Khám phá Làng Rô Hội An – điểm nhấn trên đường đi Trường Sơn
Trong các hành trình du lịch mang đầy ký ức ngược theo dòng lịch sử của cung đường Trường Sơn, hầu hết du khách đều rất ấn tượng với Làng Rô. Nằm gần biên giới Việt – Lào, ngôi làng đơn sơ, giản dị của người Cơ-tu, nổi tiếng bởi sự anh dũng, cũng như gắn liền với tên tuổi của nhà thơ Tố Hữu, đi hết mùa chiến tranh đến yên ổn thời bình.
Xem thêm: “Danh sách” 18 địa điểm du lịch không thể bỏ qua ở Hội An
Một góc làng Rô – điểm đến Hội An mang đậm dấu ấn lịch sử (ảnh sưu tầm) |
Làng Rô thuộc địa bàn huyện Nam Giang của tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Tam Kỳ hơn 100km. Nếu có những chuyến khám phá dọc Trường Sơn, đi du lịch Hội An, du khách còn được nghe nhắc rất nhiều về Làng Rô.
Trong những năm tháng chiến tranh, Làng Rô cũng là căn cứ cách mạng rất quan trọng và là nơi phục vụ kháng chiến bằng chính sự giản dị mộc mạc nhưng cương quyết và can đảm của những người dân Cơ Tu hiền lành, tốt bụng. Họ đã nuôi giấu các chiến sỹ cách mạng trong đó có nhà thơ Tố Hữu bằng sự chân thành và quả cảm. Tấm lòng ấy đã đi vào thơ của Tố Hữu thật xúc động:
“Ơi làng Rô nhỏ của tôi
Cao cao ngọn núi chiếc nôi đại bàng
Trăm năm ta nhớ ơn làng
Cánh tay che chở bước đường gian nguy”.
Những câu thơ ấy của nhà thơ Tố Hữu như một lời tri ân với đồng bào Cơ-tu ở làng Rô, khắc ghi trong lòng bạn đọc về một làng quê anh dũng. Thêm nữa, cố nhà thơ đã truyền lại cho thế hệ sau về lòng biết ơn đối với một ngôi làng người dân tộc đã từng nuôi giấu, che chở cho cách mạng.
Chân dung nhà thơ Tố Hữu và bút tích của ông (ảnh sưu tầm) |
Chiến tranh qua đi, đất nước đã có nhiều đổi thay, hành trình dọc Trường Sơn được nhiều người tìm về để ôn lại những tháng ngày hào hùng. Làng Rô vẫn còn đó, nép mình lặng lẽ nơi rừng cây bạt ngàn.
Chiếc radio mà nhà thơ Tố Hữu tặng cho gia đình già làng Đinh Đeh, nơi đã nuôi giấu ông (ảnh sưu tầm) |
Đến thăm Làng Rô, có lẽ trong tâm khảm rất nhiều người vẫn luôn vang vọng câu thơ thật tha thiết của Tố Hữu.
Hiện nay chiếc radio và tấm ảnh của nhà thơ Tố Hữu được trưng bày trang trọng tại ngôi nhà Gươl truyền thống của huyện Nam Giang. Qua đó, địa phương muốn nhắc nhở cho con cháu và thế hệ trẻ về tấm lòng của bà con Cơ – tu đối với Cách mạng, với Đảng, với Bác Hồ.
Người dân làng Rô bên cạnh chiếc radio và bức chân dung nhà thơ Tố Hữu (ảnh sưu tầm) |
Dẫu cuộc sống của người Cơ Tu ở đâycũng giản đơn như nhiều vùng dân tộc thiểu số khác rải rác khắp đất nước, song không gian nơi đây cứ da diết một nỗi niềm không tên. Tất cả như kéo du khách ngược trở lại miền ký ức một thời.
Ngắm nhìn những cánh đồng hay nương rẫy nhỏ bé thấp thoáng ẩn hiện nơi triền đồi, những con đường nhỏ yên bình dẫn qua bao ngôi nhà đầy hơi ấm với khói chiều cao vút, cứ thương thương nơi lòng du khách hai chữ Làng Rô.
Tuy còn nhiều khó khăn nhưng làng Rô ngày hôm nay đã có nhiều đổi thay với 100% trẻ em được đến trường (ảnh sưu tầm) |
Có thể bạn đã từng đi Hội An – Quảng Nam, và cũng được nghe về Làng Rô nhưng chưa có dịp ghé thăm. Sau này nếu có cơ hội trở về mảnh đất miền Trung này, bạn hãy trải nghiệm và khám phá cung đường Trường Sơn lịch sử, và đừng quên đến thăm làng Rô. Chắc chắn chỉ một lần đặt chân đến, bạn sẽ cảm nhận được vẻ đẹp rất đặc biệt của địa điểm bình yên này.
Vẻ đẹp ấy không nằm ở núi rừng kỳ vỹ, không nằm ở những nếp nhà đơn sơ, cũng không nằm ở những con đường ngày đang đổi mới, mà ẩn hiện nơi nụ cười hiền hậu của người Cơ Tu và cách sống của họ. Điều đó đã khiến bao du khách phải thốt lên như nhà thơ Tố Hữu đã từng thế – “Ơi làng Rô nhỏ của tôi”.
Xem thêm:
Đừng bỏ lỡ
Các khách sạn phù hợp với bạn!
Bài viết mới nhất
Vntrip tham gia triển lãm sản phẩm và các mô hình, giải pháp công nghệ, ứng dụng dữ liệu, trí tuệ nhân tạo – TPHCM
Vntrip nhận giải thưởng Doanh nghiệp có thành tích xuất sắc nhất quận Tây Hồ
Khoảnh khắc ấn tượng dịp kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô
Sân bay Nội Bài cùng 3 sân bay khác đóng cửa do bão số 3 Yagi
Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2024 tổ chức giữa tháng 6
0 bình luận