt tại văn miếu Trấn Biên

Kiến trúc mái vòm độc đáo và đẹp mắt tại văn miếu Trấn Biên (Ảnh ST)

Được xây dựng theo kiến trúc Văn Miếu – Quốc Tử Giám ở miền Bắc. Bao gồm rất nhiều hạng mục khác nhau như nhà thờ chính, sân hành lễ, tả vu hữu vu,… Văn miếu được xây dựng với mục đích thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo, kính trọng hiền tài.

Hình ảnh Khuê Vân Các

Hình ảnh Khuê Vân Các (Ảnh ST)

Điểm nổi bật nhất trong lối kiến trúc của văn miếu Trấn Biên đó chính là những vòm mái cong, lợp ngói lưu ly màu xanh ngọc (gốm tráng men) vô cùng bắt mắt và thu hút. Sau khi tham quan Văn miếu môn, du khách sẽ được lần lượt chiêm ngưỡng những công trình khác như nhà bia truyền thống Trấn Biên – Đồng Nai, hồ Tịnh Quang, cổng tam quan, Khuê Văn Các, nhà bia thứ hai thờ Khổng Tử và cuối cùng là nhà thờ chính rộng lớn.

Bàn thờ Lê Quý Đôn tại văn miếu

Bàn thờ Lê Quý Đôn tại văn miếu (Ảnh ST)

Khu nhà thờ chính được xây dựng theo lối kiến trúc cổ kiểu nhà ba gian hai chái, nền lát gạch tàu, sơn son thếp vàng, trên các cột nhà treo đôi liễn đối. Trước nhà thờ chính các bạn sẽ tận mắt thấy một tấm bia lớn có khắc dòng chữ to: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”.

Khu thờ chủ tịch Hồ Chí Minh tại văn miếu Trấn Biên

Khu thờ chủ tịch Hồ Chí Minh tại văn miếu Trấn Biên (Ảnh ST)

Ở gian giữa của văn miếu có bàn thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, ở trên tường thì có biểu tượng trống đồng – biểu tượng đặc trưng cho nền văn hóa Quốc Tổ Hùng Vương. Ở bên trái nhà là nơi thờ các danh nhân văn hóa Việt Nam, còn bên phải thì thờ các danh nhân đất Nam Bộ.

Hình ảnh bia ghi tên truyền thống tại văn miếu Trấn Biên

Hình ảnh bia ghi tên truyền thống tại văn miếu Trấn Biên (Ảnh ST)

Ngoài ra, ở đây còn có các khu sinh hoạt truyền thống gồm có nhà truyền thống, bia truyền thống và các công trình phụ cận nhằm phục vụ các du khách tới tham quan tại đây.

Nơi lưu giữ những giá trị văn hóa ở Đồng Nai

Nhiều bạn trẻ tới thắp hương Bác Hồ tại Văn Miếu Trấn Biên

Nhiều bạn trẻ tới thắp hương Bác Hồ tại Văn Miếu Trấn Biên (Ảnh ST)

Văn miếu Trấn Biên được xây dựng với chức năng là nơi bảo tồn, lưu giữ và tôn vinh các giá trị văn hóa – giáo dục cùa vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai. Thông qua rất nhiều hoạt động, sự kiện được tổ chức hàng năm thì Văn Miếu Trấn Biên ngày càng thể hiện vai trò là trung tâm văn hóa, giáo dục của tỉnh Đồng Nai nói riêng và vùng đất phía Nam nói chung.

Lễ đón nhận bằng di tích lịch sử cấp quốc gia văn miếu Trấn Biên

Lễ đón nhận bằng di tích lịch sử cấp quốc gia văn miếu Trấn Biên (Ảnh ST)

Bên cạnh những giá trị về văn hóa, lịch sử thì văn miếu còn là một công trình có lối kiến trúc đặc sắc về nghệ thuật, vừa cổ kính vừa trang nhã. Chính vì điều này mà đã thu hút hàng trăm ngàn lượt khách du lịch trong và ngoài tỉnh tới thăm. Đặc biệt, các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các Bộ, ngành, các đoàn ngoại giao và các đoàn khách quốc tế cũng đều tới ghé thăm nơi này.

Hình ảnh các vị đại biểu thắp hương đón nhận bằng di tích lịch sử

Hình ảnh các vị đại biểu thắp hương đón nhận bằng di tích lịch sử cấp quốc gia (Ảnh ST)

Mới đây, Ông Trần Đăng Ninh – giám đốc Trung tâm Văn miếu Trấn Biên cho biết thông tin Bộ VH – TT&DL đã đưa ra quyết định công nhận Văn miếu Trấn Biên ở Đồng Nai là một di tích lịch sử cấp quốc gia cần được bảo tồn và phát triển.

Tin liên quan:

The post Văn miếu Trấn Biên – Di tích lịch sử cấp quốc gia hơn 300 năm tuổi appeared first on Cẩm nang du lịch Việt Nam.

]]>
Chùa Xá Lợi – Địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng tại TP.HCM https://www.vntrip.vn/cam-nang/chua-xa-loi-tp-hcm-40564 https://www.vntrip.vn/cam-nang/chua-xa-loi-tp-hcm-40564#respond Thu, 30 Mar 2017 03:09:21 +0000 https://www.vntrip.vn/cam-nang/?p=40564 Vntrip.vn -

Chùa Xá Lợi là một trong những địa điểm nổi tiếng được nhiều du khách biết đến khi du lịch ở thành phố Hồ Chí Minh. Ngôi chùa được thiết kế theo kiến trúc hiện đại nhưng vẫn mang sắc thái văn hóa dân tộc mang nét đặc thù của đất Sài Gòn. Và hơn thế nữa, nơi đây còn là một điểm […]

The post Chùa Xá Lợi – Địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng tại TP.HCM appeared first on Cẩm nang du lịch Việt Nam.

]]>
Vntrip.vn -

Chùa Xá Lợi là một trong những địa điểm nổi tiếng được nhiều du khách biết đến khi du lịch ở thành phố Hồ Chí Minh. Ngôi chùa được thiết kế theo kiến trúc hiện đại nhưng vẫn mang sắc thái văn hóa dân tộc mang nét đặc thù của đất Sài Gòn. Và hơn thế nữa, nơi đây còn là một điểm thắng tích mang đậm dấu ấn của cuộc đấu tranh giữa Phật giáo đồ chống lại chế độ kỳ thị và đàn áp tôn giáo của Ngô Đình Diệm. Vậy thì hôm nay, chúng ta hãy cùng đi khám phá ngôi chùa nổi tiếng này qua bài viết sau đây.

Tin liên quan: Du lịch Sái Gòn

Lịch sử hình thành và  kiến trúc của chùa Xá Lợi

Hình ảnh Chùa Xá Lợi lúc mới xây vào năm 1956

Hình ảnh Chùa Xá Lợi lúc mới xây vào năm 1956 (Ảnh sưu tầm)

Được khởi công xây dựng vào ngày 5/8/1956 trên diện tích rộng 2500 m2, do Câu lạc bộ Đông Dương nhượng lại với số tiền tượng trưng là một đồng bạc Việt Nam.

Mục đích xây dựng ngôi chùa là để tôn thờ xá lợi Phật tổ và làm hội quán chính thức của hội Phật học Nam Việt. Chùa Xá Lợi mới chỉ trải qua một lần trùng tu duy nhất từ 1999 đến 2001 những giữ nguyên vẻ kiến trúc ban đầu của ngôi chùa.

Hình ảnh tượng Bồ Tát Quan Thế Âm tại chùa Xá Lợi

Hình ảnh tượng Bồ Tát Quan Thế Âm tại chùa Xá Lợi (Ảnh sưu tầm)

Ngôi chùa được xây dựng theo bản vẽ của hai kiến trúc sư Trần Văn Đường và Đỗ Bá Vinh, nổi bật với ngôi Chính điện và tháp Chuông bảy tầng ngay cổng. Ở phần chính điện có diện tích rộng rãi, thiết kế thoáng mát, ánh sáng được tận dụng rất tốt nhờ hệ thống các cửa sổ cao cộng với mặt tường được tô đá rửa màu vàng bắt mắt.

Hình ảnh ngôi chính điện - Nơi tổ chức các sự kiện của chùa Xá Lợi

Hình ảnh ngôi chính điện – Nơi tổ chức các sự kiện của chùa Xá Lợi (Ảnh sưu tầm)

Có thể nói rằng đây là ngôi chùa lầu đầu tiên ở Sài Gòn mở đầu cho lối kiến trúc mới của Phật giáo ở Việt Nam. Trên Bái đường, dưới Giảng đường và nóc Chính điện có những đầu mái uốn cong truyền thống.

Các hạng mục có trong chùa bao gồm: cổng tam quan, tháp chuông bảy tầng, ngôi chính điện, giảng đường, thư viện, văn phòng Ban quản trị, phòng khách, khu tăng phòng, nhà trai đường, đoàn quán gia đình Phật tử, phòng phát hành kinh sách, nhà vãng sinh và các vườn cảnh.

Hình ảnh cổng Tam Quan và tháp 7 tầng ở chùa Xá Lợi

Hình ảnh cổng Tam Quan và tháp 7 tầng ở chùa Xá Lợi (Ảnh sưu tầm)

Chính điện có chiều rộng 15m2 và chiều dài 31m2, xung quanh chính điện có treo 14 bộ tranh mô tả lịch sử cuộc đời đức Phật từ lúc Đản sanh đến khi nhập Niết bàn. Những bức tranh này được vẽ với chất liệu sơn bột màu nên rất sinh động, nhìn trông vào như đắp nổi.

Đặc biệt, trên Chính điện chùa còn có một tháp bằng ngọc, hình lá Bồ đề. Đây chính là nơi đựng ngọc Xá Lợi của đức Phật Thích Ca, đây chính là lý do vì sao có nhiều du khách tới tham quan ngôi chùa này.

Hình ảnh ngọc Xá Lợi được đặt ngay trên tượng phật

Hình ảnh ngọc Xá Lợi được đặt ngay trên tượng phật (Ảnh sưu tầm)

Mặt trước là cổng Tam quan chính nhìn ra đường Bà Huyện Thanh Quan. Còn cổng Tam quan phụ thì lại mở ra phía đường Sư Thiện Chiếu. Điểm khác biệt của chùa Xá Lợi với những ngôi chùa khác ở Sài Gòn là ngay cạnh cổng Tam quan chính đó là tháp Chuông bảy tầng cao 32m. Thu hút rất nhiều sự chú ý của du khách cũng như người qua đường.

Còn một điều đặc biệt nữa mà chỉ cần chú ý một chút là bạn có thể thấy được đó chính là ngôi chùa không có câu đối. Và để  lại cho sự thiếu đó thì ở đây có những pháp khí quí giá khác như:

Chính điện chùa Xá Lợi chỉ đặt một tượng Phật Thích Ca Mâu Ni lớn

Chính điện chùa Xá Lợi chỉ đặt một tượng Phật Thích Ca Mâu Ni lớn (Ảnh sưu tầm)

– Một tháp bằng bạc đựng ngọc Xá lợi của Đức Hoạt Phật Chương Gia Đại Sư do Pháp sư Diễn Bồi được đem từ Đài Loan sang tặng chùa vào ngày 11/12/1960.

– Một ngọn tháp bằng đồng theo kiểu ngọn tháp cổ đã tìm lại được dưới đất sâu tại Ấn Độ hồi thế kỉ 18. Ngọn tháp này do chính ông S. Gupta, Tổng lãnh sự Ấn Độ tại Việt Nam nhân danh Ban tổ chức lễ kỉ niệm Buddha Jayanti tặng cho Hội trưởng Hội Phật Học Nam Việt tại chùa Xá Lợi vào ngày 25/8/1957.

Hình ảnh đỉnh ngọn tháp 7 tầng tại Chùa Xá Lợi

Hình ảnh đỉnh ngọn tháp 7 tầng tại Chùa Xá Lợi (Ảnh sưu tầm)

– Bức hoành phi đề bốn chữ Hán tự “Đông thùy pháp vũ” do chính tay thái hậu Từ Hy viết được ông Bùi Văn Thương, Đại sứ Việt Nam Cọng Hòa tại Tokyo mua ở Nhật đem về tặng cho chùa vào tháng 3/1963.

Không chỉ là một công trình kiến trúc độc đáo mà chùa Xá Lợi còn là trung tâm học thuật quan trọng của Phật giáo Việt Nam. Tại đây lưu trữ một pho kinh bối diệp cổ chép bằng chữ Pali trên lá Ô bôi (lá Muôn) có liên đại cách nay trên 1.000 năm. Chiều dài 45 cm, ngang 6 cm và hai đầu có dùi lổ để xỏ chỉ xâu lại, bìa bằng gỗ sơn son thếp vàng hoa văn cầu kỳ, được bọc trong một khăn lụa ngũ sắc.

Hình ảnh Pho kinh bối diệp bằng tiếng Pali tại chùa Xá Lợi

Hình ảnh Pho kinh bối diệp bằng tiếng Pali tại chùa Xá Lợi (Ảnh sưu tầm)

Bộ kinh này do chính giáo hội Tăng già Tích Lan trao tặng cho ngài Thích Quảng Liên sau khi du học 5 năm tại xứ này. Khi trở về nước, Ngài đã tặng lại cho hội Phật học Nam Việt để làm chứng tích  Pháp bảo thường trụ tại quốc độ này. Bộ kinh này chép lại lời ngọc đức Thế tôn khi mà Ngài bắt đầu chuyển pháp luân tại thành phố Ba La Nại (Bénarès) cho năm anh em Kiều Trần Như nghe.

Ngôi chùa đối với người Việt Nam nói chung và các tín đồ ở Sài Gòn nói riêng thì đây không chỉ nơi thờ tự Phật Giáo mà còn là trung tâm văn hóa giáo dục, địa điểm du lịch thanh tịnh được nhiều du khách tới thăm.

Vậy chùa Xá Lợi ở đâu?

Nét đặc biệt của chùa Xa Lợi đó chính là tháp 7 tầng

Nét đặc biệt của chùa Xa Lợi đó chính là tháp 7 tầng  – địa điểm du lịch Sài Gòn (Ảnh sưu tầm)

Ngôi chùa tọa lạc tại số 89, đường Bà Huyện Thanh Quan, phường 7, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 083.9307438 – 083.9300114.

Email: dongbon@yahoo.com – Website: www.chuaxaloi.vn

Từ trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, du khách chỉ mất 30 phút bắt xe buýt tuyến số 54 (từ bến xe Miền Đông tới bến xe Chợ Lớn) là có thể tới chùa Xá Lợi quận 3.

Còn đối với những bạn đi bằng xe riêng của mình thì có 2 tuyến đường cho bạn lựa chọn.

  • Qua Cộng Hòa và Hoàng Sa: Đi theo đường Trường Chinh và Cộng hòa đến Út Tịnh tại phường 4. Sau đó rẽ trái tại Lotteria Hoàng Sa vào Hoàng Sa. Sau đó lái xe đến Bà Huyện Thanh Quan tại phường 7 là tới chùa phật học Xá Lợi.
  • Qua Trường Chinh và Hoàng Sa: Đi theo đường Trường Chinh và Hoàng Sa đến Rạch Bùng Binh tại phường 9. Tiếp theo đó lái xe đến Bà Huyện Thanh Quan tại phường 7 là tới chùa.

Hi vọng thông qua bài viết này bạn đã nắm bắt thêm một vài thông tin bổ ích về chùa Xá Lợi, một trong những địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng tại TP HCM. Chúc bạn có chuyến đi chơi vui vẻ!

Tin liên quan:

The post Chùa Xá Lợi – Địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng tại TP.HCM appeared first on Cẩm nang du lịch Việt Nam.

]]>
https://www.vntrip.vn/cam-nang/chua-xa-loi-tp-hcm-40564/feed 0
5 ngôi chùa đẹp và linh thiêng nhất ở Sài Gòn https://www.vntrip.vn/cam-nang/ngoi-chua-dep-o-sai-gon-38673 https://www.vntrip.vn/cam-nang/ngoi-chua-dep-o-sai-gon-38673#respond Tue, 21 Mar 2017 03:13:07 +0000 https://www.vntrip.vn/cam-nang/?p=38673 Vntrip.vn -

Không chỉ được biết đến là một thành phố năng động và phát triển bậc nhất của cả nước, Sài Gòn còn là nơi quy tụ rất nhiều ngôi chùa đẹp và linh thiêng. Những ngôi chùa bên cạnh là nơi gửi gắm tâm linh của người dân Sài Gòn mà tại đây có những dấu ấn kiến trúc độc đáo, […]

The post 5 ngôi chùa đẹp và linh thiêng nhất ở Sài Gòn appeared first on Cẩm nang du lịch Việt Nam.

]]>
Vntrip.vn -

Không chỉ được biết đến là một thành phố năng động và phát triển bậc nhất của cả nước, Sài Gòn còn là nơi quy tụ rất nhiều ngôi chùa đẹp và linh thiêng. Những ngôi chùa bên cạnh là nơi gửi gắm tâm linh của người dân Sài Gòn mà tại đây có những dấu ấn kiến trúc độc đáo, cổ vật và tượng Phật mang tính lịch sử. Hãy cùng VNTRIP chiêm ngưỡng lại các ngôi chùa đẹp ở Sài Gòn qua bài viết sau đây.

Tin liên quan: Du lịch Sài Gòn

Các ngôi chùa đẹp nên đi ở Sài Gòn

1. Chùa Bửu Long

  • Địa chỉ: 81 Nguyễn Xiển – Phường Long Bình – Quận 9 – Tp.HCM
Hình ảnh chùa Bửu Long - Một ngôi chùa đẹp ở Sài Gòn

Hình ảnh chùa Bửu Long – Một ngôi chùa đẹp ở Sài Gòn (Ảnh sưu tầm)

Chùa Bửu Long còn được gọi với cái tên cổ kính khác là Thiền Viện Tổ Đình Bửu Long. Ngôi chùa tọa lạc trong khuôn viên rộng hơn 11ha được bao quanh bởi hàng cây xanh sẽ khiến cho tâm hồn của bạn trở nên thanh tịnh và thoải mái khi tới nơi này.

Hình ảnh toàn cảnh ngôi chùa Bửu Long từ xa

Hình ảnh toàn cảnh ngôi chùa Bửu Long từ xa (Ảnh sưu tầm)

Đứng từ xa, du khách có thể dễ dàng nhìn thấy ngôi chùa qua hình ảnh ngọn bảo tháp màu vàng lấp lánh trên nền trời xanh biếc. Người dân sinh sống quanh chùa đều gọi đây là chùa Thái Lan, bởi vì thoạt nhìn thôi sẽ cho bạn cảm giác như đang du lịch đến Thái Lan vậy.

Không chỉ biết đến là nơi vô cùng linh thiêng ở Sài Gòn mà còn gây ấn tượng bởi kiến trúc được trạm trổ rất tinh tế. Hãy cùng chiêm ngưỡng những bức ảnh đẹp tại chùa Bửu Long sau đây nhé.

Chùa có nhiều cảnh đẹp cho bạn tha hồ check-in

Chùa có nhiều cảnh đẹp cho bạn tha hồ check-in (Ảnh sưu tầm)

một góc ảnh đẹp khác tại chùa Bửu Long

Một góc ảnh đẹp khác tại chùa Bửu Long (Ảnh sưu tầm)

Hình ảnh bên trong chùa Bưu Long đẹp lộng lẫy

Hình ảnh bên trong chùa Bưu Long đẹp lộng lẫy (Ảnh sưu tầm)

Hình ảnh kỉ niệm của du khách tới thăm quan chùa Bửu Long

Hình ảnh kỉ niệm của du khách tới thăm quan chùa Bửu Long (Ảnh sưu tầm)

2. Chùa Giác Lâm

  • Địa chỉ: 118 Lạc Long Quân – Phường 10 – Quận Tân Bình – Tp.HCM
Hình ảnh chùa Giác Lâm lung linh, huyền ảo trong sương mù

Hình ảnh chùa Giác Lâm lung linh, huyền ảo trong sương mù (Ảnh sưu tầm)

Là một trong những ngôi chùa đẹp tại Sài Gòn và cổ nhất được xây dựng từ năm 1744 cho đến ngày nay. Chùa Giác Lâm còn được biết đến với nhiều cái tên khác như là chùa Sơn Can,  Cẩm Sơn hay Cẩm Đệm.

Ngôi chùa Giác Lâm có lối kiến trúc tiêu biểu cho các chùa ở Nam Bộ, với mặt bằng tổng thể theo kiểu chữ Tam, bao gồm 98 cột chống đỡ.  Bên trong thì được bài trí 113 pho tượng cổ với nhiều chất liệu khác nhau vô cùng đẹp mắt.

Một góc nhỏ yên tĩnh, thanh bình tại chùa Giác Lâm

Một góc nhỏ yên tĩnh, thanh bình tại chùa Giác Lâm (Ảnh sưu tầm)

Bên trong chùa chứa đựng rất nhiều tư liệu quý báu về lịch sử, văn hóa cũng như nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc. Điểm đặc biệt khác với những ngôi chùa khác là sử dụng gần 7.500 chiếc đĩa kiểu cẩn dọc theo hai mặt tường của điện Phật, tháp Tổ, Tây đường, nóc mái. Với điểm này mà chùa Giác Lâm được trung tâm sách kỷ lục Việt Nam xác lập là ngôi chùa có số lượng đĩa kiểu trang trí nhiều nhất tại Việt Nam.

Sau đây là một số hình ảnh được chụp tại chùa Giác Lâm.

Không gian bên trong ngôi chừa Giác Lâm

Không gian bên trong ngôi chừa Giác Lâm (Ảnh sưu tầm)

Hình ảnh cổng chùa Giác Lâm - Sài Gòn

Hình ảnh cổng chùa Giác Lâm – Sài Gòn (Ảnh sưu tầm)

3. Chùa Xá Lợi

  • Địa chỉ: 89 Bà Huyện Thanh Quan – Phường 7 – Quận 3 – Tp.HCM
Hình ảnh bảo tháp Xá Lợi

Hình ảnh bảo tháp Xá Lợi (Ảnh sưu tầm)

Có thể nói rằng chùa Xá Lợi là một trong những ngôi chùa đầu tiên của thành phốHồ Chí Minh được xây dựng theo lối kiến trúc hoàn toàn mới. Phần trên là bái đường còn phía dưới là giảng đường. Bên cạnh đó, chùa là dấu chứng lịch sử về cuộc đấu tranh của Phật tử chống lại chế độ độc tài của Ngô Đình Diệm khi kỳ thị và đàn áp tôn giáo.

Hình ảnh cổng chùa Xá Lợi - Sài Gòn

Hình ảnh cổng chùa Xá Lợi – Sài Gòn (Ảnh sưu tầm)

Ngôi chùa được xây dựng là để thờ xá lợi Phật tổ cho nên mới được đặt tên là chùa Xá Lợi. Cấu trúc chùa bao gồm chính điện thờ Phật Thích Ca Mâu Ni, giảng đường, thư viện, tháp chuông, văn phòng, đoàn quán, nhà trai đường, phòng phát hành kinh sách, tăng phòng, phòng khách và vãng sinh đường.

Hình ảnh không gian bên chùa Xá Lợi

Hình ảnh không gian bên chùa Xá Lợi (Ảnh sưu tầm)

Ngoài ra tại đây còn có tháp chuông cao nhất Việt Nam gồm 7 tầng, mỗi tầng đều được thờ một vị Phật và cao 32m. Đặc biệt trên tầng cao nhất còn có treo một đại hồng chuông nặng tới 2 tấn.

Hình ảnh lễ hội tại Chùa Xã Lợi

Hình ảnh lễ hội tại Chùa Xã Lợi (Ảnh sưu tầm)

4. Chùa Vĩnh Nghiêm

  • Địa chỉ: 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Phường 7 – Quận 3 – Tp.HCM
Khung cảnh tại chùa Vĩnh Nghiêm nhìn từ trên cao

Khung cảnh tại chùa Vĩnh Nghiêm nhìn từ trên cao (Ảnh sưu tầm)

Tọa lạc trên một ngôi đồi thấp, bao quanh là núi non và sông nước tạo cho ngôi chùa Vĩnh Nghiêm nét đẹp cổ kính và tĩnh lặng. Thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước tới thăm quan và chiêm ngưỡng ngôi chùa này.

Hình ảnh cổng chùa Vĩnh Nghiêm

Hình ảnh cổng chùa Vĩnh Nghiêm (Ảnh sưu tầm)

Tương truyền rằng chùa được dựng từ đầu thời Lý Thái Tổ (1010-1028) cho tới thời vua Trần Thánh Tông (1258-1278) có các vị cao tăng tu hành nên ngôi chùa được tu tạo nguy nga, tráng lệ. Khi mà vua Trần Nhân Tông (1258-1308) từ bỏ ngôi vua đã đến chùa Vĩnh Nghiêm thụ giới và lấy hiệu là Hương Vân Đại Đầu Đà sáng lập nên Thiền phái Phật giáo Việt Nam.

Khung cảnh trang nghiêm bên trong chùa Vĩnh Nghiêm

Khung cảnh trang nghiêm bên trong chùa Vĩnh Nghiêm (Ảnh sưu tầm)

Chùa Vĩnh Nghiêm là một ngôi chùa lớn, nổi tiếng và đẹp tại Tp. HCM với tháp đá cao và công phu nhất Việt Nam với 7 tầng, cao 14 m.

5. Chùa Nam thiên đệ nhất trụ

  • Địa chỉ: 100 Đặng Văn Bi – Phường Bình Thọ – Quận Thủ Đức – Tp.HCM
Hình ảnh chùa Một cột tại thành phố Hồ Chí Minh

Hình ảnh chùa Một cột tại thành phố Hồ Chí Minh (Ảnh sưu tầm)

Được ví như là chùa Một Cột ở miền Nam, do hòa thượng Thích Trí Dũng xây dựng vào năm 1958 và hoàn thành vào năm 1977. Chùa Nam Thiên Nhất Trụ được xây dựng theo kiến trúc chùa cổ ở miền Bắc từ cách bố trí thờ phụng cho đến những  đường nét hoa văn tinh xảo.

Hình ảnh cổng chùa Nam Thiên Nhất Trụ - Sài Gòn

Hình ảnh cổng chùa Nam Thiên Nhất Trụ – Sài Gòn (Ảnh sưu tầm)

Tọa lạc ngay giữa lòng hồ Long Nhãn quanh năm nước xanh biếc, bên dưới lòng hồ được tô điểm bằng những nụ hoa sen hồng vô cùng đẹp mắt.

Một trong những địa điểm thăm quan ở chùa Nam Thiên Nhất Trụ

Một trong những địa điểm thăm quan ở chùa Nam Thiên Nhất Trụ (Ảnh sưu tầm)

Chùa được xây dựng với mục đích là địa điểm danh lam thắng cảnh để mọi người tới chiêm ngưỡng. Đồng thời cũng là nơi để những người con xa xứ thỏa lòng thương nhớ quê hương. Hơn nữa, khi đến đây du khách còn có thể chiêm ngưỡng tượng Đức Địa Tạng nặng tới 61 kg được đúc bằng kim loại quý.

Trên đây là những ngôi chùa đẹp ở Sài Gòn. Chúc bạn sẽ có chuyến khám phá vùng đất này thật thú vị và đừng quên đặt phòng thật dễ dàng tại VNTRIP nhé!

Các địa điểm du lịch Sài Gòn khác:

The post 5 ngôi chùa đẹp và linh thiêng nhất ở Sài Gòn appeared first on Cẩm nang du lịch Việt Nam.

]]>
https://www.vntrip.vn/cam-nang/ngoi-chua-dep-o-sai-gon-38673/feed 0