“Tham quan” Cung Diên Thọ nơi ở của các vị Hoàng hậu triều Nguyễn

Phạm Oanh
4.9K

Chuyến khám phá những lăng tẩm, cung điện cổ tại Huế, sẽ thật thiếu sót nếu bạn không ghé thăm cung Diên Thọ – một quần thể kiến trúc độc đáo được xây dựng riêng cho các vị Thái hoàng thái hậu, Hoàng Thái Hậu triều Nguyễn. 

Cung Diên Thọ tại Huế (Ảnh ST)

Nằm trong hệ thống các cung điện của Hoàng thành Huế, Cung Diên Thọ được xây dựng tại khu vực phía Tây của Tử Cấm Thành, mặt phía Nam có cung Trường Sanh, phía Bắc có điện Phụng Tiên. Với quy mô rộng lớn cùng nhiều công trình kiến trúc đồ sộ, giữ được nguyên vẹn những nét độc đáo, cung Diên Thọ được coi là một trong những công trình nổi bật nhất còn xót lại của Cố đô Huế.

Khuôn viên bên trong di tích (Ảnh ST)

Vào năm 1802, vua Gia Long lên ngôi hoàng đế, chọn đóng đô tại mảnh đất Phú Xuân. Mọi người trong hoàng tộc cũng theo đó mà dời về Hoàng thành Phú Xuân, đồng thời cho triển khai xây dựng hàng loạt những hạng mục công trình đồ sộ để tỏ rõ quyền lực và khoa trương thân thế của hoàng gia. Sau đó khoảng 2 năm, vào tháng 4 năm 1804, vua Gia Long đã cho người xây dựng cung Trường Thọ, làm nơi thay thế cho Hậu Điện, và đây cũng là cung điện cho Vương thái hậu đầu tiên của triều Nguyễn.

Một số công trình không còn nguyên vẹn (Ảnh ST)

Khoảng sân rộng trong cung (Ảnh ST)

Sau khi vua Gia Long qua đời, vua Minh Mạng lên ngôi vào năm 1820. Sau thời điểm đó, trong khu Đại Nội ông đã cho xây dựng thêm rất nhiều hạng mục công trình khách nhau, và đa phần những công trình đó hiện vẫn được giữ gìn cho tới bây giờ. Thời đó, do đích mẫu của vua là bà Thừa Thiên Cao hoàng hậu Tống Thị Lan đã qua đời từ lâu, nên mẹ của vua Minh Mạng là bà Thuận Thiên Cao hoàng hậu Trần Thị Đang được phong lên làm Hoàng thái hậu. Bên cạnh đó, ông cũng cho xây dựng cung Từ Thọ nằm trên trong khuôn viên của cung Trường Thọ để làm nơi nghỉ ngơi, an dưỡng cho Hoàng thái hậu.

Công trình tiêu biểu trong cung Diên Thọ (Ảnh ST)

Thuận Thiên hoàng hậu qua đời năm 1846, không lâu sau đó, cung Từ Thọ trở thành nơi ở của bà Từ Dũ hoàng thái hậu – tức mẹ của của vua Tự Đức. Đến ngày 4 tháng 9 năm 1848, vua Tự Đức hạ lệnh cho dỡ bỏ toàn bộ kết cấu ban đầu của cung Từ Thọ để xây dựng theo một mô hình hoàn toàn mới.

Những tàn tích còn sót lại đến ngày nay (Ảnh ST)

Bắt đầu được khởi công xây dựng từ ngày 20 tháng 2 năm 1849, chỉ sau 2 tháng công trình cung Gia Thọ đã hoàn thành. Dưới thời vua Thành Thái, công trình này được đổi tên thành cung Ninh Thọ, và thời điểm đó chủ nhân của nó là bà Nghi Thiên, sau khi bà qua đời thì nơi đây trở thành nơi ở của mẹ vua Thành Thái là bà Từ Minh.

Góc nhỏ yên tĩnh trong khu di tích (Ảnh ST)

Năm 1916, thời điểm vua Khải Định lên ngôi, nơi đây một lần nữa đổi chủ, thuộc về bà Thánh Cung hoàng quý phi của vua Đồng Khánh, con gái Nguyễn Hữu Độ. Trong những năm đầu, vua Khải Định đã cho trùng tu, sửa chữa rất nhiều các hạng mục công trình trong cung và đổi tên nơi đây thành Diên Thọ và đây cũng là cái tên chính thức được lưu lại tới ngày nay.

Đa số các công trình vẫn giữ được nguyên vẹn kiến trúc vốn có của mình (Ảnh ST)

Ngày nay, khi đến cung Diên Thọ bạn sẽ bắt gặp một tấm bảng vàng “Diêm Thọ cung” được lưu giữ từ xa xưa. Trải qua nhiều thời kỳ biến động của lịch sử, một số công trình đã bị phá hủy hoặc xây mới nhưng về cơ bản các công trình kiến trúc ở đây vẫn giữ nguyên được những nét độc đáo riêng có từ thời vua Tự Đức.

Xem thêm:

0 bình luận

    Danh mục: Sưu tầm

    Các khách sạn phù hợp với bạn!