Chùa Kim Cang – Địa điểm du lịch tâm linh hấp dẫn tại Long An
Nội dung chính
Mặc dù Long An không phải là trọng điểm du lịch của miền Nam nhưng nơi đây cũng có nhiều địa điểm hấp dẫn đáng để đổi gió vào những dịp nghỉ lễ cuối tuần. Một trong số đó phải kể đến chùa Kim Cang, ngôi chùa cổ tự nổi tiếng nhất miền Nam hiện nay, một di tích lịch cấp tỉnh cần được phát triển. Trong bài viết hôm nay, các bạn hãy cùng chúng tôi khám phá vẻ đẹp tâm linh của ngôi chùa cổ kính này nhé!
Khám phá vẻ đẹp tâm linh chùa Kim Cang Thủ Thừa
Đôi nét về chùa Kim Cang
Tọa lạc tại ấp Bình Cang 1, xã Bình Thạnh, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An, gần cầu Voi. Ngôi chùa thuộc hệ phái Bắc Tông và được dựng vào khoảng cuối thế kỷ XIX theo lối kiến trúc truyền thống.
Vào năm 1820 thời vua Minh Mạng Nguyên Niên, hòa thượng Đại Bồ thuộc dòng Lâm Tế thứ 37 đã dựng lên một ngôi chùa tên Phước Long Tự tại thôn Bình Khuê, tổng Thuận Đạo, huyện Cửu An, phủ Tân An. Và nay thuộc xã Quê Mỹ Thạnh, huyện Tân Trụ.
Đến năm 1865, trụ trì tiếp theo của chùa là Hòa Thượng Chánh Tâm, thuộc dòng Lâm Tế thứ 40. Theo những gì kể lại rằng: “Trong một lần trụ trì nằm mộng thấy thần Kim Cang dẫn lối đưa chùa về nơi mới tại ấp Bình Cang 1, xã Bình Thạnh, huyện Thủ Thừa. Sau đó lấy tên là chùa Kim Cang như ngày nay”
Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỷ XX, chùa đã mở nhiều lớp học dành cho người dân nghèo và góp phần không nhỏ vào công cuộc chấn hưng Phật giáo miền Nam lúc bấy giờ.
Tham quan chùa Kim Cang Thủ Thừa
Do được xây dựng vào khoảng giữa thế kỉ thứ 19 nên chùa có lối kiến trúc truyền thống, mái chùa cong cổ kính được bao phủ bởi lớp sơn vàng óng và chấm phá những họa tiết trang trí màu đỏ bắt mắt. Và điểm nổi bất trong toàn bộ kiến trúc chùa đó chính là cổng tam quan. Với mái cổng được trang trí phù điêu lưỡng long tranh châu uốn lượn vô cùng đẹp mắt, còn ở phía đuôi mái được chạm khắc tinh xảo hình hoa lá cách điệu.
Ngoài kiến trúc cổng chùa ra còn một khu vực nữa thu hút nhiều du khách tham quan. Đó chính là khu vườn tượng với những bức tượng mô tả một cách sống động về sự tích đức Phật Thích Ca ra đời đi bảy bước dưới chân nở 7 toà sen độc đáo. Còn ở phía sân trước chùa Kim Cang có bức tượng thờ tự Phật Quan Âm, đức Phật chuyển pháp luân và vườn tượng thờ tự Lâm Tì Ni.
Nói chung kiến trúc chùa Kim Cang được thiết kế một cách hài hòa từ cách phối màu độc đáo đến từng đường nét điêu khắc sắc sảo tạo nên một không gian thanh nhã, nhuốm màu Phật pháp. Bất cứ ai ghé thăm chùa cũng đều có được ấn tượng sâu đậm nhất.
Bên cạnh kiến trúc độc đáo của chùa Kim Cang ra, du khách còn được tìm hiểu văn hóa Phật giáo qua hệ thống truyền thừa và kinh sách cổ lưu lại. Với 299 mộc bản chữ Hán còn nguyên vẹn được tạo khắc tinh sảo, trong đó có các kinh Phật như Kim Cang, Bát Nhã, Tân San Bổ chính yếu đại đoàn, Ba La Mật Kinh,… có giá trị tư liệu lịch sử cao cần được bảo tồn.
Không những thế, chùa Kim Cang còn là nơi in ấn và phát hành những bộ kinh Phật lớn của vùng Gia Định thời xưa. Tới thời điểm hiện tại thì chùa vẫn còn lưu giữ rất nhiều bản in khắc gỗ kinh Phật bằng chữ Hán và bảng kinh Kim Cang là có quý giá nhất.
Vào ngày 12/7/2011, chùa Kim Cang chính thức nhận bằng di tích lịch sử – văn hóa cấp tỉnh theo Quyết định số 2157/QĐ củaUBND tỉnh Long An.
Theo như những đánh giá của các nhà nghiên cứu lịch sử Phật giáo Việt Nam được ghi lại trong quyển sách Những ngôi chùa Nam Bộ có nói lại rằng: “Chùa Kim Cang là ngôi cổ tự nổi tiếng miền Nam xưa nay.” Chính vì vậy mà chùa không chỉ nơi để các phật tử tới cúng bái mà còn là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng tại Long An. Nếu bạn có dịp tới đây thì hãy dành chút thời gian ghé qua chùa nhé!
Tin liên quan:
Đừng bỏ lỡ
Danh mục: Long An
chùa
chùa cổ
chùa gần sài gòn
chùa kim cang
chùa kim cang thủ thừa
du lịch long an
du lịch tâm linh
Các khách sạn phù hợp với bạn!
Bài viết mới nhất
Bay Bangkok mê say cùng Vntrip và Bamboo!
Vntrip tham gia triển lãm sản phẩm và các mô hình, giải pháp công nghệ, ứng dụng dữ liệu, trí tuệ nhân tạo – TPHCM
Vntrip nhận giải thưởng Doanh nghiệp có thành tích xuất sắc nhất quận Tây Hồ
Khoảnh khắc ấn tượng dịp kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô
Sân bay Nội Bài cùng 3 sân bay khác đóng cửa do bão số 3 Yagi
0 bình luận