Hé lộ Trung Quốc còn những cổ trấn đẹp siêu lòng không hề kém cạnh Phượng Hoàng Cổ Trấn
Nội dung chính
Trong những năm gần đây, người Việt khi nhắc đến du lịch Trung Quốc thường nghĩ ngay đến Phượng Hoàng cổ trấn với những nếp nhà cổ có phần giống với Hội An, quyến rũ du khách bởi nét yên bình và trầm mặc. Thế nhưng có lẽ nhiều người không biết rằng bên cạnh Phượng Hoàng, Trung Quốc còn sở hữu những cổ trấn nên thơ khác như từ trong tranh vẽ bước ra. Cùng Vntrip khám phá đó là những cổ trấn nào nhé!
Cổ trấn Châu Trang (tỉnh Giang Tô)
Không xa hoa, tráng lệ, thị trấn Châu Trang mang trong mình một vẻ bình dị, mộc mạc tạo nên sức quyến rũ với du khách xa gần.
Nằm cách thành phố Côn Sơn khoảng 40km, cổ trấn Châu Trang thuộc tỉnh Giang Tô là đô thị bên sông ra đời sớm và tiêu biểu nhất Trung Quốc. Người Trung Quốc thường tự hào gọi Châu Trang là thị trấn nước đệ nhất hay “Venice của phương Đông”.
60% nhà ở tại Châu Trang được giữ theo phong cách nhà Minh và Thanh, với 14 cây cầu cổ độc đáo và hệ thống kênh rạch xen giữa các tòa nhà.
Trong không gian thanh bình của Châu Trang, dường như những vướng bận của cuộc sống được gác lại nhường chỗ cho những lắng đọng trong tâm hồn.
Xem thêm: Du lịch thời đại 4.0 – Xu hướng du lịch của giới trẻ là gì?
Đại Nghiên Cổ Trấn (Tỉnh Vân Nam)
Thuộc tỉnh Vân Nam, Đại Nghiên cổ trấn là một trong những trấn cổ nổi tiếng nhất Trung Quốc và tiếng tăm đã vang khắp thế giới, thường được biết đến dưới tên gọi Lệ Giang.
Đi đến Lệ Giang là đến với một thành phố cổ tuyệt đẹp cả về phong cảnh và lịch sử, nơi sinh sống của các dân tộc Bạch, Nạp Tây và Tạng.
Bạn biết không? Lệ Giang có nghĩa là dòng sông đẹp, tượng trưng cho một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người dân nơi đây, đó là nước.
Cổ trấn này nổi tiếng với những ngôi nhà gỗ với kiến trúc cổ, mái ngói âm dương, cột gỗ đặc trưng kiểu Trung Hoa; những con đường lát đá vuông cạnh và 354 cây cầu bắc qua dòng sông Ngọc (Ngọc Hà) đã tồn tại hơn 800 năm…
Phố xá trong cổ trấn gắn liền với sông núi, hoa cỏ miên man nâng bước chân du khách. Ở đây, dường như mọi thứ cứ hòa quyện vào nhau, không một chút sắp đặt, như tự bản thân chúng từ khi xuất hiện đã như vậy.
Đối với nhiều người dân Trung Quốc, không phải Phượng Hoàng cổ trấn mà Lệ Giang mới chính là địa danh sở hữu khu cổ trấn đẹp nhất đất nước. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử và bào mòn của thời gian, không khí cổ kính vẫn đặc quánh nơi đây, toát ra từ từng ngôi nhà, con phố, cho đến lối sống và sinh hoạt của người dân.
Thôn Tây Đệ (tỉnh An Huy)
Thôn Tây Đệ nằm tại huyện Y, thành phố Hoàng Sơn, phía Nam tỉnh An Huy Trung Quốc là 1 thị trấn cổ tồn tại từ thời nhà Tần. Năm 2000, khu di tích thôn cổ Nam bộ An Huy, tiêu biểu là Tây Đệ và Hoành thôn đã được UNESCO ghi nhận là “Di sản văn hóa thế giới” nhờ dấu ấn đậm nét của một làng quê mang đậm phong cách Trung Quốc: đường cổ, cầu cổ, bia cổ, thư viện cổ, các pho tượng bằng đất và rất nhiều tác phẩm điêu khắc bằng đá và gỗ.
Tây Đệ được mệnh danh là “ngôi làng trong Đào Nguyên Minh”. Tương truyền ông tổ của thôn này là Hồ Thị Thủy, con của Đường Chiêu Tông, do đi lánh nạn, lưu lạc khắp nơi sau đó đến sống ở đây rồi đổi thành họ Hồ. Thôn Tây Đệ được xây dựng theo sự chỉ dẫn của thầy địa lý. Thôn có hình dáng của một con thuyền, dài 700m, rộng 300m. Cách bố trí của thôn ngụ ý “trôi theo dòng nước về phía Tây sẽ được các vị thần giúp đỡ lấy chân kinh, từ đó sẽ đại cát đại lợi”.
Thôn Tây Đệ bốn mặt đều giáp núi. Nước trong thôn trong xanh, cây cối um tùm, tường nhà màu trắng, ngói màu đen. Những ngôi nhà cổ ở đây được xây hoặc liền sát nhau hoặc được xây tách rời độc lập, hầu hết đều có giếng trời, xung quanh có tường bao bọc, không khí vào trong nhà theo giếng trời. Tường và mái của các giếng trời đều nghiêng vào trong mảnh đất để nước mưa chảy vào trong, ngụ ý nước non phì nhiêu không chảy ra ngoài.
Ô Trấn (tỉnh Triết Giang)
Nằm ở trung tâm của 6 thị trấn cổ phía nam sông Dương Tử, thuộc tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, Ô Trấn là thành cổ tuyệt đẹp với hơn 1300 năm lịch sử thể hiện qua những cây cầu đá cổ, những con đường lát đá và những công trình gỗ chạm khắc tinh tế.
Trải qua hơn 1.000 năm, Ô Trấn chưa từng thay đổi tên gọi, kiến trúc và cả văn hoá. Các tòa nhà truyền thống, lan can và cầu vòm, cổng cong trên đường phố, nhà ở với khoảng sân rộng rãi, bờ sông và hành lang tất cả đều được bảo tồn rất tốt.
Trong thị trấn sông ngòi đan xen chằng chịt, có nhiều điểm hội tụ của các con sông, nhà dân được xây dựng ngày bên bờ sông, lầu các chênh vênh trên mặt nước, điển hình của phong cảnh miền quê sông nước Giang Nam Trung Quốc.
Xem thêm: Khám phá 13 điều rùng rợn về khu rừng tự sát tại Nhật Bản
Thất Bảo – cổ trấn an yên giữa lòng Thượng Hải
Trong những giờ phút ở Thất Bảo, bạn sẽ thấy mọi lo lắng và muộn phiền tan biến, chỉ còn niềm yêu thích và ngưỡng mộ dành cho người xưa.
Bạn có thể tự mình khám phá những cây cầu và những con ngõ nhỏ, nơi có những quán trà, quán ăn nhỏ xinh nhìn ra mặt nước.
Bạn cũng có thể đi thuyền để ngắm nhìn nhà cửa, đường phố phản chiếu trên mặt nước trong xanh. Vào ban đêm, ánh đèn lồng đỏ đem lại cho cổ trấn một vẻ ấm áp, lung linh đến lạ thường.
Khung cảnh nơi đây giống như trong cổ tích, nhịp sống thanh bình, đèn lồng đỏ treo ở những ngôi nhà nhuốm màu thời gian. Nếu muốn tìm chút mới lạ giữa cuộc sống sôi động, hiện đại ở Thượng Hải, hãy đến Thất Bảo cổ trấn nha!
Dương Sóc (Quế Lâm)
Nổi tiếng với những dãy núi đá vôi hùng vĩ, Dương Sóc là một cổ trấn sôi động hơn, thân thiện nằm trên bờ sông Quế Giang ở khu tự trị Quảng Tây, miền nam Trung Quốc.
Ngoài những nhà hàng và cửa hàng hiện đại tập trung quanh khu phố Tây, cổ trấn 1400 năm tuổi còn được in dấu với nhiều công trình kiến trúc truyền thống cùng các món ăn đặc sản, phong cảnh sơn thủy hữu tình.
Nếu bạn muốn quên đi thời gian và trải nghiệm cảm giác thư thái, an yên. Muốn có thể đi thuyền trên sông ngắm cảnh, thưởng thức những món ngon hay đi dạo ngắm các ngôi nhà cổ thì Dương Sóc là nơi dành cho bạn.
Xem thêm: Những địa điểm du lịch có tên gắn liền với heo
Bình Dao (Sơn Tây)
Nằm ở tỉnh Sơn Tây, thành cổ Bình Dao từ thời Minh – Thanh được bảo tồn hoàn chỉnh đến nay.
Các kiến trúc như tường thành, đường phố, cửa hàng, chùa chiền…đều cơ bản nguyên vẹn, đã thể hiện tư tưởng văn hóa truyền thống dân tộc Trung Quốc trong suốt mấy nghìn năm.
Đến tận ngày nay, bạn sẽ thấy thành cổ Bình Dao vẫn tràn đầy sức sống. Một dãy tường thành đã ngăn huyện Bình Dao thành hai thế giới khác biệt: trong và ngoài thành.
Các đường phố, cửa hàng, nhà cửa ở bên trong tường thành vẫn giữ lại được kiến trúc cũ của 600 năm trước. Còn bên ngoài tường thành được coi là “thành mới” với một số kiến trúc mới được thay đổi để bắt kịp với cuộc sống phát triển hiện đại.
Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn từ A đến Z
Đừng bỏ lỡ
Danh mục: Trung Quốc
bản đồ du lịch trung quốc
du lịch Trung Quốc
lệ giang
phượng hoàng cổ trấn
tin
tuc trong ngay
viet n
Các khách sạn phù hợp với bạn!
Bài viết mới nhất
Vntrip tham gia triển lãm sản phẩm và các mô hình, giải pháp công nghệ, ứng dụng dữ liệu, trí tuệ nhân tạo – TPHCM
Vntrip nhận giải thưởng Doanh nghiệp có thành tích xuất sắc nhất quận Tây Hồ
Khoảnh khắc ấn tượng dịp kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô
Sân bay Nội Bài cùng 3 sân bay khác đóng cửa do bão số 3 Yagi
Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2024 tổ chức giữa tháng 6
0 bình luận