Đăng nhập

Quên mật khẩu

Đăng ký

Đăng ký mới tài khoản VNTRIP:

Quên mật khẩu

Nhập địa chỉ Email đã đăng ký tài khoản Vntrip, hệ thống sẽ gửi thông tin hướng dẫn bạn khôi phục lại mật khẩu.

Hệ thống TMS của thuế là gì? Hệ thống TMS của thuế có vai trò gì?>

Hệ thống TMS của thuế là gì? Hệ thống TMS của thuế có vai trò gì?

Luyến Nguyễn Luyến Nguyễn 10/11/2022
1.0K lượt xem

Hệ thống TMS của thuế là gì? Hệ thống TMS của thuế có vai trò gì? TMS không chỉ xuất hiện trong lĩnh vực quản lý chuyến đi cho doanh nghiệp hay quản lý vận tải, nó còn là một giải pháp cho quản lý thuế tập trung. Ngành thuế nước ta đã ứng dụng công nghệ này từ những năm gần đây và dần đạt được những hiệu quả nhất định. Cùng Vntrip tìm hiểu về TMS của thuế nhé.

1. Hệ thống TMS của thuế là gì?

Hệ thống TMS của thuế là hệ thống quản lý thuế tích hợp cho phép quản lý và lưu trữ tập trung thông tin quản lý tất cả các sắc thuế trên phạm vi toàn quốc để đáp ứng các nghiệp vụ quản lý thuế tập trung. Khi được triển khai sâu rộng, ứng dụng này sẽ thay thế toàn bộ 16 ứng dụng hỗ trợ công tác quản lý thuế đang triển khai tại Cục Thuế và Chi cục thuế, đáp ứng được toàn bộ các khâu xử lý dữ liệu cho các quy trình nghiệp vụ như: Đăng ký thuế, Quản lý hồ sơ, Quản lý và Xử lý kê khai, quyết toán thuế, Kế toán thuế nội địa, Quản lý nợ, Sổ sách, Báo cáo phân tích, đánh giá.

Nhà nước ta đã chỉ đạo ngành thuế áp dụng công nghệ thông tin này từ năm 2015. Nhờ vậy mà đến nay việc ứng dụng TMS trong quản lý thuế đã trở nên đồng bộ, mượt mà hơn rất nhiều. Mọi người (từ cán bộ ngành thuế đến người dân) đều đã dần quen với việc chuyển mình từ phương thức truyền thống sang cách hoạt động hiện đại, online.

2. Vai trò của hệ thống TMS thuế

Trước tiên phải khẳng định hệ thống TMS của thuế có vai trò quan trọng trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, việc thay đổi phương thức quản lý truyền thống là cần thiết và cấp thiết. Từ khi ra đời, ứng dụng này đã giúp ngành thuế vận hành đồng bộ và dễ dàng hơn.

Hệ thống TMS của thuế

Các cán bộ ngành thuế đang tập huấn về ứng dụng TMS

TMS của thuế giúp ngành thuế dễ dàng áp dụng các quy trình nghiệp vụ quản lý chuẩn trên toàn quốc ở cả 3 cấp, làm tăng khả năng kiểm soát việc áp dụng thống nhất các quy trình nghiệp vụ quản lý thuế tại cơ quan thuế các cấp; cung cấp số liệu và các dịch vụ điện tử cho người nộp thuế một cách nhanh chóng, chính xác, khắc phục tình trạng dữ diệu người nộp thuế không đồng nhất giữa các ứng dụng. Đông thời, nó còn giảm thiểu chi phí vận hành của ngành thuế, tận dụng được các tính năng công nghệ mới để tối ưu hóa tốc độ của hệ thống và rất thuận lợi trong việc triển khai hay nâng cấp phiên bản.

Thật vậy, khi chứng từ nộp thuế đã được gửi và nhận tự động 100% theo đường điện tử thì công tác xử lý chứng từ của cán bộ thuế sẽ được tập trung chủ yếu vào việc rà soát, đối chiếu giữa cơ quan thuế, KBNN và người nộp thuế; xử lý các trường hợp sai sót trong quá trình gửi nhận thông tin và hạch toán chứng từ.

3. Hệ thống TMS của thuế được đánh giá cao và có những thành tựu nhất định

Ngân hàng thế giới (WB) đánh giá khá cao hệ thống TMS của thuế, đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý thuế hiện đại.

Hệ thống này đã giúp ngành thuế xử lý lượng thông tin khổng lồ. Cụ thể:

đến tháng 3/2017, ứng dụng TMS đang quản lý 835.920 mã số thuế doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác, hơn 44.800 mã số thuế cá nhân; xử lý hơn 1 triệu hồ sơ của 63 cục thuế. Đặc biệt, hệ thống TMS đã hỗ trợ đắc lực trong việc lập Bộ thuế khoán trong các năm 2016, 2017. Theo thống kê, dữ liệu lập bộ hộ khoán năm 2016 đã có tổng số hơn 1,7 triệu tờ khai thuế khoán được xử lý trên TMS; hơn 1,5 triệu người nộp thuế đã được công khai thông tin. So với số liệu lập bộ hộ khoán 2015 (trên ứng dụng VAT phân tán tại các chi cục thuế), số hộ lập bộ năm 2016 tăng 25%, số hộ được công khai thông tin trên web tăng 30%. Riêng từ đầu năm 2017 đến nay, thống kê cho thấy đã có tổng số hơn 1,5 triệu tờ khai khoán được xử lý trên TMS.

Hệ thống TMS của thuế

Về xử lý các chứng từ nộp thuế, Tổng cục Thuế cho biết, từ khi triển khai dịch vụ nộp thuế điện tử (năm 2014) đến tháng 12/2016 đã có trên 554.072 doanh nghiệp đăng ký sử dụng dịch vụ này với cơ quan thuế (đạt tỷ lệ 97,05%) trên tổng số trên 570.888 DN đang hoạt động; trên 547.128 doanh nghiệp hoàn thành đăng ký dịch vụ với ngân hàng (đạt tỷ lệ 95,84%), với tổng số tiền nộp thuế điện tử trong năm 2016 là trên 478.073 tỷ đồng và trên 2,2 triệu chứng từ giao dịch nộp thuế điện tử.

Bên cạnh đó, tính từ thời điểm triển khai TMS đến hết tháng 3/2017 đã có hơn 31,3 triệu chứng từ được nhận từ KBNN, trong đó tổng số chứng từ đã được cơ quan thuế đối chiếu và hạch toán là 31.365.880 chứng từ, chiếm tỷ lệ 99,1%.

Hệ thống TMS của thuế là một phần trên con đường chuyển đổi số của nhà nước. Bởi quá trình này cần áp dụng toàn diện mọi lĩnh vực trong đời sống, từ các cơ quan nhà nước đến doanh nghiệp. Mỗi một phần đều là mắt xích quan trọng trong tổng thể bức tranh số hóa đất nước.

Hi vọng những thông tin mà Vntrip đã gửi đến các bạn trong bài viết này có thể giúp mọi người hiểu hơn về hệ thống TMS của ngành thuế.

>>> Một số bài viết liên quan:

0 bình luận

    Cần tìm khách sạn giá tốt

    0963 266 688

    Hoặc để lại thông tin
    Vntrip sẽ gọi lại cho bạn

    Các khách sạn phù hợp với bạn! Đừng bỏ lỡ