Khám phá chùa Bà Châu Đốc An Giang “địa điểm linh thiêng”
Nội dung chính
Chùa Bà Châu Đốc An Giang hiện đang là điểm đến thu hút rất đông du khách thập phương tới viếng thăm trong những dịp lễ, Tết. Tọa lạc ngay dưới chân núi Sam thuộc phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. Chùa bà Châu Đốc là một trong những di tích lịch sử, kiến trúc và tâm linh quan trọng cần được bảo tồn và phát triển.
Tin liên quan: Du lịch An Giang
Tìm hiểu chùa Bà Châu Đốc An Giang
Mỗi khi nhắc tới núi Sam hay Châu Đốc thì ai ai cũng nghĩ tới miếu Bà Chúa Xứ. Với sự linh thiêng và ứng nghiệm, cầu được ước thấy khiến chùa Bà hàng năm thu hút hàng triệu lượt khách đến tham quan, cúng viếng. Không chỉ là trung tâm văn hóa tín ngưỡng của người dân An Giang nói riêng và dân miền Tây nói chung mà còn là địa điểm du lịch tâm linh hấp dẫn trong những ngày lễ, Tết.
Nguồn gốc chùa Bà Châu Đốc An Giang
Theo những thông tin cho biết thì cách đây 200 năm, người dân địa phương tại Châu Đốc đã phát hiện ra tượng Bà ở trên đỉnh núi Sam và muốn đưa xuống. Tuy nhiên, mấy chục thanh niên cường tráng định khiêng tượng Bà nhưng không được. Sau đó qua miệng bà “cô Đồng” bảo chỉ cần 9 cô gái đồng trinh lên khiêng xuống. Nhưng đến chân núi thì tượng Bà bất ngờ nặng trịch không thể đi nữa. Người dân nghĩ Bà chọn nơi đây để an vị ở đây và đã lập miếu tôn thờ.
Đường đi chùa Bà Châu Đốc An Giang
Nằm cách thành phố Hồ Chí Minh hơn 200km và thành phố An Giang khoảng 36km. Du khách có thể tham khảo các tuyến đường sau đây.
– Xuất phát từ TP HCM: Các bạn đi theo Phan Văn Hớn đến Xa lộ Đại Hàn/QL1A tại Tân Thới Nhất. Sau đó đi theo ĐCT Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương/ĐCT01 và QL62 đến ĐT 819 tại Tân Lập. Tiếp tục Đi dọc theo ĐT 819 đến đường 3 Tháng 2 tại tt. Tân Hưng.
Sau đó Đi dọc theo TL831/Tỉnh lộ 831/ ĐT831, ĐT842 và ĐT841 đến Thường Phước 2. Tiếp tục đi đến Phà Tân Châu/Tân Châu – Hồng Ngự. Đến đây, các bạn mua vé tuyến phà Phà Tân Châu/Tân Châu – Hồng Ngự. Sang bên kia sông, các bạn tiếp tục đi thẳng để vào Phà Tân Châu/Tân Châu – Hồng Ngự. Đến tiệm Uốn Tóc Mỹ Nguyệt thì rẽ phải vào đường Trần Hưng Đạo/ĐT954. Sau đó chạy thẳng ĐT953 đến Phà Châu Giang tại Phú Hiệp.
Các bạn tiếp tục qua chuyến phà thứ 2, cuối cùng lái xe đến Châu Thị Tế/Tân Lộ Kiều Lương tại Núi Sam.
– Xuất phát từ thành phố An Giang: Chạy đến Vĩnh Thạnh Trung và đi dọc theo ĐT945 – QL91 đến Kinh 4 tại Châu Phú B, Thành phố Châu Đốc. Sau đó là lái xe đến Châu Thị Tế/Tân Lộ Kiều Lương tại Núi Sam.
Kiến trúc chùa Bà Chúa Xứ núi Sam
Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam không chỉ nổi tiếng linh thiêng mà còn biết đến với lối kiến trúc độc đáo và đẹp mắt. Ngày trước miếu Bà được xây dựng đơn sơ bằng tre lá, nằm quay về hướng tây bắc, phần lưng thì quay về vách núi, còn chính điện nhìn ra con đường và cánh đồng làng.
Vào năm 1870, miếu được người dân xây dựng lại bằng gạch hồ ô dước. Trong 4 năm từ 1972 đến 1976, miếu Bà được hai kiến trúc sư Huỳnh Kim Mãng và Nguyễn Bá Lăng tái thiết lớn tạo nên dáng vẻ như hiện nay. Miếu có kiến trúc dạng chữ “quốc”, hình khối tháp dạng như hoa sen đang nở. Mái tam cấp ba tầng lầu được lợp bằng ngói đại ống màu xanh ngọc bích đẹp mắt, góc mái thì vút cao như mũi thuyền đang lướt sóng.
Bên trong miếu thì lại được thiết kế và trang trí mang đậm nét nghệ thuật Ấn Độ. Các cánh cửa miếu được các nghệ nhân chạm trổ, điêu khắc tinh xảo. Đặc biệt, nhiều liễn đối và hoành phi ở nơi đây cũng được dát vàng son rực rỡ.
Tượng Bà được người dân đặt ở giữa chính điện, xung quanh đó còn có bàn thờ Hội đồng ở phía trước, Tiền hiền và Hậu hiền thì đặt hai bên. Bàn thờ Cậu đặt ở bên trái, có thờ một Linga bằng đá rất to, cao khoảng 1,2m, còn bàn thờ Cô thì ở bên phải thờ một tượng nữ thần nhỏ bằng gỗ,…
Tượng Bà Chúa Xứ Núi Sam – An Giang
Theo lời truyền miệng dân gian thì vào những năm 1820 – 1825, quân Xiêm sang quấy phá nước ta và đuổi theo dân lên đỉnh núi Sam thì gặp tượng Bà. Bọn chúng ra sức khiêng bức tượng nhưng không nhấc nổi, một tên trong số đó đã làm tức giận làm gãy tay Bà và ngay lập tức hắn bị trừng phạt. Từ đó người dân gọi là Bà Chúa Xứ và lập miếu thờ để cho Bà Chúa phù hộ mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, tránh được giặc cướp, thoát khỏi dịch bệnh.
Còn theo nhà khảo cổ học người Pháp Malleret nghiên cứu vào năm 1941 cho biết tượng Bà Chúa Xứ Núi Sam thuộc loại tượng thần Vishnu (nam thần). Tạc dáng người nghĩ ngợi, quý phái, chất lượng bằng đá son, có giá trị nghệ thuật cao. Bức tượng được tạc vào cuối thế kỷ 6 và rất có thể đây một trong số hiện vật cổ còn sót lại của nền văn hóa Óc Eo xưa.
Vào năm 2009, tượng Bà được ghi vào sách Kỷ lục An Giang là bức tượng bằng đá sa thạch xưa nhất Việt Nam và có áo phụng cúng nhiều nhất. Hiện nay, chùa Bà Châu Đốc An Giang “điểm nhấn” của du lịch tâm linh hấp dẫn của vùng ĐBSCL.
Thời điểm để đi hành hương Chùa Bà Chúa Xứ Châu Đốc
Do nhu cầu hành hương về Châu Đốc ngày một tăng cao, nhất là vào tháng 1 đến tháng 3 âm lịch. Do đo mà bạn nên lựa chọn thời gian hợp lý để đến Châu Đốc tránh tình trạng đông đúc, chen lấn, xô đẩy, kẹt xe, móc túi. Lời khuyên của chúng tôi dành cho cá bạn thì thời điểm thích hợp để hành hương tới chùa Bà là vào những ngày đầu tuần và giữa tuần. Bởi vì lúc này giá vé xe cũng “mềm” hơn ngày thường và đỡ đông hơn so với những ngày lễ, Tết.
Tin liên quan:
Đừng bỏ lỡ
Danh mục: An Giang
bà chúa xứ châu đốc an giang
bà chúa xứ linh thiêng
cách cúng bà chúa xứ
chùa bà châu đốc an giang
chùa bà châu đốc có linh không
địa chỉ chùa bà châu đốc an giang
Du lịch An Giang
đường đi chùa bà châu đốc an giang
miếu bà chúa xứ châu đốc an giang
tượng bà chúa xứ
Các khách sạn phù hợp với bạn!
Bài viết mới nhất
Vntrip tham gia triển lãm sản phẩm và các mô hình, giải pháp công nghệ, ứng dụng dữ liệu, trí tuệ nhân tạo – TPHCM
Vntrip nhận giải thưởng Doanh nghiệp có thành tích xuất sắc nhất quận Tây Hồ
Khoảnh khắc ấn tượng dịp kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô
Sân bay Nội Bài cùng 3 sân bay khác đóng cửa do bão số 3 Yagi
Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2024 tổ chức giữa tháng 6
0 bình luận