DU LỊCH KON TUM – VỀ VỚI VÙNG THIÊN NHIÊN HOANG DÃ

Phạm Oanh
10.0K

Du lịch Kon Tum vào một ngày đẹp trời để đến với núi rừng, sông nước và những nét đẹp văn hóa dân tộc. Trên dải đất Tây Nguyên rộng lớn, Kon Tum là tỉnh xa nhất phía Bắc Tây Nguyên. Không nức tiếng như Đà Lạt, Buôn Ma Thuột nhưng vẻ đẹp hoang dã và bí ẩn của du lịch Kon Tum đã chinh phục những vị khách từng đặt chân tới đây và hứa hẹn sẽ trở thành một địa điểm du lịch vô cùng tiềm năng trong tương lai. Đừng quên đặt khách sạn tại đây để có những trải nghiệm rõ ràng nhất nhé!

Xem thêm: Du lịch Kon Tum 10 điểm đến “đẹp nhất”

Nhà Rông – một nét văn hóa đặc sắc của vùng đất Kon Tum (Ảnh: Sưu tầm)

Kon Tum có nghĩa là “làng ở vùng hồ”. Đây là tỉnh có cửa khẩu với hai nước Lào và Campuchia nên được gọi là “Ngã ba Đông Dương”. Kon Tum là nơi cư ngụ của đồng bào các dân tộc người Xơ Đăng, Ba Na, Gia Rai, Giẻ Triêng, … với những buôn làng rải rác ở các vị trí khác nhau. Nơi đây cũng là cửa ngõ của nhiều con sông Cái, sông Sê San, sông Ba. Bởi vậy nên đến với trải nghiệm du lịch ở Kon Tum là đến với thiên nhiên hoang sơ, đến với nét đẹp văn hóa dân tộc vô cùng đặc sắc.

Thời điểm lí tưởng để du lịch Kom Tum

Cùng nằm trên dải đất vùng cao Tây Nguyên bao la nên thời tiết của Kon Tum giống với Đà Lạt ở đặc điểm khí hậu mát mẻ và vô cùng dễ chịu. Ở Kon Tum, một năm chia làm hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô: mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 và kéo dài hết tháng 11, còn mùa khô nằm trong khoảng thời gian từ tháng 12 đến tháng 3 hằng năm. Một điều thú vị khi tham quan du lịch Kon Tum là với mỗi tháng khác nhau, cảnh sắc nơi đây là mang một nét đẹp đặc trưng khác nhau.

Vào tháng 1, khi thời tiết se se lạnh, Kon Tum chuyển mình bước vào mùa khô thì cây cao su lại một lần nữa thay một tấm áo mới. Từ màu xanh tươi mơn mởn, lá cao su dần ngả vàng rồi hóa đỏ và lững lờ rơi xuống mặt đất.

Khoảnh khắc lá cao su lững lờ rơi xuống mặt đất (Ảnh: Sưu tầm)

Kon Tum khoác lên mình một bầu không gian đầy lãng mạn khi mặt đất rơi đầy những chiếc lá cao su đỏ, đứng ở nơi đây mà cứ ngỡ như đang chìm đắm trong không gian đầy mê hoặc của xứ Hàn Quốc xa xôi. Thời điểm này rất thu hút các nhiếp ảnh gia tới ghi lại những khoảnh khắc, những chuyển động nhẹ nhàng của thiên nhiên trong mùa chuyển mình.

Mùa lá xanh, lá đỏ xen nhau trong một khung hình (Ảnh: Sưu tầm)

Tháng 1 lá cao su nhuộm đỏ mặt đường Kon Tum thì tháng 3 ghé lại đem theo sắc trắng ngập một vùng đồi của những bông hoa cà phê nở rộ. Nếu như Tây Bắc có hoa ban trắng đẹp đẽ thì ở những vùng đất Tây Nguyên có hoa cà phê. Vào tiết thời tháng 3, không khó để bắt gặp sắc trắng tinh khôi, mong manh, trong trẻo của những bông hoa cà phê những ngọn đồi thoai thoải của Kon Tum và thật không khó khăn gì để có thể cho ra đời một bức ảnh thật đẹp đẽ của Kon Tum trong mùa tấm áo trắng thuần khiết.

Hoa nở trắng một vùng đồi (Ảnh: Sưu tầm)

Có vẻ như Kon Tum không ngừng nghỉ trong việc thay những tấm áo mới. Tháng 11, 12 đến trong tiết trời đông lành lạnh, cũng là mùa dã quỳ xòe rộng những cánh hoa vàng rực, như những vầng mặt trời nhỏ sưởi ấm trên những ngọn đồi xa xa. Những bông hoa nhỏ đua nhau nở rộ tạo nên một bức tranh vàng tươi đầy sức sống mãnh liệt.

Hoa dã quỳ nở vàng rực hai bên lối đi (Ảnh: Sưu tầm)

Không những vậy vào những ngày tháng 12 cũng là mùa của những lễ hội truyền thống của người dân nơi đây hứa hẹn sẽ mang lại nhiều trải nghiệm văn hóa vô cùng thú vị.

Phương tiện di chuyển đến Kon Tum

Máy bay

Với những khách du lịch đến từ những tỉnh, thành phố xa thì máy bay là một lựa chọn vô cùng thuận tiện, nhanh chóng và an toàn. Hiện nay không có chuyến bay thẳng nào đến Kon Tum mà bạn phải bay qua sân bay Pleiku cách Kon Tum 50km sau đó bắt taxi hoặc xe khách để đi tới du lịch Kon Tum.

Sân bay Pleiku có các chuyến bay từ Hà Nội, Đà Nẵng và Hồ Chí Minh đến Pleiku. Các chuyến bay từ Hà Nội hoặc Hồ Chí Minh đến Pleiku ngày nào cũng có một chuyến nhưng nếu bay từ Đà Nẵng thì hạn chế hơn vì không có chuyến bay vào thứ 2 và thứ 4. Vì vậy bạn nên cân nhắc và sắp xếp thời gian cho chính xác và phù hợp với các tuyến bay. Nên mua vé trước chuyến đi tầm 3 – 5 tháng để có thể hưởng những mức ưu đãi tuyệt vời nhất.

Sân bay Pleiku (Ảnh: Sưu tầm)

Xe khách

Với những ai muốn tiết kiệm chi phí cho chuyến đi của mình hơn thì có thể chọn xe khách làm phương tiện di chuyển và đặt phòng khách sạn tại thành phố Kon Tum.

Một số tuyến xe khách chạy đến Kon Tum:

  • Xe Đăng Khoa: Hà Nội – Kon Tum, chạy từ Giáp Bát lúc 8h45, chạy từ Kon Tum lúc 7h30, SĐT: 060 3864606 – 0905 010269.
  • Xe Đăng Khoa: Hải Dương – Kon Tum, chạy từ Hải Dương lúc 7h, chạy từ Kon Tum lúc 15h30, SĐT: 060 3864606 – 0905 010269.
  • Xe Việt Tân: Hà Nội – Kon Tum, gọi SĐT 060 3913999 – 0169 6823334(5) để biết giờ xe chạy.

Từ Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam

  • Xe Đăng Khoa: Ngọc Hồi – Kon Tum – TP HCM, chạy từ Ngọc Hồi lúc 16h30, từ Kon Tum 18h30-19h, từ TP HCM lúc 18h-18h30-19h. SĐT: 060 3864606 – 08 22478379 – 0985222679.
  • Xe Việt Tân: TP HCM – Kon Tum. Gọi SĐT: 060 3913999 – 0986 823355(66) để biết giờ xe chạy.
  • Xe Tây Nguyên: TP HCM – Kon Tum. Gọi SĐT: 060 3918888 – 0913 468502 – 0982878889 để biết giờ xe chạy.
  • Xe Tư Phầu: TP HCM – Kon Tum, xe chạy 17h45 mỗi ngày. SĐT: 060 3863999 – 0903 531458.
  • Xe Việt Tân Phát: TPHCM – Kon Tum, xe chạy lúc 18h20 từ TP HCM. SĐT: 08 35118888 – 060 3918555.
  • Xe Việt Tân Phát: TP HCM – Ngọc Hồi, từ TP HCM lúc 16h30-19h30, từ Ngọc Hồi lúc 16h-17h30. SDDT: 08 35118888 – 060 3540888.
  • Xe Đồng Tiến: TP HCM – Kon Tum, xe chạy lúc 17h20. SĐT: 060 3862108 – 0982 512323.
  • Xe Long Vân: TP HCM – Kon Tum – Ngọc Hồi, xe chạy lúc 18h20 từ Kon Tum, lúc 18h30 từ TP HCM. SĐT: 060 2211823 – 0905 514289

Từ Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung

Xe Mai Linh: Đà Nẵng – Kon Tum, giá vé 160k, 1 ngày có 4 chuyến. Các bạn có thể gọi SĐT: 0511 3792929 để đặt chỗ. Xe xuất phát từ bến xe Trung tâm, số 201 đường Tôn Đức Thắng.

Bến xe khách tiếp nhận nhiều chuyến xe khách đến và đi mỗi ngày (Ảnh: Sưu tầm)

Những điểm du lịch thú vị ở Kon Tum

Nhà thờ gỗ

Giữa khoảng không gian núi rừng xanh tươi bạt ngạt, khách du lịch khi đặt chân tới Kon Tum sẽ thấy hiện lên thấp thoáng ngọn tháp chuông cổ kính của Chánh tòa Kon Tum nổi bật rực rỡ trên nền trời xanh thăm thẳm. Nhà thờ cổ mang dáng vẻ và kiến trúc cổ kính, bí ẩn, hút mắt đầy ấn tượng. Chẳng có gì không thể lí giải khi Chánh toà Kon Tum được nhận xét là một trong 10 nhà thờ đẹp nhất ở Việt Nam.

Nhà thờ gỗ cổ kính nổi bật giữa nền trời xanh (Ảnh: Sưu tầm)

Nằm ngay giữa trung tâm thành phố, nhà thờ gỗ Kon Tum được kết hợp giữa kiến trúc thời Roman và phong cách nhà sàn của người Ba Na tạo nên một tổng thể vừa gần gũi, vừa cổ kính, lại vừa mang một hơi hướng rất tây vô cùng thú vị. Nhà thờ với quy mô vô cùng lớn như vậy nhưng không hề được xây dựng bằng bê tông cốt thép mà hoàn toàn được cấu tạo bằng gỗ cà chít, mang lại một không khí ấm cúng, gần gũi mà vẫn không kém phần linh thiêng. Những cột trụ được chạm khắc vô cùng tỉ mỉ, khéo léo vừa tự nhiên vừa thể hiện được tay nghề vô cùng tinh xảo của người dân nơi đây.

Nhà thờ cổ mang dáng vẻ uy nghi và bí ẩn (Ảnh: Sưu tầm)

Phía bên trong nhà thờ mang phong cách của kiến trúc châu Âu với vòm mái cao và những khung cửa sổ nhiều màu sắc. Những bộ bàn ghế gỗ được xếp thành từng hàng cho người dân tới đây cầu nguyện, cầu an lành. Không gian tĩnh mịch, mở rộng, tràn ngập ánh sáng khiến ta cảm thấy yên bình, tĩnh tâm và thoải mái hơn.

C

Phía bên trong nhà thờ mang kiến trúc châu Âu (Ảnh: Sưu tầm)

Trong khuôn viên của nhà thờ còn có cô nhi viện, cơ sở thủ công mỹ nghệ, nghề thêu, may, dệt,… Nếu có điều kiện hãy mua một chút quà nho nhỏ như bánh kẹo hoặc đồ dùng để tặng cho những em bé ở đây nhé!

Nhà thờ gỗ là một kiến trúc tiêu biểu và đặc trưng của Kon Tum. Vào những mùa hoa nở, khi dạo chơi ở nhà thờ bạn sẽ bắt gặp những chùm hoa nở rực rỡ, tô điểm thêm cho nét đẹp vô cùng độc đáo ở nơi đây!

Sông Đắk Bla

Dòng sông Đắk Bla là nét đẹp thơ mộng, dịu dàng trong bức tranh cảnh sắc thiên nhiên ở Kon Tum. Dù chỉ là một con sông ngắn dài tầm 100m nhưng Đắk Bla hạ gục những trái tim và tâm hồn của những vị khách phương xa khi tới với nơi đây bằng chính vẻ đẹp thuần khiết của nó.

Sông Đắk Bla êm đềm (Ảnh: Sưu tầm)

Ngồi trên con thuyền độc mộc giản dị và ngắm nhìn cảnh vật xung quanh mới thấy thật êm đềm làm sao. Mặt nước xanh trong, gợn những con sóng nhỏ mềm mại và lặng im. Xa xa những dãy núi trùng điệp, uốn lượn, mờ ảo trong làn sương khói ban chiều. Dọc hai bên bờ sông là những nương ngô, đồng lúa màu mỡ, vàng ươm. Đặc biệt khi ráng chiều buông xuống, dòng sông Đắk Bla hiện lên với một vẻ đẹp mộng mơ đến lạ kì.

Con thuyền độc mộc trên dòng sông Đắk Bla (Ảnh: Sưu tầm)

Sông Đắk Bla yên bình trong ánh nắng chiều (Ảnh: Sưu tầm)

Không gian lặng thinh chỉ nghe thấy tiếng gió, tiếng chim, tiếng người chèo mái thuyền xuôi theo dòng nước. Mặt trời lấp ló sau những hàng tre mọc bên bờ sông, huyền ảo, đỏ rực cả một vùng sông nước, chuyển dần sang màu tim tím rồi lặn hẳn xuống mặt nước dịu êm. Ngồi trên thuyền, ghi lại từng khoảnh khắc đẹp đẽ của thiên nhiên, thưởng thức những giây phút yên bình, tĩnh lặng hiếm hoi trong cuộc sống bộn bề này ta mới thấy thêm yêu cuộc sống biết bao nhiêu!

Hoàng hôn trên sông Đắk Bla (Ảnh: Sưu tầm)

Một nét độc đáo của con sông Đắk Bla đó chính là tên gọi dòng sông chảy ngược của nó. Tương truyền rằng nơi đây là khởi nguồn của một câu chuyện tình buồn khi hai người yêu nhau nhưng không được ủng hộ, chàng trai tự sát rồi ngã nhào xuống sông, máu của chàng chảy về phía buôn làng của cô gái rồi dòng máu của cô gái lại chảy ngược về phía chàng trai. Bởi lẽ vậy nên Đắk Bla có dòng chảy theo hướng Đông – Tây, trái ngược hẳn với những con sông khác trên bản đồ Việt Nam.

Đắk Bla – dòng sông chảy ngược (Ảnh: Sưu tầm)

Cầu treo Kon Klor

Bắc ngang dòng sông Đắk Bla như một dải lụa lớn, cầu treo Kon Klor là một biểu tượng quen thuộc gắn liền với người dân Kon Tum. Đã từng có người hát về chiếc cầu treo đẹp đẽ này trong bài hát của nhạc sĩ Lê Minh Thế: “Chiều qua cầu treo Kon Klor, bỗng thương một vùng quê nhỏ, cầu nối đôi bờ tuổi thơ, thôi buồn chi nhé con đò. Chiều trên bến sông Kon Klor, có con diều căng cánh gió, bến sông cầu giăng bóng nhỏ, lòng ta chợt thoáng giấc mơ. Chiều lên bến sông Kon Klor, khúc ca trên cầu treo đó, xin hát thay câu hẹn hò…”.

Cầu treo Kon Klor vắt ngang bờ sông Đắk Bla (Ảnh: Sưu tầm)

Trước khi có cây cầu treo Kon Klor người dân Kon Tum mỗi khi muốn đi sang bờ bên kia đều phải dắt trâu bò của mình lội qua sông, những hôm nước lên cao phải chèo chiếc thuyền độc mộc giản đơn vượt qua dòng nước vô cùng vất vả và nguy hiểm.

Cầu treo Kon Klor thúc đẩy nền kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân Kon Tum (Ảnh: Sưu tầm)

Chính vào lúc đó chiếc cầu treo Kon Klor xuất hiện thay đổi hẳn bộ mặt kinh tế của người dân nơi đây. Người ta vận chuyển lương thực, thực phẩm, hàng hóa từ bờ bên này sang bờ bên kia dễ dàng hơn. Trẻ con hằng ngày cắp sách tới trường không phải đi bằng chiếc thuyền nguy hiểm kia mà có thể thoải mái vui đùa, dạo chơi trên chiếc cầu lớn vắt qua dòng sông quê hương.

Hằng ngày người dân có thể đi từ bờ bên này sang bờ bên kia một cách dễ dàng (Ảnh: Sưu tầm)

Khách du lịch khi tới đây cũng không nên bỏ lỡ cơ hội được ngắm nhìn thiên nhiên cảnh vật Kon Tum từ trên cầu. Đứng trên cao nhìn xuống đôi bờ sông Đắk Bla nhẹ nhàng chảy trôi, với những nương ngô, ruộng lúa, với những con thuyền độc mộc đậu san sát nhau. Tất cả làm nên một không gian bình yên, thoáng đãng, thư thái đến lạ thường.

Đứng trên cầu Kon Klor nhìn xuống có thể thấy hết cảnh sắc Kon Tum trong tầm mắt (Ảnh: Sưu tầm)

Nhà rông Kon Klor

Nhà rông Kon Klor nằm kế bên cây cầu treo Kon Klor to lớn. Nhà rông có độ cao lên tới 22m, là nhà rông lớn nhất ở Kom Tum nói riêng và Tây Nguyên nói chung. Với những người dân Kon Tum, nhà rông như hơi thở, như linh hồn của những con người mộc mạc, chân chất nơi đây. Nhà rông sống cùng những sự kiện, những biến cố của người dân Kon Tum, những lễ hội truyền thống lớn nhất, đặc sắc nhất cũng được tổ chức ở nơi đây.

Nhà rông Kon Klor to lớn, hùng vĩ (Ảnh: Sưu tầm)

Nhà rông được xây dựng với những nguyên liệu quen thuộc đối với mỗi người dân như tre, tranh, nứa,… nhưng được đan kết với nhau thành một công trình to lớn và kì vĩ. Nơi đây rộng vô cùng, có thể chứa được số lượng người gấp 2 – 3 lần số người trong làng. Mái nhà rông lớn, bản to và vô cùng vững chãi, phía dưới mái uốn cong vào phía bên trong còn hai đầu hướng ra ngoài như những lưỡi rìu ở những ngôi nhà truyền thống của người Ba Na.

Nhà rông được xây dựng từ những nguyên liệu vô cùng quen thuộc (Ảnh: Sưu tầm)

Đến đây, bạn sẽ được nghe câu chuyện oai hùng về việc phục dựng nhà rông khi biến cố cháy nhà xảy ra. Cả linh hồn của người dân Kon Tum bùng cháy trong ngọn lửa hung tàn để rồi tan nát biết bao trái tim người dân nơi đây. Nhưng với lòng quyết tâm và tinh thần dân tộc mạnh mẽ, người dân Kon Tum đã cùng nhau đứng lên, xây dựng lại nhà rông như vá lại một vết thương trong trái tim dân tộc.

Nhà rông Kon Klor – Nơi tổ chức những lễ hội lớn ở Kon Tum (Ảnh: Sưu tầm)

Rừng thông Măng Đen

Cách thành phố du lịch Kon Tum 50km, ở độ cao 1.100 – 1.400m so với mực nước biển, Măng Đen nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với nhiệt độ mát mẻ quanh năm, dao động trong khoảng 18 – 20oC.

Măng Đen được ví như Đà Lạt của Kon Tum (Ảnh: Sưu tầm)

Từ thành phố Kon Tum đi theo đường 24 về phía Đông khoảng 50km là bạn đã được đặt chân tới “Đà Lạt của Kon Tum”. Tên gọi Măng Đen xuất phát từ tên T’măng Deeng của người Mơ Nâm, có nghĩa là vùng đất bằng phẳng và rộng lớn. Đây là vùng đất bảy hồ ba thác ở Kon Tum: Bảy hồ nước đó là hồ Toong Ly Lung, Toong Ziu, Toong Zơ Ri, Toong Săng, Toong Đam và Đak Ke. Và ba ngọn thác là thác Pa Sỹ, Đak Ke và Đak Pne. Mỗi hồ nước, ngọn thác đều mang một nét đẹp riêng rất thơ, rất hùng vĩ và vô cùng ấn tượng nên đừng bỏ lỡ cơ hội được khám phá hết những vẻ đẹp ở nơi đây.

Măng Đen có nhiều hồ và thác nước đẹp (Ảnh: Sưu tầm)

Đặt chân với Măng Đen là bước vào một thế giới của thảm thực vật xanh tươi bạt ngạt với những rừng thông lớn xen kẽ với màu tím của hoa sim phủ kín núi đồi.

Rừng thông Măng Đen (Ảnh: Sưu tầm)

Khách du lịch tới Măng Đen sẽ có cơ hội được chiêm ngưỡng những căn biệt thự mờ ảo nằm khuất sau rừng thông bạt ngàn kia. Bạn có thể cùng bạn bè của mình thuê một căn nhà ở đó nghỉ ngơi, tận hưởng không khí trong lành của núi rừng và đêm đến có thể bắc ghế ra ngắm sao trên bầu trời rộng lớn bởi lẽ Măng Đen được mệnh danh là địa điểm lí tưởng để ngắm sao trời.

Măng Đen (Ảnh: Sưu tầm)

Thác Pa Sỹ

Thác Pa Sỹ là một trong ba thác nước đẹp ở rừng thông Măng Đen, nằm ở trung tâm khu du lịch sinh thái – văn hóa thác Pa Sỹ, thuộc huyện Kon Plông, phía Đông Nam tỉnh Kon Tum. Thác Pa Sỹ được tạo thành từ 3 ngọn suối lớn nhất Măng Đen, nằm ở độ cao 1.500m so với mực nước biển.

Thác Pa Sỹ (Ảnh: Sưu tầm)

Từ vườn tượng gỗ theo những bậc tam cấp xuống tháp Pa Sỹ, ta đã nghe được tiếng thác đổ xuống mạnh mẽ hòa cùng với tiếng chim hót ríu rít trong những rừng thông bạt ngàn kia. Tiến gần hơn, thác Pa Sỹ hiện lên hùng vĩ, đẹp đẽ với những bọt nước trắng xóa như một dải lụa trắng nổi bật giữa thảm thực vật xanh bạt ngàn. Đến với thác Pa Sỹ, bạn sẽ được chìm đắm trong một không gian thiên nhiên hoàn toàn rộng rãi, thoáng đãng. Ngồi ngắm nhìn những bọt nước trắng xóa mát lạnh, nghe tiếng chim của núi rừng rộng lớn và tận hưởng bầu không khí trong lành, không một chút vương vấn của khói bụi, bao nhiêu mệt mỏi, ưu phiền sẽ tan biến hết, chỉ còn lại sự thư thái, bình yên trong tâm hồn.

Cửa khẩu quốc tế Bờ Y – Ngã ba Đông Dương

Là một nước có cửa khẩu của Lào và Campuchia, Kon Tum được mệnh danh là nơi “gà gáy vang vọng ở ba tỉnh Đông Dương”. Đi từ thành phố Kon Tum theo quốc lộ 14E về phía Tây Bắc khoảng 80km là bạn có để đặt chân tới cửa khẩu Bờ Y, nơi có cột mốc biên giới giữa ba nước Lào, Việt Nam và Campuchia. Tới đây bạn sẽ xin các anh biên phòng cho chạy lên cột mốc nhưng lưu ý không được ngồi lên cột mốc để chụp ảnh.

Cửa khẩu quốc tế Bờ Y (Ảnh: Sưu tầm)

Cột mốc được làm bằng đá hoa cương, có hình trụ tam giác, mỗi mặt hướng về phía một nước và trên mặt đá có khắc tên của các nước được viết theo ngôn ngữ của họ. Địa điểm này đã gắn liền và trở thành một hình ảnh quen thuộc với biết bao thế hệ bộ đội, thanh niên xung phong trong cuộc kháng chiến cứu nước.

Cột mốc ngã ba Đông Dương (Ảnh: Sưu tầm)

Núi Ngọc Linh

Núi Ngọc Linh là đỉnh núi cao thứ 2 của Việt Nam, thu hút sự chú ý của những vị khách du lịch ưa thích mạo hiểm và là địa điểm lí tưởng cho một chuyến trekking đầy thú vị. Con đường đi lên làng Ngọc Linh gập ghềnh, quanh co, uốn khúc còn núi Ngọc Linh với những vách đá cheo leo thẳng đứng đầy mê hoặc chắc chắn sẽ thu hút được lòng khát khao muốn chinh phục của những người trẻ tuổi khi đến với nơi đây.

Núi Ngọc Linh mây mù che phú huyền bí và mộng mơ (Ảnh: Sưu tầm)

Có nhiều tuyến đường để chinh phục đỉnh Ngọc Linh:

  • Thứ nhất: từ Kon Tum – Đak Tô – Đak Glei – đèo Lò Xo đến ngã ba thì rẽ vào đường 673 hơn 40km nữa để đến xã Ngọc Linh. Từ đây các bạn có thể gửi xe ở trường THCS Ngọc Linh và bắt đầu trekking từ làng Long Năng ở chân núi. Theo đường này thì các bạn vừa lên vừa xuống trong vòng 1 ngày.
  • Thứ hai: Từ thành phố du lịch Kon Tum các bạn đi về phía Đak Tô –  Ngọc Lây – Tu Mơ Rông – Măng Ri. Đường từ Ngọc Lây vào khá vắng vẻ, ít hàng quán. Từ Măng Ri các bạn đi thêm gần 10km sẽ tới bản Ngọc Là – một bản người Xê Đăng. Từ bản này các bạn gửi xe máy tại bản và bắt đầu chuyến trekking của mình. Theo đường này thì các bạn phải mất ít nhất là 2 ngày để có thể chinh phục đỉnh Ngọc Linh.

Núi Ngọc Linh là một địa điểm lí tưởng cho chuyến trekking của bạn (Ảnh: Sưu tầm)

Vườn quốc gia Chư Mom Ray

Vườn quốc gia Chư Mom Ray là vườn quốc gia trong hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam. Hiện nay, vườn quốc gia Chư Mom Ray là nơi cư ngụ của 1.500 loài thực vật trong đó có 131 loài là được đưa vào danh sách quý hiếm cần được bảo vệ  và 620 loài động vật. Trên đỉnh Chư Mom Ray chính là nơi sinh sống của nhiều loài linh trưởng quý hiểm. Với không gian rộng lớn và sự đa dạng trong hệ sinh thái, Chư Mom Ray thu hút nhiều khách du lịch tới ghé thăm và khám phá thế giới thiên nhiên rộng lớn. Ngoài ra khi đặt chân tới đây, bạn có thể ghé thăm các bản làng của người dân tộc thiểu số, được trò chuyện và tìm hiểu những nét đẹp văn hóa của những con người nơi đây.

Chư Mom Ray (Ảnh: Sưu tầm)

Những đặc sản không thể bỏ qua ở Kon Tum

Bún đỏ cao nguyên

Đến với vùng cao Tây Nguyên có rất nhiều món ăn lạ miệng, đậm đà bản sắc của dân tộc khiến du khách một khi đã thưởng thức là sẽ nhớ mãi, day dứt mãi và nói về nó mãi không nguôi. Một trong những món ăn như thế đó chính là bún đỏ cao nguyên, một loại đặc sản tiêu biểu mà bất kì ai đặt chân tới đây đều phải thử qua một lần.

Bún đỏ cao nguyên – Một món ăn truyền thống dân dã của vùng đất Kon Tum (Ảnh: Sưu tầm)

Nguyên liệu chính của bún đỏ cao nguyên là cua đồng, vài viên chả viên và ít trứng cút luộc. Sợi bún có màu đỏ bởi sắc đỏ của hạt điều hòa quyện với những miếng cà chua căng mọng, thơm ngon; đâu đó là màu nâu của chả viên và trứng luộc. Một bát bún ngon không thể thiếu đi sắc xanh của rau cần hoặc rau sống ăn kèm.

Sợi bún có màu đỏ vô cùng lạ mắt và hấp dẫn (Ảnh: Sưu tầm)

Bún đỏ là một món ăn vô cùng phổ biến trên đất Kon Tum tới nỗi bạn có thể tìm thấy nó ở khắp mọi nơi, từ những nhà hàng sang trọng hạng nhất cho đến những gánh hàng rong giản dị trên khắp các con phố. Những buổi chiều se se lạnh, ngồi co ro bên hàng bún đỏ ven đường, khum khum đôi tay cầm bát bún nóng và hít hà hương vị thân quen của vùng đất Tây Nguyên là cảm thấy ấm áp, thân thương mà gần gũi vô cùng.

Gỏi lá

Có người đã từng nói: “Ai chưa ăn gỏi lá là chưa tới Kon Tum”! Quả đúng là như vậy, món ăn này tưởng chừng như rất quen thuộc, dân dã nhưng thật ra lại vô cùng cầu kì và đậm vị quê hương Kon Tum.

Đúng như tên gọi của nó, loại gỏi này chỉ toàn lá, là và lá. Người ra đến ra có tất cả 56 loại lá khác được dùng trong món gỏi này, từ những loại lá mà các vùng miền khác đều có thể điểm mặt chỉ tên như lá cải, lá mơ, lá đinh lăng,… đến những loại lá vô cùng lạ lẫm, chỉ có thể tìm thấy ở những vùng Tây Nguyên xa xôi như ngành ngạnh tím, lá chua, lá con khỉ,…Gỏi lá mang đậm vị của miền Tây Nguyên cũng chính bởi có sự góp mặt của những loại lá độc đáo này.

Gỏi lá với sự xuất hiện của rất nhiều loại lá (Ảnh: Sưu tầm)

Gỏi lá tất nhiên không chỉ có lá đơn thuần mà còn được ăn kèm với nhiều loại thức ăn khác như thịt lợn, thịt tôm thái mỏng. Khi ăn có ăn kèm với nước chấm. Nước chấm gỏi lá nhìn qua có vẻ đơn giản nhưng thực ra lại được làm rất cầu kì, phức tạp. Nước chấm có màu vàng nghệ từ gạo nếp lên men đem ủ với tôm khô, thịt ba chỉ sau đó xay nhuyễn đem trộn với hành phi khô thơm nức mũi, thêm mẻ, sa tế và các loại gia vị khác rồi đun lửa riu riu, nước chấm sẽ dậy mùi  vô cùng hấp dẫn và đặc biệt.

Miếng gỏi lá được cuốn hoàn chỉnh (Ảnh: Sưu tầm)

Ăn gỏi lá cũng không phải là một công việc đơn giản, phải ăn đúng trình tự với có thể cảm nhận hết vị ngon của món ăn. Trước hết phải lấy lá cải hoặc lá mơ làm lá cuốn sau đó lớp tiếp theo là lá chua hoặc vài loại lá khác theo khẩu vị của từng người, cuốn thành một cái phễu nhỏ sau đó cho thịt lợn, bì lợn vào giữa phễu. Khi ăn có vị chua chua của lá xoài, bùi bùi của lá sung và chan chát của lá ổi kết hợp với loại nước chấm cầu kì chắc chắn sẽ tạo nên một món ăn ngon miệng và khó quên.

Rượu ghè

Với những người dân tộc ở vùng cao Tây Nguyên thì những bình rượu ghè là một thức quà không thể thiếu trong đời sống hằng ngày. Bạn có thể nghỉ ở khách sạn huyện Đắk Hà để thưởng thức. Rượu ghè đi vào cuộc sống thường nhật, đi vào những lễ hội lớn, những trò chơi dân gian ở nơi đây, trở thành một nét văn hóa, một biểu tượng của người dân Kon Tum nói riêng và người dân Tây Nguyên nói chung.

Bình rượu ghè dân gian (Ảnh: Sưu tầm)

Rượu ghè được làm từ gạo nếp hoặc sắn với nhiều loại lá cây rừng, được ủ kín cho tới khi có vị ngọt lịm. Một bình rượu ghè đích thực phải được ủ bằng 20 loại lá và rễ cây khác nhau và người dân phải cất công tìm kiếm ở tận rừng sâu. Rượu ghè càng được ý lâu, hương vị lại càng thơm nồng nàn hơn.

Đến du lịch Kon Tum được thưởng thức vũ điệu cồng chiêng truyền thống, nhấm nháp chút rượu nồng nồng, cay cay, ngòn ngọt là cảm nhận được tình quê hương, tình dân tộc đong đầy, thơm thảo.

Heo Măng Đen quay

Heo quay là một món ăn vô cùng quen thuộc, béo ngậy, nghe là đã ứa nước miếng nhưng đến với Kon Tum, bạn sẽ được thưởng thức món heo quay được làm từ những chú heo được chăn thả tự nhiên trên những vùng đồi núi Tây Nguyên. Heo Măng Đen không quá mỡ mà thịt heo lại vô cùng chắc và thơm ngon. Heo được làm thật sạch, lấy nội tạng rồi ướp với các loại gia vị đậm đà như gốc mùi, ngò gai, sả, ớt,… rồi đem quay trên bếp lửa rực hồng cho đến khi da heo căng vàng giòn rụm là có thể thưởng thức được.

Heo quay vàng rụm thật hấp dẫn (Ảnh: Sưu tầm)

Mỗi khi đói bụng được thưởng thức một đĩa heo quay thơm ngon và hấp dẫn như thế này thì lòng ai lại không xao xuyến cơ chứ!

Đĩa thịt heo Măng Đen hấp dẫn, nhìn thôi cũng có thể cảm nhận được mùi hương thơm nức mũi! (Ảnh: Sưu tầm)

Cá gỏi kiến vàng

Món ăn này có cái tên vô cùng lạ lùng, khiến bạn tò mò trông chúng sẽ ra sao phải không nào? Đây là một món ăn truyền thống của người dân tộc Rơ Măm, một trong những dân tộc sinh sống trên vùng núi Kon Tum. Nghe tên gọi có lẽ sẽ khiến bạn hơi lo sợ nhưng hãy thử xem, biết đâu bạn lại thích mê món ăn độc đáo này đó.

Cá gỏi kiến vàng (Ảnh: Sưu tầm)

Cá để làm gỏi được bắt ở suối, loại vừa phải, dài 3 ngón tay, đem về làm sạch, băm nhuyễn. Kiến vàng phải chọn loại kiến non và có trứng. Cá và kiến được trộn chung với nhau thêm chút thính gạo bột rang cháy xém. Khi ăn cá gỏi kiến vàng được cuốn với lá sung khi ăn sẽ cảm nhận được vị ngọt của cá, vị bùi của kiến và vị cay cay của gia vị cho thêm vào. Một món ăn lạ lùng nhưng không kém phần hấp dẫn phải không nào?

Một món ăn thật sự lạ lùng (Ảnh: Sưu tầm)

Để tìm hiểu thêm về các khách sạn khác tại Lý Sơn, các bạn có thể tham khảo thêm trên VNTRIP.VN

Dế chiên Kon Tum

Về với vùng đất của rượu cần, rượu ghè thì không thể thiếu đi những đồ ăn nhắm rượu ngon miệng. Một trong những món ăn được khách du lịch vô cùng yêu thích đó chính là dế chiên.

Dế chiên (Ảnh: Sưu tầm)

Dế chiên được làm từ loại dế cơm, có vị bùi bùi, thơm thơm nhưng ăn không hề bị ngán. Dế được bắt về rửa sạch, để ráo nước rồi đem vào chảo chiên. Khi chiên phần đầu, chân dế trở nên giòn tan nhưng phần thân không hề bị khô hay cháy mà vẫn giữ nguyên được vị mềm mềm, béo ngậy. Để dế chiên có hương vị đậm đà người ra rang dế cùng những loại gia vị như lá chanh, xả, ớt,… nêm nếm sao cho vừa miệng người ăn, lại dậy mùi thơm phức.

Rượu vang ngọt măng sim đen

Vì được ông trời ban cho khí hậu mát mẻ quanh năm nên Kon Tum đã nuôi dưỡng nên được những quả sim vô cùng ngon lành. Những quả sim được hái vào buổi sáng tinh sương và được mang về làm nguyên liệu chế biến nên một loại rượu mang hương vị mộc mạc của tự nhiên nơi vùng quê Kon Tum. Rượu sim được bày bán rộng rãi ở khắp các đại lí và siêu thị, trở thành một món quà hấp dẫn cho những ai ghé du lịch tại vùng đất Kon Tum hoang sơ, rộng lớn. Rượu được bọc trong hộp rất đẹp, có thể mua về làm quà tặng vô cùng lịch sự và có ý nghĩa.

Rượu vang sim Măng Đen (Ảnh: Sưu tầm)

Xôi măng

Nếu bạn đang tìm kiếm một món ăn cho buổi sáng trên mảnh đất Kon Tum là xôi măng là một lựa chọn rất đáng để thử. Xôi măng được nấu từ gạo nếp như những loại xôi bình thường khác nhưng lại được ăn kèm với măng rừng. Măng rừng được sơ chế cho hết mùi ngái rồi được xào lên cùng các loại gia vị đậm đà. Xôi măng nhìn rất bắt mắt với màu nâu của măng đặt trên màu vàng của xôi cộng với mùi thơm quyến rũ tạo nên một kết hợp vô cùng tuyệt vời cho bữa sáng của bạn.

Xôi măng – Lựa chọn hấp dẫn cho bữa sáng của bạn (Ảnh: Sưu tầm)

Thịt nhím

Kon Tum nổi tiếng với những món ăn được chế biến từ những nguyên liệu đến từ núi rừng, thịt nhím là một món ăn không thể bỏ qua khi bạn tới du lịch tại Kon Tum. Thịt nhím không những thơm ngon mà lại còn có tác dụng bồi bổ sức khỏe. Với vị ngọt, tính lạnh, thịt nhím có tác dụng bồi bổ, nhuận tràng lại có thể chế biến theo nhiều cách khác nhau nên rất được du khách lựa chọn là một món ăn không thể thiếu trên mâm cơm của họ. Điều khiến khách du lịch mê đắm món ăn này đó chính là nhờ thịt nhím chắc, thơm, không có mỡ, lớp bì lại dày và giòn, ăn vào rất lạ miệng và thú vị.

Thịt nhím nướng vô cùng ngon miệng (Ảnh: Sưu tầm)

Khách sạn tại Kon Tum

Truy cập VNTRIP.VN để đặt phòng khách sạn ngay hôm nay!

Konklor Hotel

Địa chỉ: 155 Bắc Kạn, Thành phố Kon Tum, Kon Tum

Khách sạn Konklor là một sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc hiện đại và nét truyền thống, độc đáo, đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên. Những vật dụng, trang trí nội thất được làm từ những vật liệu của núi rừng như vải dệt thổ cẩm, tranh, tre, lồ ô, mây, bời lời… do bàn tay khéo léo của người dân bản địa làm nên.

Konklor Kontum nhìn không khác gì một resort hạng sang (Ảnh: Sưu tầm)

Không gian đẹp đẽ ở Konklor Hotel (Ảnh: Sưu tầm)

Dù chỉ là khách 1 sao nhưng Konklor vẫn cung cấp đầy đủ những dịch vụ, tiện nghi như wifi, máy lạnh,… cho người sử dụng. Quả thật đây là một resort bình dân, giá rẻ nhưng chất lượng vô cùng tuyệt vời.

Phòng ốc sạch sẽ và hiện đại (Ảnh: Sưu tầm)

Đặc biệt ngay tại sân khách sạn có các mô hình điêu khắc, hội họa,… tái hiện những đặc trưng, những nét văn hóa truyền thống của người Kon Tum. Một khách sạn hiện đại nhưng vẫn mang màu sắc dân tộc vô cùng độc đáo.

Thiết kế sang trọng và đẹp mắt (Ảnh: Sưu tầm)

Duy Phuong Hotel

Duy Phuong Hotel cung cấp chỗ ở có Wi-Fi miễn phí tại tỉnh Kon Tum, cách thành phố Kon Tum 20 km. Khách sạn có chỗ đỗ xe riêng miễn phí được bố trí ngay trong khuôn viên, tiện cho khách du lịch di chuyển trong Kon Tum.

Duy Phương Hotel (Ảnh: Sưu tầm)

Các phòng nghỉ tại đây được trang bị TVdu lich truyền hình cáp. Ngoài ra còn đi kèm phòng tắm riêng với vòi sen. Chỗ nghỉ có lễ tân 24 giờ.

Trên đây là những bí kíp du lịch Kon Tum mà VNTRIP.VN muốn chia sẻ cho các bạn! Chúc các bạn có một chuyến đi vui vẻ và nhiều trải nghiệm.

 

Xem thêm bài viết:

0 bình luận

    Các khách sạn phù hợp với bạn!