Hướng dẫn du lịch đền Gióng Sóc Sơn từ A-Z
Đền Gióng Sóc Sơn trước kia là một ngôi miếu nhỏ được xây dựng từ thời vua Đinh Tiên Hoàng, sau được vua Lê Đại Hành cho xây dựng, tu sửa và phong thành đền Phù Đổng Thiên Vương. Đền Gióng Sóc Sơn không chỉ gắn liền với lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn gắn với truyền thuyết Thánh Gióng vẫn thường được dân gian lưu truyền.
Nội dung chính
Xem thêm: Chùa Hương hành trình về miền linh thiêng đất Phật
Đền Gióng nằm ở núi Sóc, xã Vệ Linh, Sóc Sơn, là một quần thể di tích lịch sử gồm: đền Trình, chùa Non Nước, đền Thượng, đền Mẫu (nơi thờ mẹ Thánh Gióng), chùa Đại Bi, hòn đá Chồng, nhà bia và đặc biệt là bức tượng đài Thánh Gióng được đúc bằng đồng nguyên chất. Quần thể di tích này đã được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia.
Hướng dẫn đi đến Đền Gióng Sóc Sơn
Nếu du khách từ phương xa đến thì có thể đặt vé máy bay ra Hà Nội trên Vntrip, sau đó lựa chọn các phương tiện phù hợp để đến Đền Gióng.
Đi xe bus
Từ điểm trung chuyển xe bus Long Biên các bạn bắt xe số 15, lối rẽ vào khu Quần thể đền Sóc Sơn trước điểm cuối cùng là Phố Nỉ một chút.
Từ ngã ba đi vào đền Sóc khoảng 3km nữa nên bạn có thể đi bộ hoặc gọi xe ôm. Tuy nhiên, vì hành trình đi trong khuôn viên đền còn phải đi bộ khá nhiều nên tốt nhất bạn nên gọi xe ôm đi để tiết kiệm sức lực
Đi xe máy hoặc ô tô
Các bạn đi từ Cổ Loa thì chỉ cần quay lại quốc lộ 3 đi thêm hơn 20km nữa là có biển chỉ đường vào đền Sóc ở bên tay trái.
Còn nếu các bạn không đi qua Cổ Loa mà đi thẳng đền Sóc thì cũng có 2 sự lựa chọn về đường đi:
- Đường đi qua cầu Nhật Tân, không rẽ vào quốc lộ 5 kéo dài mà cứ đi thẳng cho đến khi gặp quốc lộ 18 (Phù Lỗ) thì rẽ phải vào quốc lộ 18 một đoạn, tiếp tục rẽ trái vào quốc lộ 3, đi thêm 1 đoạn sẽ đến ngã ba có biển chỉ dẫn vào Quần thể di tích đền Sóc.
- Đường thứ 2 là đường đi qua cầu Thăng Long về phía sân bay Nội Bài, đến ngã tư với quốc lộ 18 thì đi theo quốc lộ 18 vòng ra sau lưng sân bay Nội Bài đi theo đường 131, đến khi gặp quốc lộ 3 thì rẽ trái đi thêm 1 đoạn là đến.
Khu di tích lịch sử Đền Gióng Sóc Sơn
Ngay từ cổng đi vào là đền Trình (hay còn gọi là đền Hạ) là nơi đặt tượng thờ sơn thần. Bức tượng này được đúc hoàn toàn từ đồng, nặng 7 tấn với phong thái vô cùng uy nghi. Bên ngoài đền còn có gốc đa cổ thụ cùng hồ nước vô cùng xanh trong.
Đi qua đền Trình là đến chùa Đại Bi, ngôi chùa cổ với những bức hoành phi, câu đối xưa được sơn son thếp vàng cùng lối kiến trúc cổ kính nhuốm màu rêu phong.
Đối diện chùa Đại Bi là đền Mẫu, nơi đặt tượng thờ mẹ Thánh Gióng. Giếng nước bên ngoài đền cũng được gọi là giếng Mẫu.
Từ đền Mẫu đi lên trên thêm một chút là đến đền Thượng, là ngôi đền cuối cùng trong quần thể 4 ngôi đền, chùa dưới chân núi Vệ Linh, là nơi thờ Đức Thánh Gióng. Trong đền có nhà Đại bái và Hậu cung. Nhà Đại Bái được trang trí bằng những câu đối, lọng, đôi hạc…đều là những nét đặc trưng của lối kiến trúc chùa cổ Việt Nam, còn Hậu cung thì đặt một bức tượng thờ Thánh Gióng được làm từ gỗ trầm hương.
Từ cổng khu di tích đi lên, các bạn sẽ bắt gặp nhà bia được xây dựng hoàn toàn bằng đá phiến, là nơi đặt các bia đá đã tồn tại được hàng trăm năm.
Điểm nổi bật nhất ở khu di tích này là bức tượng Thánh Gióng trên đỉnh núi Đá Chồng, được làm hoàn toàn từ đồng nguyên chất, cao 11,07m, nặng 85 tấn. Bức tượng này được khánh thành vào năm 2010, là một trong các công trình xây dựng nhằm kỉ niệm 1000 năm Thăng Long. Bạn có thể chọn cách leo bộ theo các bậc thang từ chân núi lên, hoặc thuê xe đi thẳng lên đỉnh núi theo lối đi được xây dựng bên sườn núi.
Từ tượng đài Thánh Gióng đi xuống, bạn có thể rẽ vào thăm ngôi chùa Non Nước ở độ cao 110m, là nơi đặt bức tượng Phật Tổ Như Lai bằng đồng cao hơn 8m, nặng 30 tấn.
Lễ hội Gióng đền Sóc
Lễ hội Gióng là một lễ hội thường niên được tổ chức ở đền Gióng Sóc Sơn để tưởng nhớ công ơn của người anh hùng Gióng năm xưa. Hội Gióng hàng năm thu hút hàng nghìn lượt khách về thăm mỗi năm để xem các lễ như: oản phẩm, voi chiến, cỏ voi, trầu cau, rước hương hoa, giò hoa tre, kiệu Tướng, kiệu cầu Húc. cùng với đó là hàng loạt trò chơi mang đậm tính dân gian như thi đu, bắt vịt, đập niêu đất, hát quan họ, cờ bỏi; giải bóng chuyền hơi, ca múa tổng hợp; biểu diễn võ cổ truyền dân tộc… Lễ hội này cũng đã được UNESCO công nhận là “di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại”, là nét đẹp văn hóa cổ truyền Việt Nam.
Khách sạn gần đền Gióng
Du khách có thể lựa chọn các khách sạn ở Sóc Sơn Hà Nội như:
0 bình luận