Có những điểm hẹn như thế, sừng sững từ trong văn học
Nội dung chính
Có những địa danh bước ra từ văn học và ghi dấu ấn đậm nét, cũng có những địa điểm du lịch không biết tự lúc nào đã trở thành chất liệu quan trọng của những người cầm bút. Có những địa danh tưởng chừng chỉ là sự tưởng tượng, vậy mà nó vẫn hiện hữu rất cụ thể.
Có những địa danh từ trong văn học (Ảnh sưu tầm) |
Ga Cẩm Giàng, Hải Dương
Ga xép phố huyện một thuở (ảnh sưu tầm) |
Ga Cẩm Giàng nằm ở huyện Cẩm Giàng thuộc tỉnh Hải Dương, nơi đây chứa đựng bao kí ức của một thời tuổi thơ Thạch Lam, địa danh đã đi trọn vẹn vào lòng người qua những trang văn của Thạch Lam với “Hai đứa trẻ”.
Ga xép (Ảnh sưu tầm) |
Ga Cẩm Giàng thuở ấy là một ga xép (ga phụ), tàu chỉ đi qua mà không dừng lại, ngày nay, ga đã trở thành điểm đến yêu thích của những người yêu văn học, những người say mê ngòi bút Thạch Lam. Qua những trang văn của Thạch Lam, ga xép Cẩm Giàng trở nên thiêng liêng, ẩn chứa những điều gì đó thật bí ẩn. Chỉ là những khung cảnh bình yên của cuộc sống, những thanh âm trầm bổng đời thường cũng đủ khiến lòng người náo nức, đón đợi.
Ga cổ (Ảnh sưu tầm) |
Làng Đại Hoàng, Hà Nam
Nguyên mẫu nhà Bá Kiến (Ảnh sưu tầm) |
Bước ra từ trong “Chí Phèo”, làng Vũ Đại chính là hiện thân của làng Đại Hoàng, nằm cách trung tâm thành phố Phủ Lý 40km. Ngay nay, tại đây vẫn còn lưu giữ ngôi nhà của Bá Kiến tại xã Hòa Hậu, dù đã trải qua bao mưa nắng, bao bụi mờ của thời gian vẫn nguyên vẹn kiến trúc.
Đặc sản chuối ngự (Ảnh sưu tầm) |
Đặt chân đến đây, bạn sẽ thấy từng lò gạch với những viên gạch hồng tươi sáng như chính cuộc sống của những con người nơi đây, sẽ thấy bụi chuối trong cuộc tình ngắn ngủi của Chí Phèo – Thị Nở, sẽ bắt gặp những không gian làng quê với con người chân chất. Nhưng đặc biệt hơn khi đến điểm du lịch này, bạn sẽ được thưởng thức những đặc sản nức tiếng nhất từ vườn chuối ngự thơm ngon, đến quả hồng đỏ sẫm hay món cá kho Nhân Hậu đã từng làm xiêu lòng biết bao du khách.
Cá kho Nhân Hậu (Ảnh sưu tầm) |
Đập thủy điện sông Đà, Hòa Bình
“Người lại đò sông Đà” miệt mài, khéo léo vượt qua những thác ghềnh, những khắc nghiệt của tự nhiên trong tư thế ngẩng cao đầu, tựa như dáng hình của những con người Việt Nam chịu thương chịu khó trong khung cảnh thiên nhiên, đất trời hùng vĩ.
Đập thủy điện sông Đà (Ảnh sưu tầm) |
Ngày nay, nơi sông Đà miệt mài chảy đã trở thành nhà máy thủy điện, với đập thủy điện ngày đêm làm nhiệm vụ thiêng liêng của mình. Cho đến ngày nay, đập thủy điện sông Đà là công trình thủy điện lớn nhất ở nước ta. Bên cạnh đó, hồ chứa nước của công trình thủy điện này cũng đã trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng, tuyến du lịch lòng hồ sông Đà hùng vĩ mà thơ mộng.
Bọt tung trắng xóa (Ảnh sưu tầm) |
Đến đây, du khách sẽ được trải nghiệm những giờ khắc bồng bềnh trên sông, giữa nắng vàng, giữa gió trời trong lành và sống lại những cảm giác đã từng được Nguyễn Tuân miêu tả thật sống động.
Tây Bắc mơ màng
“Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về”
Ai trở về từ Tây Bắc hẳn cũng lăn tăn, cũng xao xuyến vì cảnh đẹp mơ màng, vì những con người thân thương. Tây Bắc huyền ảo trong màu mây, trong màn sương phủ trắng cảnh vật, lưa thưa che ngang đỉnh núi và quấn quýt người qua đường.
Khung cảnh Tây Bắc (Ảnh sưu tầm) |
Tây Bắc không chỉ đẹp trong thời kháng chiến, không chỉ làm động lòng những người chiến sĩ cách mạng lúc xa nhà mà còn vương vấn trong lòng người bởi những cảnh đẹp mê đắm ngày nay.
Ruộng bậc thang (ảnh sưu tầm) |
Sông Hương hiền hòa, Huế
“Ai đã đặt tên cho dòng sông?” mà lưu luyến, quyến rũ đến vậy? Sông Hương và núi Ngự như cặp tình nhân muôn đời quấn quýt. Dòng sông Hương dịu hiền như dải lụa vắt ngang qua trời đất cố đô, vì yêu quý con sông mà người dân đã nấu nước của trăm loài hoa rồi đổ xuống để dòng sông trong vắt, lưu hương đến muôn đời.
Sông Hương mộng mơ (Ảnh sưu tầm) |
Đúng vậy, với người Huế, dòng sông Hương là dòng sông của nỗi nhớ, của tình yêu và là của cội nguồn. Sông Hương hội tụ nguyên vẹn những vẻ đẹp mà Hoàng Phủ Ngọc Tường đã chiêm nghiệm, dòng sông có lúc như cô gái yêu kiều, e ấp, có lúc lại tự do, phóng khoáng.
Dải lụa mềm của Huế (Ảnh sưu tầm) |
Huế còn là chất liệu thi ca đặc sắc dưới ngòi bút của những nhà thơ hay trong ca dao, Huế đẹp một cách mê đắm lòng người.
“Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ”
Huyền ảo (ảnh sưu tầm) |
Và những con người Huế cũng thật mộc mạc, giản dị, chân chất.
Đèo Ngang huyền thoại
Đèo Ngang nằm trên trục đường Bắc – Nam, tính từ rặng Hoành Sơn ra đến biển và chính là ranh giới giữa Quảng Bình – Hà Tĩnh. Được mệnh danh là cung đèo lịch sử huyền thoại, tồn tại bền vững cùng thời gian, cùng những thăng trầm lịch sử. Phải chăng những cung đường đèo ấy vẫn còn lưu giữ những xúc cảm, những dấu tích của người xưa?
Đèo Ngang (Ảnh sưu tầm) |
“Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”
Lịch sử huyền thoại (Ảnh sưu tầm) |
Đứng trên đèo, đưa tầm mắt ra xa, bạn sẽ cảm nhận được trọn vẹn khoảng không bao la, lắng nghe những câu chuyện thì thầm của núi rừng, và mở rộng tâm hồn, đó mới thực sự là một điểm đến hấp dẫn.
Sa Pa trầm bổng
Một Sa Pa lặng lẽ, hoang dã mà đầy chất thơ là những gì Nguyễn Thành Long gửi gắm trong “Lặng lẽ Sa Pa”.
Sa Pa một thoáng (Ảnh sưu tầm) |
Thị trấn Sa Pa vốn đã chứa đựng trong mình những vẻ đẹp hoang sơ, mộc mạc mà giản dị của núi rừng, của cuộc sống bản làng truyền thống nhưng lại càng hấp dẫn hơn khi màn sương xuất hiện như một đặc sản địa phương. Sa Pa là mảnh đất của những màn sương cổ tích, là mảnh đất vững bền của tình yêu và là điểm hẹn của những tâm hồn muốn tìm sự bình yên.
Sa Pa ảo ảnh (Ảnh sưu tầm) |
Biển Diêm Điền, Thái Bình
Bãi biển Diêm Điền, thuộc huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình chính là nguồn cảm hứng thôi thúc Xuân Quỳnh sáng tác “Sóng”, gửi gắm những tâm tư, tình cảm lứa đôi mãnh liệt của người con gái trong xã hội đương thời.
Biển lặng (Ảnh sưu tầm) |
Sóng biển có lúc ào ạt xô bờ, có lúc lại dịu êm như người con gái nũng nịu, tha thiết, mọi cung bậc cảm xúc đều chân thật và tự nhiên đến lạ trước biển.
Sáng sớm bên bờ biển, chứng kiến cảnh tượng bình minh lên rực hồng cả một góc trời, sẽ thấy một ngày mới bắt đầu tràn trề sức sống từ cảnh vật, từ những khu chợ hải sản tươi sống ngay trên bờ và khi ánh hoàng hôn bắt đầu buông xuống, không gian trở nên huyền ảo, mặn mòi mùi vị của biển và một màn đêm lung linh sắc màu của trăng, của nước, của những ánh đèn huyên náo.
Giấc mơ của biển (Ảnh sưu tầm) |
Cà Mau sông nước
Cà Mau sông nước (Ảnh sưu tầm) |
Đất mũi Cà Mau với cảnh sắc hoang sơ, với cuộc sống mưu sinh hối hả trên sông nước thực sự là một điểm đến lý tưởng dành cho du khách. “Sông nước Cà Mau” (Đoàn Giỏi) hiện ra sống động với những kênh rạch, với rừng đước, với cỏ cây và với những khu chợ nổi đặc sắc.
Đất Mũi (Ảnh sưu tầm) |
Hà Nội – xứ sở màu mỡ của văn học
Xứ kinh kì ấy đã trở thành mảnh đất màu mỡ của những ngòi bút văn chương, từ “Hà Nội 36 phố phường” (Thạch Lam), “Miếng ngon Hà Nội”, “Thương nhớ mười hai” (Vũ Bằng), trong các sáng tác của Băng Sơn,…
Hà Nội của những câu chuyện kể (Ảnh sưu tầm) |
Một Hà Nội cổ kính, phủ màu thời gian, lịch sử; một Hà Nội nhộn nhịp Kẻ Chợ; một Hà Nội mơ màng, êm đềm,…tất cả đều chân thực, đều để lại dấu ấn trong lòng người.
Hà Nội về đêm (Ảnh sưu tầm) |
Mỗi một tác phẩm văn học là một tiếng nói tha thiết về một vùng miền, một địa danh đã gắn bó với người cầm bút. Dù đã trải qua những thăng trầm của lịch sử, sự bào mòn của thời gian vô tình nhưng những địa danh ấy vẫn còn nguyên vẹn, không chỉ trong những trang viết mà còn hiện hữu giữa cuộc sống thực tại.
Đừng bỏ lỡ
Các khách sạn phù hợp với bạn!
Bài viết mới nhất
Vntrip tham gia triển lãm sản phẩm và các mô hình, giải pháp công nghệ, ứng dụng dữ liệu, trí tuệ nhân tạo – TPHCM
Vntrip nhận giải thưởng Doanh nghiệp có thành tích xuất sắc nhất quận Tây Hồ
Khoảnh khắc ấn tượng dịp kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô
Sân bay Nội Bài cùng 3 sân bay khác đóng cửa do bão số 3 Yagi
Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2024 tổ chức giữa tháng 6
0 bình luận