Tham quan dinh chúa đảo – Nơi ghi dấu những trang lịch sử hào hùng dân tộc

Luyến Nguyễn
6.1K

Côn Đảo là địa điểm du lịch hấp dẫn bởi nơi đây được mệnh danh là “thiên đường du lịch” trong những năm gần đây. Côn Đảo sở hữu thiên nhiên hoang dã, những bãi biển trong vắt, cát trắng mịn làm say lòng du khách khắp nơi khi đặt chân đến đây. Ngoài ra, nơi đây còn mang đậm dấu ấn lịch sử dân tộc thể hiện qua cái tên “địa ngục trần gian”  và qua những địa danh nổi tiếng như: nhà tù Côn Đảo, dinh chúa đảo… Dinh chúa đảo là điểm đến không thể nở lỡ khi đến với Côn Đảo, là nơi ngự trị của rất nhiều đời chúa, chứa đựng rất nhiều những câu chuyện ẩn chứa bên trong

Tin liên quan: Du lịch Côn Đảo

Dinh chúa đảo – địa danh nổi tiếng ở Côn Đảo (ảnh St)

Di tích lịch sử Dinh Chúa Đảo

Hay còn gọi là Dinh ông lớn, Dinh tỉnh trưởng, được hình thành trong khoảng thời gian 1862 -1876 với các cơ sở hạ tầng trên đảo. Dinh có tổng diện tích 18.600m2 trong đó bao gồm nhà chính, nhà phụ và sân vườn và các công trình phụ khác, cổng nhìn ra thẳng Cầu Tàu. Nơi đây trước kia là  nơi ngự trị của 53 đời chúa đảo gồm 39 chúa đảo thời thực dân Pháp và 14 chúa đảo thời đế quốc Mỹ qua 113 năm.

Không gian rộng lớn thể hiện sự xa hoa của chúa đảo ngày xưa (Ảnh St)

Dinh chúa đảo là cơ quan đầu não của hệ thống nhà tù, tất cả bộ máy cai trị tù từ chúa đảo đến các quan chức trên toàn đảo đều dưới quyền điều khiển của chúa đảo. Dinh cũng là nơi xuất phát những mệnh lệnh, âm mưu, thủ đoạn của địch nhằm đày ải, tiêu diệt tù nhân Dinh, là hiện thân cho hai đời sống đối lập nhau: cuộc sống xa hoa của chúa đảo và sự khổ cực của những người tù.

Danh sách các chúa đảo từ năm 1954 – 1975 (Ảnh ST)

Trong số 53 đời chúa đảo, có những tên mà sự tàn ác của chúng đã khiến một thiên đường cực đẹp lại mang cái tên “địa ngục trần gian”, tên chúa đảo Andouard thời Pháp là một trong số đó. Tuy nhiên, năm 1919, tên chúa đảo tàn bạo Andouara đã bị tù nhân trừng trị tại sào huyệt của hắn.

Cổng dinh chúa đảo (Ảnh ST)

Tại dinh chúa đảo, các nhà chúa được sống trong cuộc sống xa hoa, tráng lệ của sự thống trị. Trái ngược với cuộc sống sung túc của những tên chúa đảo tàn bạo là cuộc sống khổ ải, nghèo nàn của các tù nhân. Trong khu vườn dinh thường xuyên có hàng chục tù nhân phải lao động khổ sai và phục dịch tất cả sinh hoạt, ăn, mặc, ở… của chúa đảo.

Phía trước dinh chúa đảo (Ảnh St)

Nhà chúa đảo cũng là nơi thành lập chính quyền cách mạng đầu tiên ở Côn Đảo năm 1945 và ngày côn đảo hoàn toàn giải phóng năm 1975. Từ sau ngày giải phóng 01/05/1975, dinh chúa đảo được sử dụng làm phòng trưng bày khu di tích lịch sử Côn Đảo tới nay.

Nơi ở của các chúa đảo thời kháng chiến (Ảnh ST)

Đến với dinh chúa đảo, bạn sẽ được tận mắt chứng kiến và thêm xót thương những người đã ngã xuống bởi đây là nơi hàng chục tù nhân đã phải lao động khổ sai, bán xương bán máu để phục vụ cho cuộc sống đế vương của các tên chúa đảo.

Bức ảnh dinh chúa đảo thời xưa (Ảnh ST)

Có thể nói dinh chúa đảo hôm nay là một chứng tích có giá trị tố cáo tội ác, là thư viện lớn về Côn Đảo với hình ảnh tư liệu của Pháp, lưu giữ đầy đủ phiên hiệu tù, ngày, giờ hành hình tại pháp trường.

Sân vườn – nơi xuất hiện hình ảnh của những tù nhân lao động khổ sai thời xưa (Ảnh ST)

Phòng trưng bày dinh chúa đảo còn trưng bày 4 chủ đề chính: Côn Đảo – đất nước – con người, Côn Đảo – địa ngục trần gian, Côn Đảo – trường học đấu tranh cách mạng, Côn Đảo – di tích lịch sử cách mạng hiện nay và trong lòng người dân Việt Nam.

Cầu Tàu đối diện dinh chúa đảo (ảnh ST)

Ngoài ra, phòng còn trưng bày một chuyên đề ảnh về nhà tù Côn Đảo từ năm 1908 đến 1916. Với gần 700 hiện vật, hình ảnh trưng bày cũng phần nào truyền tải đến công chúng về bằng chứng đích thực của những hi sinh mất mát, bằng chứng về tội ác của thực dân và đế quốc đã gây ra cho các thế hệ người Việt Nam yêu nước và các chiến sĩ cách mạng trong nhà tù Côn Đảo.

Dinh chúa đảo nay là phòng trưng bày di tích lịch sử đảo (ảnh ST)

Từ năm 2000 đến nay, ban quản lý di tích cũng đã thu thập thêm được hơn 6.000 hồ sơ tù chính trị Côn Đảo qua các thời kì, 266 hiện vật thể khối, 542 tư liệu ảnh và giấy để bổ sung cho phòng trưng bày, tố cáo rõ nét nhất tội ác của các chúa đảo thời kì kháng chiến.

Dinh chúa đảo là bộ máy đầu não cai quản tù nhân ở nhà tù Côn Đảo (Ảnh ST)

Những bức tranh minh họa quá trình hình thành vùng đất Côn Sơn, cùng với thời gian cai trị của các chúa đảo, tìm hiểu lịch sử xa xưa khi nhân dân ta làm nô lệ cho các chúa đảo trong từng giai đoạn, bị giam cầm và tra tấn dã man. Hãy đến đây để cảm nhận những gì chân thật nhất và bày tỏ nỗi niềm xót thương cho những người tù khổ sai, thể hiện tấm lòng đối với những người anh hùng đã khuất tại nơi đây

Chúa đảo là người cai quản, điều khiển toàn bộ đảo, nhà tù (ảnh ST)

Tin liên quan:

0 bình luận

    Các khách sạn phù hợp với bạn!