Ghé thăm chùa Bửu Long – “Ngôi chùa Thái” đẹp ngỡ ngàng ở Sài Gòn

Luyến Nguyễn
29.4K

Về với thành phố Hồ Chí Minh, nhiều người, đặc biệt là du khách hành hương khó lòng mà bỏ qua cơ hội thăm quan chiêm ngưỡng ngôi chùa Bửu Long với lối kiến trúc vô cùng lộng lẫy mà cũng không kém phần linh thiêng.

Tin liên quan: Du lịch Sài Gòn

Lối kiến trúc độc đáo, lộng lẫy như một lâu đài – địa điểm du lịch Sài Gòn đẹp (ảnh sưu tầm)

Các cung đường đi đến chùa Bửu Long

Cách 1: Từ ngã tư Thủ Đức

– Rẽ phải vào Lê Văn Việt.

– Đi khoảng 4,5km đến cuối đường Lê Văn Việt gặp Ngã ba Mỹ Thành (trước mặt có cây xăng Mỹ Thành).

– Rẽ phải vào đường Nguyễn Văn Tăng. Đi khoảng 2km gặp ngã rẽ bên phải có ghi tên đường là Nguyễn Xiển nhưng đừng rẽ vào đây mà tiếp tục đi thẳng, đường đi thẳng này cũng là Nguyễn Xiển. Bạn đi tiếp sẽ gặp trường THPT Nguyễn Văn Tăng, đi khoảng 1km nữa là thấy chùa Bửu Long.

Cách 2: Đi từ hầm Thủ Thiêm

– Chạy thẳng đại lộ Mai Chí Thọ.

– Rẽ phải vào đường Nguyễn Thị Định, chạy khoảng 700 m quẹo trái vào đường Nguyễn Duy Trinh

– Chạy hết đường Nguyễn Duy Trinh sẽ là đường Nguyễn Xiển, nhưng ở quận 9 có 2 đoạn đường tên là Nguyễn Xiển nên bạn cứ tiếp tục chạy thẳng cho hết đường này rồi sau đó rẽ tay phải, chạy khoảng thêm 3km nữa là tới.

Cách 3: Từ khu Suối Tiên

Từ ngã tư Thủ Đức tiếp tục chạy thẳng theo Xa lộ Hà Nội đến suối Tiên, chạy thêm khoảng 2,5km gặp Cây xăng Hiệp Phú 2 tại Ngã ba đường mới nằm bên phải xa lộ Hà Nội. Sau đó rẽ vào Ngã ba đường mới, đi hết đoạn đường ngắn này (1,5km), gặp đường Nguyễn Xiển cắt ngang trước mặt, rẽ phải một chút qua cầu Đồng Tròn, chạy tiếp khoảng hơn 700 m sẽ thấy chùa Bửu Long nằm bên phải đường.

Không chỉ là chốn hành hương, chùa Bửu Long còn có rất nhiều hoạt động thiện nguyện đóng góp cho xã hội. Chùa có một ban công tác từ thiện, một chi hội Chữ Thập Đỏ và một Phòng Khám Y Tế khám và phát thuốc miễn phí cho mọi người vào mỗi thứ 7 hàng tuần. Nếu có thời gian, bạn nhớ ghé về thăm tòa kiến trúc đặc biệt này nhé.

Chùa Bửu Long quận 9

Nằm trên một ngọn đồi phía tây sông Đồng Nai, chùa Bửu Long tọa lạc tại số 81 Nguyễn Xiển, phường Long Bình, quận 9, cách trung tâm TP. Hồ Chí Minh khoảng 20km, có tên chính thức là thiền viện Tổ Đình Bửu Long. Được thành lập năm 1942, đến năm 2007, chùa Bửu Long được đầu tư xây dựng và trùng tu thêm, trở thành công trình kiến trúc tiêu biểu cho sự kết hợp hài hòa văn hóa Thái Lan, Ấn Độ cùng tinh hoa kiến trúc nhà Nguyễn.

(Video sư tầm)

Khu vực chính điện và khuôn viên xung quanh chùa được xây dựng hoàn toàn dựa theo thiết kế của trụ trì Thích Viên Minh. Bảo tháp Gotama Cetiya, bảo tháp chính của chùa, là bảo tháp lớn nhất Việt Nam với chiều cao 56m cùng bốn tháp phụ xung quanh, được xây dựng theo lối kiến trúc cung điện với màu trắng chủ đạo, phối cùng màu vàng rực rỡ ở phần chóp của kiến trúc chùa Thái Lan.

Có rất nhiều người dân địa phương gọi đây là chùa Thái Lan vì lối kiến trúc đặc trưng đậm màu sắc của xứ sở chùa vàng (Ảnh: @nhanvtt)

Chùa liên tục được trùng tu tôn tạo với các khu vực chính bao gồm: chánh điện, tăng xá, trai đường, khách đường, tổ đường, thiền thất của chư Tăng, ni viện, ni xá và am thất của Tu nữ, tịnh nhân. Chính điện ngày nay không phải do xây mới mà được trùng tu từ di tích cũ, nơi Tổ sư và Đại đức Lão Tâm để lại, khang trang tiện nghi hơn nhưng vẫn không đánh mất hình dáng, nét cũ của chùa cổ.

Chùa Bửu Long nằm giữa núi rừng thiên nhiên thoáng đãng, hòa mình với cây cối, rộng lớn mà nguy nga với lối kiến trúc vô cùng độc đáo (Ảnh sưu tầm).

Lối vào ngôi chùa thái lan ở TPHCM rợp bóng cây (ảnh sưu tầm)

Sư tử đá uy nghi ở lối vào của chùa (Ảnh: Rockke)

Phía trước chùa có cả một hồ nước xanh biếc, càng làm nổi bật lên màu vàng rực rỡ của tòa kiến trúc (Ảnh: Tráng Sĩ Hùng)

Cột đá giữa hồ ở trước chính điện (Ảnh: JS)

Những bức phù điêu sống động của ngôi chùa Thái Lan ở Sài Gòn (Ảnh: Vũ Kiên)

Đèn đá được chạm trổ công phu (Ảnh: HC Tuân)

Tinh xảo đến từng chi tiết (Ảnh: JS)

Với vị trí đặc thù nằm giữa đồi cây xanh mát, chùa Bửu Long được rất nhiều người, không chỉ riêng khách hành hương, lựa chọn làm điểm đến chay tịnh để ngồi thiền, hay chỉ đơn giản là ngắm nhìn cảnh sắc xung quanh, tạm quên đi những xô bồ của cuộc sống hối hả hàng ngày.

Khung cảnh từ tháp trên lầu 4 của chùa (ảnh sưu tầm)

Khung cảnh chiều tà ở chùa Bửu Long ngôi chùa chùa Thái Lan ở Sài Gòn (Ảnh: Xuan Nguyen)

Các khu du lịch gần Sài Gòn khác: Check-in ở Nhà thờ Tân Định – “Nhà thờ màu hồng” nằm giữa lòng Sài Gòn

0 bình luận

    Các khách sạn phù hợp với bạn!