Lăng Ông Bà Chiểu – Ngôi đền cổ xưa tại Sài Gòn

Luyến Nguyễn
10.7K

Sài Gòn hoa lệ là một thành phố hiện đại nhưng ẩn mình trong nó vẫn còn nhiều công trình cổ xưa được gìn giữ tới tận ngày nay. Một trong số đó là Lăng ông bà Chiểu.

Lăng ông bà Chiểu vô cùng cổ kính

1. Địa chỉ

Lăng ông bà Chiểu hay Thượng Công miếu là khu đền và mộ của Tả quân lê Văn Duyệt ở địa chỉ số 1 đường Vũ Tùng, phường 1, quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh.

Nơi đây rất dễ tìm đường tới bởi được bao quanh bởi các con đường Đinh Tiên Hoàng, Phan Đăng Lưu, Vũ Tùng, Trịnh Hoài Đức và ở ngay gần chợ Bà Chiểu.

Khung cảnh cổ kính nơi đây ( Ảnh ST)

Tin liên quan: Danh sách 9 điểm du lịch ở Sài Gòn không thể bỏ qua

2. Tham quan lăng ông bà Chiểu

Lăng ông bà Chiểu là quần thể khu đền và ngôi mộ của Tả Quân Lê Văn Duyệt – Tống trấn thành Gia Định khi xưa và vợ là bà Đỗ Thị Phận. Ở đây còn có mộ của hai cô hầu nằm bên ngoài khuôn viên lăng. Tất cả nằm trong một khu đất rộng 18.500m2.

Khu đền nổi bật với sự cổ kính theo thời gian của mình ( Ảnh ST)

Rất nhiều người lầm tưởng rằng đây là lăng thờ ông bà tên Chiểu nhưng tuy nhiên không phải vậy. Do lăng nằm trên chợ Bà Chiểu và do tục lệ kiêng cữ tên nên không biết từ khi nào, người dân đã ghét hai từ “Lăng ông” với hai từ “bà Chiểu” để gọi tên địa điểm này.

Khu lăng mộ của Tả Quân Lê văn Duyệt được xây dựng từ năm 1948 và đây là một trong những nơi linh thiêng, cổ xưa của Sài Gòn. Lăng được bao bọc bởi tường dài 500m, cao 1,2m và có bốn cổng theo bốn hướng ra bốn con đường. Du khách tới đây có thể chụp ảnh tại những bức tường này sẽ cực kì ấn tượng với nét cổ điển nơi đây.

Bức tường vàng cổ kính tại đây ( Ảnh ST)

Phía bên trong Lăng Ông có kiến trúc cổ kính với một trục đường chính, từ phía cổng Tam quan vào có một khu vườn cảnh và nhà bia, lăng mộ, miếu thờ ở đây. Nhà bia của Lăng Ông được xây dựng như một ngôi điện nhỏ, tường gạch và mái ngói lợp âm dương. Ở trong còn có tấm bia đá khắc chữ Hán “Lê công miếu bi” do Kinh lược sứ Hoàng Cao Khải viết năm 1894 với nội dung ca ngợi công đức Lê Văn Duyệt đối với triều đình cũng như nhân dân.

Một phần lăng mộ nơi đây ( Ảnh ST)

Phía mộ thì gồm mộ của tả Quân và vợ là bà Đỗ Thị Phận đặt song song. Bao quanh mộ là một bức tường bằng đá ong dày hình chữ nhật thông ra tận sân đốt nhang đèn.

Công trình mang đậm dấu ấn, lối kiến trúc miếu thờ nhà Nguyễn với kỹ thuật chạm khắc trên gỗ, trên đá cực kỳ đặc biệt còn giữ được vẻ đẹp cho đến ngày nay. Khu miếu thờ có màu sắc chủ đạo là đỏ và vàng là nơi các bạn trẻ thường lựa chọn là background chụp hình vào những ngày lễ tết.

3. Ngày lễ tại đây

Hàng năm, vào ngày 29,30 tháng 7, mồng 1,2 tháng 8 âm lịch nơi đây tổ chức lễ giỗ Lê Văn Duyệt thu hút rất nhiều người dân và du khách thập phương tới đây. Người dân tới đây có thể cầu bình an, sức khỏe, tình duyên cho gia đình mình.

Khu đốt nhang tại đây ( Ảnh ST)

Chú ý là nếu các bạn trẻ có tới đây chụp hình ngày lễ thì nên chú ý bởi đây là chốn tâm linh nên chú ý giữ trật tự, vệ sinh chung, không xả rác tại đây.

Tin liên quan:

0 bình luận

    Các khách sạn phù hợp với bạn!