Du lịch Sa Pa: Khám phá hai địa danh nổi tiếng trong văn học

Luyến Nguyễn
5.6K

Vùng đất Sa Pa với khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, con người hồn hậu chất phác đã trở thành đề tài cho những tác phẩm văn học nảy nở. Trong những tác phẩm văn học đó, nổi tiếng nhất phải kể đến hai tác phẩm “Thung lũng hoang vắng” và “Lặng lẽ Sa Pa”. Ngày nay, nếu có dịp đi du lịch Sa Pa, bạn nên ghé thăm hai địa danh nổi tiếng này.

Toàn cảnh “Thung lũng hoang vắng” – Tả Giàng Phình nhìn từ trên cao (Ảnh sưu tầm)

Thung lũng “hoang vắng” Tả Giàng Phình

Thung lũng hoang vắng là truyện ngắn kể về tấm lòng của những thầy cô giáo nơi miền núi cao Tả Giàng Phình. Họ thường xuyên đến từng nhà, lên những cánh đồng để thuyết phục vận động các em học sinh đến trường. Sau bao nỗ lực, những “người lái đò” tận tâm ấy đã thành công.

Trong truyện độc giả không chỉ cảm phục tấm lòng và tình cảm của những thầy cô giáo nơi đây, mà còn ấn tượng bởi khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp của núi rừng Tây Bắc.

Nơi đó có những dãy núi trùng điệp ẩn mình trong sương sớm và đồng lúa chín vàng rực trong mùa thu hoạch. Ngoài ra, Sa Pa còn hiện ra với con đường mòn nhỏ nằm vắt ngang giữa đồi, ngôi nhà ẩn hiện sau làn sương khói của buổi sớm, tiếng suối nước róc rách hòa cùng tiếng chim, tiếng gà gáy văng vẳng…

Tất cả đã tạo nên một khung cảnh nên thơ và đẹp như tranh vẽ. Cùng với đó, sự mộc mạc và ấm áp của tình người nơi đây cũng hiện lên thật chân chất, trong trẻo.

Những thửa ruộng bậc thang vàng rực mùa lúa chín (Ảnh sưu tầm)

Ngày nay, thung lũng Tả Giàng Phình đã không còn hoang vắng như xưa. Với sự phát triển về kinh tế và văn hóa, xã bản vùng cao biên giới đã vươn mình phát triển, ngôi trường nhỏ bé khi xưa trong truyện đã được thay bằng ngôi trường mới khang trang hơn. Những con đường mòn bằng đất đã được làm lại, trở thành con đường bê tông vững chắc, đông đúc xe cộ qua lại.

Và đặc biệt, hiện nay, Tả Giàng Phình được xem là một trong số những địa điểm du lịch Sa Pa nổi tiếng. Nếu có dịp đi Sa Pa, du khách đừng bỏ qua cơ hội đến với địa danh độc đáo này.

Những em bé người Mông đang trên đường tới trường (Ảnh sưu tầm)

Trạm khí tượng thủy văn trong truyện Lặng lẽ Sa Pa

Có thể nói, nếu đọc truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của nhà văn Nguyễn Thành Long, độc giả sẽ ấn tượng với nhân vật chàng thanh niên làm nghề “đo gió đo mưa” ở Trạm khí tượng thủy văn Sa Pa. Chàng trai ấy như một tấm gương tiêu biểu sáng ngời cho những con người lao động trong thời kỳ đất nước đang tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Đọc truyện, ai cũng thầm cảm phục tấm gương vĩ đại của những con người đã biết vượt qua bao khó khăn vất vả, hy sinh cả hạnh phúc của bản thân hăng say lao động và cống hiến vì đất nước.

Khung cảnh thiên nhiên thơ mộng trên Trạm khí tượng thủy văn Sa Pa (Ảnh sưu tầm)

Ngày nay, trạm Khí tượng Thủy văn Sa Pa trong câu chuyện vẫn còn tồn tại như chứng tích hùng hồn cho con người và mảnh đất nơi đây trong thời kỳ gian khó. Nằm trên độ cao 1.584 m so với mực nước biển, trạm Khí tượng Sa Pa nằm trên mảnh đất đầy nắng và gió.

Do đặc thù của công việc nên lúc nào trạm Khí tượng Sa Pa cũng tách biệt hẳn với thế giới ồn ào, sôi động của khu du lịch nằm ngay bên dưới. Đến đây, du khách không chỉ chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên thơ mộng với bốn bề mây trắng phủ quanh mà còn có cơ hội hiểu thêm những vất vả của những người làm khí tượng.

Những người làm khí tượng vẫn thầm lặng cống hiến cho đất nước (Ảnh sưu tầm)

Để có được những số liệu thống kê ngắn gọn như trên bản tin dự báo thời tiết chỉ có 5 phút, những nhân viên làm khí tượng nơi đây phải túc trực hàng ngày, hàng giờ. Bất kể mưa to gió lớn, họ đều phải thực hiện công việc của mình một cách chính xác.

Nếu du khách có dịp đi du lịch Sa Pa đừng bỏ qua cơ hội ghé qua thung lũng Tả Giàng Phình và trạm Khí tượng Thủy văn Sa Pa. Đến đây, bạn sẽ có những trải nghiệm thú vị và khó quên.

0 bình luận

    Các khách sạn phù hợp với bạn!