Khám phá chùa Tây Tạng Bình Dương – Địa điểm du lịch tâm linh hấp dẫn
Nội dung chính
Bình Dương được nhiều người đến là nơi có những khu công nghiệp quy mô lớn được xếp vào hàng bậc nhất cả nước. Tuy nhiên ít ai biết được tại đây có nhiều công trình tâm linh nổi tiếng. Một trong số đó là chùa Tây Tạng Bình Dương. Trong bài viết hôm nay, các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngôi chùa đặc biệt này nhé!
Tin liên quan: Du lịch Bình Dương
Chùa Tây Tạng Bình Dương – Điểm đến tâm linh hấp dẫn
Địa chỉ chùa Tây Tạng
Chùa Tây Tạng là một ngôi chùa ở Việt Nam hiện đang nằm tại 46B Thích Quảng Đức, phường Chánh Nghĩa, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Ngôi chùa này được sách kỷ lục guinness Việt Nam xác lập là “Ngôi chùa có tượng Bồ Đề Đạt Ma bằng tóc lớn nhất”.
Để đến với ngôi chùa này, các bạn đi từ tỉnh Bình Dương về hướng Tây Nam lên TL750/ĐT750/Tỉnh lộ 750/Đường tỉnh 750 về phía ĐT240. Tiếp tục đi thẳng vào đường 30 Tháng 4 đên Cơ Sở Màn Cửa Hồng Nhung thì chếch sang phải vào Bình Dương/QL13. Đi khoảng 21km thì rẽ phải tại Cửa Hàng Năm Quốc vào Thích Quảng Đức (các biển báo dành cho Chợ Thủ Dầu Một) là sẽ đến chùa Tây Tạng.
Sơ lược chùa Tây Tạng – Bình Dương
Ngôi chùa Tây Tạng Bình Dương do Hòa thượng Chơn Phổ – Nhẫn Tế(Thiền sư Minh Tịnh) sáng lập vào năm 1928 với tên gọi đầu tiên là Bửu Hương Tự, thuộc hệ phái Bắc tông. Vào thời điểm đó, chùa chỉ là một am nhỏ thờ Phật cất và cũng là nơi để các thiền sư tu tập và phổ độ chúng sanh. Mãi đến năm 1937, sau khi thiền sư Minh Tịnh vân du đất Phật trở về thì mới được đổi tên thành chùa Tây Tạng Tự.
Các đời trụ trì chùa Tây Tạng:
– Hòa thượng Thích Nhẩn Tế – tức Minh Tịnh thiền sư, Tổ khai sơn chùa Tây Tạng
– Và hòa thượng Thích Tịch Chiếu – Trụ trì thứ 2 của Chùa
– Hòa thượng Thích Chơn Hạnh – trụ trì đương nhiệm của Chùa
Kiến trúc chùa Tây Tạng
Ngôi chùa này được đại trùng tu vào năm 1992 mang dáng dấp gần giống với kiến trúc của một ngôi chùa ở xứ sở Tây Tạng. Khi bước vào cổng Chùa, du khách sẽ được chiêm ngưỡng hai câu đối do Thiền sư Minh Tịnh đặt với sự kết hợp rất nhịp nhàng hai tên trước và hiện nay của Chùa:
“Tây quy độc diệu thiên chơn Bửu / Tạng xuất hàm linh địa chánh Hương”
(Tạm dịch: Ngọc thật của trời độc diệu từ Tây lại/ Chánh hương của đất chứa linh thiêng do Tạng sinh)
Ở chánh điện được thiết kế với cấu trúc hình khối vuông, chính giữa là ngôi tháp và các tứ giác có chiều cao trên 15m. Còn ở tầng thượng nóc chùa là nơi điện thờ 5 vị Phật của Phật giáo Tây Tạng. Tượng “Ngũ trí Như Lai” được bố cục theo Mandala – biểu tượng của Phật giáo Mật tông.
Đi sâu vào bên trong chánh điện, du khách sẽ được chiêm ngưỡng thiết kế thờ phượng như một pháp hội khi Phật Thích Ca còn tại thế. Ở giữa điện thờ tượng Phật Thích Ca ngồi thiền có chiều cao lên tới 2,3 m. Xung quanh có chư Phật và Bồ tát ở các vị trí khác nhau. Ví dụ như tầng dưới thờ Địa Tạng, Di Lặc, tầng kế thì thờ Phổ Hiền, Văn Thù, còn tầng trên thờ Quan Âm, Đại Thế Chí, v.v…
Chùa Tây Tạng ở Bình Dương được xem là một trong những ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất, mang màu sắc của Mật tông, khác hoàn toàn với nhiều ngôi chùa khác ở Việt Nam lúc bấy giờ.
Những nét độc đáo tại chùa Tây Tạng Bình Dương
Như đã nói ở trên, trong chùa Tây Tạng Bình Dương có bức tượng Đạt Ma Sư Tổ được sách Kỷ lục Việt Nam xác nhận là bức tượng được làm bằng tóc lớn nhất Việt Nam.
Bức tượng này mô tả hình tướng của Sơ tổ Thiền tông Bồ Đề Đạt Ma đang bước đi, ở trên vai ông là một đòn gánh. Đầu đòn gánh bên trái là hòm kinh Lăng Già và bên tay phải là túi càn khôn. Đặc biệt, trên đòn gánh còn treo một chiếc nón lá mang đậm chất văn hóa Việt Nam.
Tượng bao gồm 3 phần rời nhau và được gắn lại bằng keo dán. Chỉ trừ phần khung được làm bằng sắt thì còn chất liệu chủ yếu được làm bằng tóc được thu nhận từ các Phật tử. Chiều cao của bức tượng là 2,83 m, chiều ngang được tính từ túi Càn khôn đến kinh Lăng già dài 1,74 m. Được ông Nguyễn Khắc Bửu cùng với các ông Nguyễn Chí Cơ và Tôn Ngọc An làm trong 2 năm (1982 – 1983) mới hoàn thành xong.
Ngoài ra, đến thăm ngôi chùa Tây Tạng, khách hành hương còn được các sư thầy kể lại câu chuyện nhà sư Minh Tịnh đi tham bái Ấn Độ, Tây Tạng vào những năm 1935-1937.
“Sau khi đã đi viếng hết những thắng tích nổi tiếng của Phật giáo ở Ấn Độ, ông bất kể hiểm nguy, khó nhọc đã vượt núi rừng Hi Mã Lạp Sơn để đến được kinh đô Lhasa của Tây Tạng thời đó. Ông được tiếp đón niềm nở và thọ truyền pháp tu của Phật giáo Tây Tạng.”
Nhà sư Minh Tịnh được xem là nhà sư Việt Nam đầu tiên đặt chân đến với miền xứ tuyết khi có một ý chí bền bĩ hiếm có. Cuộc hành trình của ông được ghi lại trong quyển Nhật ký tham bái Ấn Độ – Tây Tạng khá dày và hiện còn được lưu giữ trong chùa.
Vào tối ngày mùng tám tháng giêng là thời điểm chùa tổ chức lễ cúng sao giải hạn, cầu an cho bá tánh thập phương nên rất đông người lui tới.
Theo như lời kể của một du khách hành hương đầu năm mô tả lại rằng: “Chùa Tây Tạng là danh lam của miền đất Bình Dương. Ngôi chùa có cảnh trí đẹp, thoáng mát, tĩnh lặng trước cảnh náo nhiệt của phố phường. Đến đây khiến cho con người trở nên thư thái và thanh tịnh hơn.”
Tin liên quan:
Đừng bỏ lỡ
Danh mục: Bình Dương
chùa bình dương
chùa nổi tiếng ở bình dương
chùa tây tạng bình dương
chùa tây tạng ở bình dương
chùa tây tạng ở đâu
địa chỉ chùa tây tạng bình dương
du lịch Bình Dương
du lịch gần sài gòn
Các khách sạn phù hợp với bạn!
Bài viết mới nhất
Vntrip tham gia triển lãm sản phẩm và các mô hình, giải pháp công nghệ, ứng dụng dữ liệu, trí tuệ nhân tạo – TPHCM
Vntrip nhận giải thưởng Doanh nghiệp có thành tích xuất sắc nhất quận Tây Hồ
Khoảnh khắc ấn tượng dịp kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô
Sân bay Nội Bài cùng 3 sân bay khác đóng cửa do bão số 3 Yagi
Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2024 tổ chức giữa tháng 6
0 bình luận