Chùa Hoằng Phúc Quảng Bình – ngôi chùa “vô song phúc địa” có niên đại gần 1000 năm tuổi
Chùa Hoằng Phúc tọa tại thôn Thuận Trạch, xã Mỹ Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Đây là ngôi chùa cổ xưa nhất miền Trung với tuổi đời gần 1000 năm, gắn liền với đời hoằng pháp của Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông.
Theo lời truyền lại, năm 1301, Phật Hoàng đã thuyết pháp, truyền giảng đạo lí tại ngay chính ngôi chùa này. Bởi vậy chùa Hoằng Phúc trở thành ngồi chùa linh thiêng, mãi đến các đời vua sau này vẫn tiếp tục cho xây dựng, tu sửa để có được kiến trúc nguy nga như ngày nay.
Chùa Hoằng Phúc, Quảng Bình (Ảnh: ST).
Không ai rõ chùa được xây dựng từ thời nào, chỉ biết vào thời điểm năm 1301 kể trên ngôi chùa đã có ở đó. Sừng sững trên mảnh đất Quảng Bình đã 6-7 thế kỉ, chứng kiến biết bao đổi thay của đất nước từ thời chiến tranh loạn lạc, đất nước bị chia cắt tới thời bình ngày nay vẫn còn đây.
Khi các nước đế quốc, thực dân vào xâm lược nước ta, chúng cho quân nhắm vào tàn phá trường học, chùa chiền – vì đó là những nơi tập trung nuôi dưỡng, che giấu cán bộ cách mạng. Mục đích nữa là để triệt tiêu văn hóa, phá vỡ tôn giáo khiến nhân dân mụ mị cho dễ bề cai trị. Cũng giống như nhiều ngôi chùa khác, chùa Hoằng Phúc Quảng Bình không chỉ nuôi dưỡng các các bộ cách mạng, mà còn là nơi cất giấu vũ khí, diễn ra các cuộc họp bàn kế hoạch tiến đánh, kết nạp, huấn luyện cho đoàn dân quân tự vệ… góp phần vào thắng lợi chung của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong chiến tranh, chùa Hoằng Phúc cũng nhiều lần bị tàn phá, ném bom dẫn đến hư hỏng nặng nhưng may sao vẫn còn giữ được nhiều hiện vật giá trị như: quả chuông đồng, mõ, tòa sen Phật, lư hương…
Một cây cổ thụ với phần rễ ôm trọn lấy cổng tam quan cũ (Ảnh: ST).
Phối cảnh dự án tu bổ chùa (Ảnh: ST).
Giếng cổ sau khi được phục dựng (Ảnh: ST).
Diện tích khuôn viên chùa vô cùng lớn, khoảng 10.000m2, thế nhưng diện tích thực được đưa vào sử dụng chỉ tầm 100m2. Phần diện tích còn lại chủ yếu là ao hồ và đất canh tác cho nhân dân trong vùng. Sau khi được tu sửa và chính thức khánh hạ vào năm 2016, chùa Hoằng Phúc trở thành nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh, phục vụ đời sống tín ngưỡng cho người dân và nhu cầu thăm quan, lễ Phật của các du khách tới thăm Quảng Bình.
Ban Tam Bảo (Ảnh: ST).
Các bức tượng cổ còn lưu giữ được cho tới ngày nay (Ảnh: ST).
Xem thêm: Cẩm nang du lịch Quảng Bình từ A đến Z
Du khách biết đến ngôi chùa với bức hoành phi nổi tiếng mà chúa Nguyễn Phúc Chu khi xưa đã cảm tặng với dòng chữ “vô song phúc địa”, nghĩa là vùng đất phúc thiêng có một không hai. Chùa Hoằng Phúc Quảng Bình thu hút nhiều Phật tử tới dâng hương lễ tạ vì nổi tiếng linh thiêng. Sau nhiều lần cải tạo vẫn giữ được nét trầm mặc, cổ kính với những bức tường rêu phong tạo cảm giác an lạc mỗi khi ghé thăm.
Đừng bỏ lỡ
Các khách sạn phù hợp với bạn!
Bài viết mới nhất
Vntrip tham gia triển lãm sản phẩm và các mô hình, giải pháp công nghệ, ứng dụng dữ liệu, trí tuệ nhân tạo – TPHCM
Vntrip nhận giải thưởng Doanh nghiệp có thành tích xuất sắc nhất quận Tây Hồ
Khoảnh khắc ấn tượng dịp kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô
Sân bay Nội Bài cùng 3 sân bay khác đóng cửa do bão số 3 Yagi
Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2024 tổ chức giữa tháng 6
0 bình luận