Kịch bản dẫn chương trình Trung Thu 2018 mới nhất

Luyến Nguyễn
9.8K

Trung thu là Tết thiếu nhi nhưng người lớn cũng không khỏi háo hức mong chờ. Mỗi năm vào dịp trung thu, khắp mọi ngả đường, phố xá hay thôn quê đều nhộn nhịp trong bầu không khí chung của lễ hội trẻ thơ truyền thống. Trong bầu không khí tháng tháng tám tiết trời thu, một buổi phá cỗ đêm trăng tuyệt vời cùng chị Hằng Nga xinh đẹp sẽ là dấu ấn khó quên trong kỷ niệm tuổi thơ của mỗi đứa trẻ và sau đây là một số gợi ý về kịch bản dẫn chương trình trung thu đảm bảo sẽ ấn tượng khó quên.

Xem thêm: Lễ hội Đèn Lồng

Trung thu là dịp lễ mà mỗi đứa trẻ đều rất háo hức mong chờ như Tết lần thứ hai vậy, hiểu được điều đó nên các công ty, đoàn thể hay chính quyền địa phương đều dành sự quan tâm cùng với các vị phụ huynh phối hợp tổ chức một  đêm trung thu đầy mong đợi cho trẻ em. Mỗi nơi hay mỗi tổ chức sẽ có riêng những cách thức tổ chức chương trình khác nhau, nhưng do bận rộn công việc chuyên môn, nên hoạt động này có thể tham khảo và học hỏi từ các chương trình hay địa phương khác để hoàn thiện hơn. Trên cơ sở đó, bạn hãy cùng VNTRIP.VN tham khảo một số kinh nghiệm và định hướng tổ chức kế hoạch dẫn chương trình trung thu vui vẻ và ý nghĩa cho những đứa trẻ yêu quý nhé.

Kịch bản dẫn chương trình trung thu

1.Chuẩn bị hậu cần và nhân sự

Trong bất kì chương trình hay hoạt động tập thể nào thì khâu chuẩn bị hậu cần luôn rất quan trọng, như một ưu tiên hàng đầu. Hoạt động hậu cần của chương trình trung thu thường bao gồm các nội dung sau:

  • Lắp đặt và trang trí sân khấu nêu bật nội dung chương trình trung thu, ấn tượng và tươi sáng, tạo hứng thú cho các em nhỏ
  • Sắp xếp các vị trí ngồi trong hội trường cho đầy đủ khách mời, các em nhỏ và phụ huynh
  • Bố trí các thiết bị âm thanh ánh sáng hài hòa, phù hợp với không gian hội trường và linh hoạt với các hoạt động trong chương trình
  • Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ từ nhân sự, trang phục, nhạc cụ và các đạo cụ hỗ trợ khác
  • Lên ý tưởng các trò chơi và giao lưu với khách mời, trẻ em và bố mẹ.
  • Chuẩn bị đồ ăn, nước uống và các phần quà trò chơi

Đêm trung thu bên gia đình thân yêu (ảnh sưu tầm)

2.Lễ tân đón khách

Bước tiếp theo trong hoạt động tổ chức sự kiện kịch bản dẫn chương trình tổ chức trung thu là nghiệp vụ lễ tân đón khách, với các nội dung cụ thể như:

  • Lập danh sách khách mời và gửi thư mời, trực tiếp hoặc gián tiếp
  • Thống kê số lượng và thành phần, cũng như sắp xếp thời gian đón tiếp phù hợp
  • Bố trí nhân sự đón khách ngay tại cổng và sắp xếp vị trí ngồi cho khách mời, phụ huynh và các em nhỏ.
  • Hướng dẫn ổn định chỗ ngồi và tổ chức hội trường

3. Ổn định tổ chức và khai mạc chương trình

  • Ổn định chương trình bằng một số tiết mục văn nghệ chào mừng như múa lân, chị Hằng và chú Cuội xuất hiện để tạo thêm hoạt náo cho chương trình
  • MC xuất hiện (thường chính là chị Hằng và chú Cuội) và giới thiệu đại biểu khách mời, tuyên bố lý do chương trình và giới thiệu khách mời lên phát biểu khai mạc
  • Đại diện tổ chức/đại biểu lãnh đạo đoàn thể lên phát biểu khai mạc

4. Tổ chức các hoạt động nội dung

  • Chị Hằng và chú Cuội cùng về sự tích đêm Trung thu
  • MC mời các bé và phụ huynh cùng lên tham gia các trò chơi và giao lưu văn nghệ
  • Biểu diễn các tiết mục văn nghệ về chủ đề trung thu
  • Tổ chức rước đèn và thi bày mâm cỗ trung thu
  • Trao giải cho các đội và các bé ngoan được khen thưởng
  • Phá cỗ đêm rằm

5. Tổng kết và kết thúc chương trình

  • Cảm ơn, tổng kết và tuyên bố kết thúc chương trình

Lễ hội trung thu rực rỡ sắc màu (ảnh sưu tầm)

Kế hoạch dẫn chương trình

Người dẫn chương trình – MC của buổi lễ trung thu sẽ luôn là điểm nhấn trong mỗi hoạt động, bởi họ chính là người dẫn dắt và phối hợp hoạt động của cả chương trình. Do vậy, sự chuẩn bị tốt về kế hoạch dẫn chương trình trung thu sẽ là một yếu tố quan trọng làm nên sức hút và thành công của chương trình. Mỗi MC sẽ có những năng khiếu và cái duyên trên sân khấu riêng, tuy nhiên, về cấu trúc chung của lời dẫn chương trình các bạn có thể tham khảo theo một số điểm chính sau đây.

1. Tiếp đón khách mời

  • Hôm nay, rất vui mừng được chào đón tất cả các vị khách quý, các bậc phụ huynh và em nhỏ yêu quý tới tham dự chương trình đón trung thu năm 2018.
  • Trước khi bắt đầu các hoạt động xin mời phụ huynh và các em ổn định chỗ ngồi để có thể bắt đầu chương trình.

2. Giới thiệu khai mạc chương trình

  • Giới thiệu bản thân MC – Chú Cuội và chị Hằng
  • Nếu lý do tổ chức chương trình trung thu cho các em nhỏ.
  • Giới thiệu các nội dung kế hoạch chương trình trung thu, các tiết mục và nhân vật sẽ tham gia
  • Gợi ý các trò chơi và phần quà cho các bạn nhỏ

3. Dẫn dắt nội dung và các hoạt động

  • Chị Hằng và chú Cuội kể sự tích ngày trung thu và lý do tại sao hằng năm các e nhỏ đều rất yêu thích trung thu
  • Bắt đầu các trò chơi và làm chủ trò hướng dẫn chơi, làm giám khảo và trao quà cho các bé hay các đội. Các trò chơi có thể tổ chức như thi thổi bóng, chuyền bóng, thi ai ăn nhanh hơn,…
  • Giới thiệu các tiết mục văn nghệ biểu diễn
  • Hướng dẫn thi bày mâm cỗ và phá cỗ
  • Trao phần thưởng cho các đội thắng cuộc và các em nhỏ

Trung thu rước đèn phá cỗ trông trăng (ảnh sưu tầm)

4. Tuyên bố kết thúc và cảm ơn khách mời

  • MC gửi lời cám ơn đến tất cả khách mời, phụ huynh và các em nhỏ đã tham gia
  • Mời đại diện/đại biểu lên phát biểu bế mạc chương trình
  • Tuyên bố kết thúc chương trình và chào tạm biệt các em nhỏ, hẹn gặp lại vào trung thu năm sau.

Với một số gợi ý về kịch bản dẫn chương trình trung thu thú vị như trên, hy vọng các bạn sẽ có thể tổ chức được lễ đón trăng rằm phá cỗ năm 2018 đầy ý nghĩa và ấm áp, để mỗi mùa trung thu qua đi đều trở thành những kỷ niệm đẹp trong lòng mỗi đứa trẻ. Đồng thời, đây cũng là nét đẹp truyền thống của văn hóa dân tộc Việt Nam mà chúng ta cần nâng niu, giữ gìn cho các thế hệ mai sau, để mỗi mùa thu qua đi, đều là những mùa trăng đẹp đáng nhớ.

Xem thêm:

Tin khác:

0 bình luận

    Các khách sạn phù hợp với bạn!