Đăng nhập

Quên mật khẩu

Đăng ký

Đăng ký mới tài khoản VNTRIP:

Quên mật khẩu

Nhập địa chỉ Email đã đăng ký tài khoản Vntrip, hệ thống sẽ gửi thông tin hướng dẫn bạn khôi phục lại mật khẩu.

Công thức tính thuế thu nhập doanh nghiệp 2022

Công thức tính thuế thu nhập doanh nghiệp 2022

Luyến Nguyễn Luyến Nguyễn 08/09/2022
327 lượt xem

Năm 2022 có nhiều vấn đề đổi mới về luật thuế, nếu không kịp thời cập nhật sẽ dẫn đến sai sót trong quá trình quyết toán. Do vậy, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp tính thuế TNDN, Bài viết này tổng hợp hướng dẫn các phương pháp tính thuế thu nhập doanh nghiệp mới nhất 2022 để cho các bạn tham khảo chi tiết.

 

thuế thu nhập doanh nghiệp 2022

Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?

Thuế thu nhập doanh nghiệp (Profit tax) có thể hiểu là loại thuế trực thu, đánh vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp, bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và các thu nhập khác theo quy định của pháp luật hiện hành.

Doanh nghiệp nào phải chi khoản thuế này?

Theo quy định của Thông tư 78/2014/TT-BTC, hướng dẫn thi hành Nghị định 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 quy định, hướng dẫn thi hành luật thuế TNDN thì các đối tượng bắt buộc phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm:

  • Các doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Doanh nghiệp thành lập theo quy định pháp luật nước ngoài và có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam.
  • Các tổ chức được thành lập theo luật Hợp tác xã.
  • Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Tổ chức khác có hoạt động sản xuất kinh doanh có thu nhập chịu thuế.

thuế thu nhập doanh nghiệp 2022

Các phương pháp tính thuế thu nhập cho doanh nghiệp

Năm 2022, theo quy định mới, doanh nghiệp khi tính thuế TNDN sẽ không phải làm tờ khai tạm tính thuế TNDN theo quý, mà chỉ cần tạm tính ra số tiền và đi nộp theo số đó (nếu có). Sau đó, cuối năm làm tờ khai quyết toán thuế TNDN.

Thời hạn nộp tiền thuế TNDN tạm tính quý chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu tiên trong quý sau (Theo quy định tại Điều 55, Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14).

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 1, Thông tư 96/2015/TT-BTC, xác định thuế TNDN theo công thức sau:

  • Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế (1) – Phần trích lập quỹ KH&CN (2) x Thuế suất thuế TNDN (3).

Trường hợp doanh nghiệp không có phần trích lập quỹ KH&CN thì công thức tính như sau:

  • Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất thuế TNDN.

Trong đó:

(2) Phần trích quỹ KH&CN: Tối đa 10% thu nhập tính thuế hàng năm.

(3) Thuế suất thuế TNDN được xác định như sau:

  • Mức thuế suất 20% được áp dụng cho mọi doanh nghiệp thành lập theo quy định pháp luật, không phân biệt mức doanh thu.
  • Mức thuế suất 32-50% áp dụng cho các doanh nghiệp có hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên hiếm tùy theo vị trí khai thác.
  • Mức thuế suất 50% áp dụng cho các doanh nghiệp có hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác mỏ tài nguyên quý hiếm: vàng, bạch kim… trừ dầu khí.
  • Mức thuế suất 40% áp dụng cho các doanh nghiệp khai thác mỏ tài nguyên quý hiếm có từ 70% diện tích trở lên ở địa bàn có điều kiện KTXH đặc biệt khó khăn.

(1) Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế (1.1) – Thu nhập miễn thuế (1.2) + Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định (1.3)

Trong đó:

(1.3) Khoản kết chuyển theo quy định: Khoản lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế chính là số chênh lệch âm về thu nhập tính thuế, chưa bao gồm các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước đó. Nếu doanh nghiệp kết toán thuế cả năm mà bị lỗ, sẽ phải chuyển toàn bộ và liên tục vào thu nhập chịu thuế của những năm tiếp theo. Thời gian chịu lỗ không quá 5 năm liên tục kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.

Doanh nghiệp tạm thời chuyển lỗ vào thu nhập của các quý của năm sau khi lập tờ khai tạm nộp quý và chuyển chính thức vào năm sau khi lập tờ khai quyết toán thuế năm.

(1.2) Thu nhập miễn thuế: Phần thu nhập này khá ít gặp và chỉ dành cho các doanh nghiệp đặc thù.

(1.1) Các khoản thu nhập chịu thuế TNDN:

4, Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định các khoản thu nhập chịu thuế TNDN bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và các loại thu nhập khác.
Công thức xác định thu nhập chịu thuế như sau:

Thu nhập chịu thuế = Doanh thu – Chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác.

Lưu ý: Trường hợp doanh nghiệp có nhiều hơn 1 hoạt động sản xuất kinh doanh áp dụng nhiều mức thuế suất khác nhau thì doanh nghiệp sẽ phải tính riêng thu nhập của từng hoạt động với mức thuế suất tương ứng.

thuế thu nhập doanh nghiệp 2022

Giảm 30% thuế TNDN phải nộp của năm 2021 với nhiều đối tượng.

Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động do dịch Covid-19 đã quy định: Giảm 30% số thuế TNDN phải nộp năm 2021 cho các trường hợp: Người nộp thuế có doanh thu năm 2021 <200 tỷ đồng, và doanh thu năm 2021 giảm so với năm 2019.

Cụ thể. theo Khoản 1, Điều 1, Nghị định 92/2021/NĐ-CP, việc áp dụng giảm thuế TNDN áp dụng với người nộp thuế là các tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định tại Điều 1, Nghị quyết 406/NQ-UBTVQH15, gồm:

  • Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Pháp luật Việt Nam.
  • Các tổ chức thành lập theo luật Hợp tác xã.
  • Đơn vị sự nghiệp thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Các tổ chức khác thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam, hoạt động sản xuất kinh doanh có thu nhập.

thuế thu nhập doanh nghiệp 2022

Trên đây là một số nội dung cơ bản về thuế thu nhập doanh nghiệp và các phương pháp tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Hy vọng bài viết của Vntrip đã tổng hợp được cho các bạn những thông tin cần thiết mà bạn đang tìm kiếm nhé!

0 bình luận

    Cần tìm khách sạn giá tốt

    0963 266 688

    Hoặc để lại thông tin
    Vntrip sẽ gọi lại cho bạn

    Các khách sạn phù hợp với bạn! Đừng bỏ lỡ