Đăng nhập

Quên mật khẩu

Đăng ký

Đăng ký mới tài khoản VNTRIP:

Quên mật khẩu

Nhập địa chỉ Email đã đăng ký tài khoản Vntrip, hệ thống sẽ gửi thông tin hướng dẫn bạn khôi phục lại mật khẩu.

Giải đáp 6 thắc mắc thường gặp về tiêm vacxin Covid-19

Giải đáp 6 thắc mắc thường gặp về tiêm vacxin Covid-19

Luyến Nguyễn Luyến Nguyễn 15/07/2021
417 lượt xem

Tiêm vacxin ngăn ngừa Covid -19 được xem là giải pháp hàng đầu giúp chúng ta có thể chống lại đại dịch nguy hiểm này. Đây cũng là cách hữu hiệu nhất hiện nay giúp bạn và những người xung quanh có thể phòng dịch hiệu quả. Thế nhưng hiện nay có rất nhiều ý kiến xoay quanh việc tiêm vacxin Covid-19 khiến dư luận hoang mang. Hãy cùng giải đáp những thắc mắc liên quan đến tiêm vacxin Covid-19 để giúp bạn phần nào an tâm hơn.

1. Tại sao nên tiêm chủng ngừa Covid-19?

Covid-19 là một bệnh lý về đường hô hấp vô cùng nghiêm trọng với thời gian ủ bệnh nhanh, dễ dàng lây lan và gây tử vong nhanh chóng. Hiện nay, Covid-19 không có thuốc đặc trị và tiêm chủng Covid-19 chính là cách có hiệu quả nhất giúp bạn phòng ngừa lây bệnh.

Vacxin Covid-19 không chỉ giúp cho bạn phòng ngừa và hạn chế những biến chứng nghiêm trọng của virus

Vacxin Covid-19 không chỉ giúp cho bạn phòng ngừa và hạn chế những biến chứng nghiêm trọng của virus

Theo các chuyên gia y tế, vacxin Covid-19 không chỉ giúp cho bạn phòng ngừa lây nhiễm virus Corona. Mà vacxin Covid-19 còn tránh cho tình trạng bệnh của bạn trở nên nguy hiểm nếu như không may bị nhiễm bệnh.

Khi được tiêm vào cơ thể, vacxin Covid-19 sẽ giúp cho hệ miễn dịch của chúng ta cách nhận biết và chiến đấu với virus Corona gây bệnh. Nhờ đó, nếu như chúng ta chẳng may bị lây nhiễm virus thì cơ thể sẽ có các kháng thể chống lại virus, không thể Corona đi vào phá hoại sức khỏe của bạn.

Sau khi tiêm vacxin Covid-19 khoảng 2 tuần thì cơ thể bạn mới có thể xây dựng hàng rào bảo vệ mới chống lại Covid-19. Vì vậy, một người vẫn có thể bị nhiễm bệnh trước hoặc ngay sau khi tiêm chủng và sau đó phát bệnh, do vacxin chưa đi vào hoạt động.

Một người được coi là ngừa Covid-19 đầy đủ khi tiêm đủ 2 mũi vacxin theo thời gian quy định cụ thể.

2. Trước và sau khi tiêm Vacxin Covid-19 cần chú ý điều gì?

Theo các bác sĩ để việc tiêm vacxin Covid-19 đạt hiệu quả cao thì trước và sau khi tiêm, bạn cần phải lưu ý giữ một tinh thần thoải mái, nghỉ ngơi hợp lý. Cụ thể như sau:

Trước khi tiêm vacxin Covid-19 cần chú ý điều gì

Trước khi tiêm bạn nên ăn uống, nghỉ ngơi bình thường, ngủ đủ giấc để có một cơ thể khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng. Ngày trước khi tiêm bạn nên có chế độ ăn uống lành mạnh, giàu dinh dưỡng.

Bạn nên hạn chế các món chiên dầu và không sử dụng các đồ uống có cồn hay các chất kích thích sẽ khiến cho tim đập nhanh. Đặc biệt, đêm trước khi tiêm bạn không nên tham gia các hoạt động mạnh để tránh làm tăng huyết áp.

Trước khi tiêm người bệnh cần khám sàng lọc và có thể thực hiện những xét nghiệm cần thiết

Trước khi tiêm người bệnh cần khám sàng lọc và có thể thực hiện những xét nghiệm cần thiết

Trước khi tiến hành tiêm vacxin bạn hãy chủ động thông báo cho cán bộ y tế cụ thể về tình hình sức khỏe của mình một cách trung thực như:

  • Tình trạng sức khỏe hiện tại.
  • Các bệnh mạn tính đang được điều trị.
  • Các thuốc và liệu trình điều trị được sử dụng gần đây.
  • Tiền sử dị ứng hoặc phản vệ của bản thân với bất kỳ tác nhân nào.
  • Khi tiêm mũi thứ 2, bạn cần thông báo cho cán bộ y tế về các phản ứng của cơ thể sau lần tiêm vắc xin trước.
  • Trước khi tiêm vacxin bạn sẽ được khám sàng lọc và kiểm tra các chỉ số sức khỏe vì thế đừng để các nguyên nhân chủ quan khiến bạn bỏ lỡ cơ hội được chủng ngừa.

Sau khi tiêm vacxin Covid-19 cần chú ý điều gì?

Sau khi đã được tiêm vacxin ngừa Covid-19 bạn cần phải ở lại cơ sở tiêm chủng ít nhất 30 phút để theo dõi tình trạng sức khỏe. Điều này sẽ giúp bạn phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường của cơ thể (nếu có) sau tiêm để được các y bác sĩ xử trí kịp thời. Bởi lẽ, tùy theo cơ địa và sức khỏe của mỗi người mà sau khi tiêm sẽ có một số phản ứng phản vệ như: da niêm (nổi mề đay, ngứa, tím tái…), hô hấp (khó thở), tuần hoàn (tim đập nhanh, hạ huyết áp), tiêu hóa (đau quặn bụng, nôn/buồn nôn…), ngất xỉu, vật vã…

Sau khi tiêm cần theo dõi kỹ lưỡng phản ứng của cơ thể

Sau khi tiêm cần theo dõi kỹ lưỡng phản ứng của cơ thể

Sau khi về nhà, về cơ quan bạn nên chủ động theo dõi sức khỏe bản thân 3 tuần sau tiêm. Có thể bạn sẽ gặp phải một số triệu chứng thường thấy khi cơ thể đang tạo ra hệ thống miễn dịch như: đau ở chỗ tiêm, sốt, mệt mỏi, đau đầu, ớn lạnh, đau cơ, đau khớp, ngứa, sưng, đỏ, bồn chồn…

Ngoài ra, còn có một số triệu chứng hiếm gặp có thể xuất hiện 1 giờ hoặc vài ngày sau khi tiêm phòng như: tê môi/ lưỡi; phát ban; ngứa, tắc nghẽn, căng cứng ở họng; thở dốc, khó thở,… Nếu gặp phải các triệu chứng này bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ theo dõi và xử lý kịp thời.

3. Người đã bị nhiễm Covid khỏi có cần tiêm vắc xin không?

Người đã có tiền sử bị Covid-19 và được chữa khỏi vẫn cần phải được tiêm vacxin Covid-19. Hiện nay, các chuyên gia y tế vẫn chưa xác định được thời gian mà kháng thể tự sinh ra trong cơ thể (sau khi khỏi bệnh) có thể chống lại virus gây bệnh trong bao lâu.

Dù hiếm, nhưng vẫn có rất nhiều trường hợp bị tái nhiễm Covid-19 sau khi đã khỏi bệnh. Do đó, các nghiên cứu đều cho rằng tiêm vacxin Covid-19 sẽ giúp tăng cường bảo vệ ở những người đã phục hồi sau khi bị nhiễm Covid-19.

Nếu như bạn đã được điều trị Covid-19 bằng bằng kháng thể đơn dòng hoặc huyết tương dưỡng bệnh thì nên chờ sau 90 ngày rồi mới tiêm ngừa vacxin Covid-19. Nếu bạn không biết phương pháp điều trị mình đã được áp dụng là gì. Thì bạn hãy liên hệ với bác sĩ của bạn để tìm hiểu và nhận lời khuyên về thời gian thích hợp nhất để tiêm vacxin Covid-19.

4. Có được chọn loại vắc xin để tiêm không?

Tùy thuộc vào chương trình tiêm chủng của bộ y tế mà bạn sẽ được chỉ định tiêm các loại vắc xin khác nhau. Hiện nay, tất cả các loại vacxin Covid-19 được cấp phép và khuyến nghị dùng đều được kiểm chứng về độ an toàn và hiệu quả. Vì thế, bạn có thể yên tâm sử dụng cho cơ thể của mình và hãy tiêm càng sớm càng tốt.

Tuy nhiên, có trường hợp sau khi tiêm chủng bằng vắc-xin Covid-19 của J&J/Janssen một số người đã gặp phải tình trạng huyết khối và giảm tiểu cầu (TTS). Đây là một triệu chứng nguy hiểm liên quan đến việc máu đông với mức tiểu cầu thấp. Vấn đề này hiếm xảy ra và hầu hết các trường hợp đều diễn ra ở phụ nữ từ 18 đến 49 tuổi.

Hiện nay,  có rất nhiều loại vacxin Covid-19 được cấp phép với độ an toàn và hiệu quả cao mà bạn có thể sử dụng như: Pfizer-BioNTech, Moderna, Astrazeneca,…

5. Phụ nữ mang thai có thể tiêm vacxin Covid-19 không?

Xung quanh vấn đề tiêm vacxin phòng Covid-19 có rất nhiều ý kiến và băn khoăn về việc tiêm vacxin cho phụ nữ mang thai. Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới đã giải đáp rằng phụ nữ đang mang thai có thể tiêm vacxin Covid-19 nhưng nhất định phải lưu ý và trao đổi với bác sĩ sản khoa trước khi quyết định tiêm.

Bởi lẽ, việc mang thai khiến cho bà mẹ có nguy cơ cao bị mắc Covid-19 nặng hơn. Ngoài ra, người mang thai mắc Covid-19 có nguy cơ sinh non cao hơn và nguy cơ gặp phải biến cố bất lợi khác cao hơn so với phụ nữ mang thai nhưng không nhiễm bệnh.

Phụ nữ có thai nên được sự tư vấn của bác sĩ trước khi tiêm vacxin Covid 19

Phụ nữ có thai nên được sự tư vấn của bác sĩ trước khi tiêm vacxin Covid 19

Tuy nhiên, hiện nay có rất ít dữ liệu đánh giá tính an toàn của vacxin Covid-19 trong thời kỳ mang thai. Vì thế, phụ nữ mang thai có thể được tiêm vacxin nếu lợi ích của việc tiêm chủng ngừa lớn hơn nguy cơ tiềm ẩn do vacxin gây ra.

6. Những bệnh lý nền nào không đủ tiêu chuẩn tiêm vắc xin Covid-19?

Theo Bộ Y tế đã ra thông báo phân loại các trường hợp đủ điều kiện và cần cẩn trọng khi tiêm vacxin phòng ngừa Covid-19. Trong đó có các trường hợp cần trì hoãn việc tiêm chủng là những người đang mắc bệnh cấp tính hoặc mãn tính đang tiến triển, chưa kiểm soát được, trong vòng 14 ngày trước có điều trị corticoid liều cao, hoặc điều trị hóa trị, xạ trị. Ngoài ra, những người bị suy giảm khả năng đáp ứng miễn dịch nặng, ung thư giai đoạn cuối, xơ gan mất bù…

Những người mắc bệnh mãn tính, suy giảm các chức năng của cơ thể thì không được chỉ định tiêm vacxin

Những người mắc bệnh mãn tính, suy giảm các chức năng của cơ thể thì không được chỉ định tiêm vacxin

Như vậy, việc tiêm vacxin Covid-19 đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong việc phòng ngừa Covid-19. Tất cả các loại vacxin được khuyến cáo sử dụng đều tính hiệu quả và an toàn cao nên bạn có an tâm tiêm chủng ngừa bệnh. Ngoài ra, trước và sau khi tiêm bạn cùng cần tìm hiểu kỹ các thông tin và theo dõi tình hình sức khỏe của mình sát sao. Nếu có điều gì bất thường với cơ thể hay phản ứng mạnh nào bạn cần báo ngay cho cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

0 bình luận

    Một số cẩm nang khác, bạn muốn biết?

    Xem tất cả

    Các khách sạn phù hợp với bạn! Đừng bỏ lỡ