Ghé thăm chùa Cầu – Một biểu tượng của phố Hội
Nội dung chính
Từ lâu Chùa Cầu Hội An đã trở thành một mảnh ghép không thể thiếu của kí ức và cho đến ngày hôm nay ở trong tiềm thức của mỗi người con được sinh ra, lớn lên trên mảnh đất Hội An ngàn năm hoài cổ ấy. Hình ảnh ấy lại một lần nữa sống dậy, để trở thành biểu tượng của mảnh đất, của con người nơi đây.
Chùa Cầu Hội An
Chùa Cầu, tựa như tên gọi của nó, là một ngôi chùa nằm trên chiếc cầu ở khu phố cổ, chiếc cầu này bắc ngang một con lạch nhỏ và được xây dựng từ đầu thế kỉ 17. Chùa Cầu trầm mặc, nằm nép mình giữa phồn hoa của phố Hội hiện đại, nơi ấy biết bao lần đã chứng kiến sự đổi thay của lịch sử, sự chảy trôi của thời gian và hơn hết cả là sự giao thoa của những nền văn hóa độc đáo, tất cả đã khoác lên phố Hội nét đẹp hiếm có của ngày hôm nay.
Một bức tranh màu nước vẽ chùa Cầu (Ảnh: ST)
Nét đẹp cổ kính và yên bình trong mọi góc ảnh (Ảnh: ST)
Có ai đó đã từng ví, Chùa Cầu là điểm sáng của du lịch Hội An, là tình yêu của kẻ ở, người đi đầy lưu luyến thì quả thực không sai. Chùa Cầu Hội An nằm vắt mình qua một nhánh nhỏ của dòng Thu Bồn quanh năm ôm ấp thành phố, xung quanh được bao bọc bởi khu phố cổ nghìn năm lịch sử, khoác lên mình vẻ trầm mặc, phảng phất chút buồn nhưng đượm niềm tin và hi vọng về tương lai.
Nét cổ kính thường thấy của phố Hội cũng thể hiện ngay ở chùa Cầu (Ảnh: ST)
Vài điều thú vị về chùa Cầu
Ngôi chùa được in lên tờ tiền Việt Nam
Ngôi chùa là biểu tượng của Hội An này nhìn dẫu khá giản đơn nhưng lại có rất nhiều điều mà có thể bạn sẽ chưa biết xung quanh. Đó là việc ngôi chùa được lựa chọn để làm hình ảnh in ở mặt sau tờ tiền polimer 20.000đ của Việt Nam. Do đó, chùa Cầu không chỉ là biểu tượng riêng của Hội An mà còn là tài sản quý giá, là công trình kiến trúc được người Việt đề cao.
Chùa Cầu Hội An ở mặt sau tờ tiền (Ảnh: ST)
Lý do xây dựng chùa Cầu
Ngôi chùa có lối kiến trúc của xứ Phù Tang bởi tương truyền rằng nguồn gốc của ngôi chùa này gắn liền với truyền thuyết về con quái vật Namazu theo tâm niệm người Nhật Bản. Namazu là một con thủy quái theo truyền thuyết của người Nhật, điều kinh dị của nó là đầu nó nằm ở Ấn Độ, thân thì ở Việt Nam nhưng đuôi lại ở Nhật Bản. Mỗi lần con quái thú cựa mình thì những thảm họa như lũ lụt hay động đất sẽ xảy ra. Để trấn giữ, ngôi chùa được người Nhật xây dựng lên với ý nghĩa là một thanh kiếm chắn ngang lưng con quái vật để ngăn không cho nó có thể cựa mình và bảo vệ sự yên bình cho cuộc sống của người dân ba quốc gia.
Một trong những nơi được cho là đưa máy ảnh lên sẽ có ngay ảnh đẹp (Ảnh: ST)
Ngôi chùa đậm nét kiến trúc xứ sở hoa anh đào (Ảnh: ST)
Chùa…nhưng không thờ Phật
Chùa Cầu Hội An được gọi là chùa nhưng không thờ Phật mà thờ Bắc Đế Trấn Võ – một vị thần bảo hộ xứ sở, đem niềm vui, hạnh phúc đến cho con người trên mảnh đất này. Bởi vậy, hàng năm, không chỉ người dân mà du khách cũng đến đây, không chỉ là địa điểm tham quan, khám phá mà còn để tìm chút thanh thản, bình yên cho tâm hồn.
Điểm đến quen thuộc của mọi du khách (Ảnh: ST)
Trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, phủ bụi của thời gian, bao lần oằn mình trùng tu, sửa chữa, ấy vậy mà, Chùa Cầu vẫn sừng sững, uy nghiêm, vẫn là hiện thân của những nét văn hóa dân gian trường tồn và là một trong những điểm du lịch Hội An xứng tầm.
Xem thêm:
Đừng bỏ lỡ
Danh mục: Du lịch Hội An, Quảng Nam
chua Cầu Hội An
địa điểm du lịch Đà Nẵng
địa điểm du lịch Hội An
du lịch Hội An
Các khách sạn phù hợp với bạn!
Bài viết mới nhất
Bay Bangkok mê say cùng Vntrip và Bamboo!
Vntrip tham gia triển lãm sản phẩm và các mô hình, giải pháp công nghệ, ứng dụng dữ liệu, trí tuệ nhân tạo – TPHCM
Vntrip nhận giải thưởng Doanh nghiệp có thành tích xuất sắc nhất quận Tây Hồ
Khoảnh khắc ấn tượng dịp kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô
Sân bay Nội Bài cùng 3 sân bay khác đóng cửa do bão số 3 Yagi
0 bình luận