Đăng nhập

Quên mật khẩu

Đăng ký

Đăng ký mới tài khoản VNTRIP:

Quên mật khẩu

Nhập địa chỉ Email đã đăng ký tài khoản Vntrip, hệ thống sẽ gửi thông tin hướng dẫn bạn khôi phục lại mật khẩu.

LĂNG TỰ ĐỨC – VẺ ĐẸP ĐỘC ĐÁO CỦA KIẾN TRÚC THỜI NHÀ NGUYỄN>

LĂNG TỰ ĐỨC – VẺ ĐẸP ĐỘC ĐÁO CỦA KIẾN TRÚC THỜI NHÀ NGUYỄN

Luyến Nguyễn Luyến Nguyễn 05/09/2017
15.6K lượt xem

Được mệnh danh là một trong những công trình đẹp nhất của thời nhà Nguyễn, lăng Tự Đức là nơi yên nghỉ của ông vua thi sĩ Tự Đức. Với kiến trúc mang đậm nét tinh tế, bao bọc bởi một không gian xanh mượt của núi rừng cây cỏ, lăng Tự Đức được xây dựng phù hợp với một tâm hồn thi sĩ lãng mạn, mộng mơ nhưng không kém phần uyên bác, thâm thúy!

Hình ảnh Lăng Tự Đức

Lăng Tự Đức (Ảnh: Sưu tầm)

Xem thêm: Địa điểm du lịch Huế

Đôi nét về lịch sử hình thành lăng Tự Đức

Lăng Tự Đức được vua Tự Đức cho xây dựng như một chốn nghỉ ngơi, thoát khỏi việc triều chính. Theo sử sách ghi lạ, Tự Đức là vị vua nổi tiếng của thời nhà Nguyễn, với thời gian tại vị lâu nhất trong 13 vị vua thời này. Tên thật của ông là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm. Sinh ra là con trai thứ của vua Thiệu Trì, đáng nhẽ ngôi vị ngai vàng phải do  người con trai cả là Hồng Bảo đảm nhận nhưng do tài năng không đủ lại không có ý chí, tính cách ham chơi, thất thường nên Hồng Nhậm, tức vua Tự Đức được vua cha trọng dụng đưa lên ngai vàng, tiếp quản người cha của mình xây dựng non sông đất nước.Nhưng không may mắn thay Tự Đức không phải là một vị vua thạo việc triều chính, tính toán khôn lường mà tính cách đơn thuần, hiền lành, đôi lúc có phần nhu nhược, đúng như tính cách của một người thi sĩ, sống với cỏ cây, hoa lá.

Hình ảnh Vua Tự Đức

Vua Tự Đức (Ảnh: Sưu tầm)

Cuộc đời lên ngôi vua của Tự Đức không mấy suôn sẻ và có màu sắc bi quan khi gặp phải thời thế chiến tranh xâm lược, nội bộ triều đình lại lục đục, anh em lại bất hòa, thống nhất. Tự Đức cũng không có con cái, người hay suy nhược đau ốm nên ông quyết định trốn tránh khỏi những thị phi, trở ngại đó. Ông cho xây một lăng tẩm thứ hai như một nơi để ông nghỉ ngơi, tiêu sầu và phòng trừ lúc đột ngột qua đời.

Vị trí địa lí của lăng Tự Đức

Lăng Tự Đức tọa lạc ở xã Thủy Biểu, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Khách du lịch đi thăm quan lăng nên thuê taxi hoặc đi xe riêng để có thể đi hết 1 tour các lăng ở quanh khu vực này như lăng Minh Mạng, lăng Khải Định.

Một góc hình ảnh Lăng Tự Đức

Lăng Tự Đức (Ảnh: Sưu tầm)

Cấu trúc của Lăng Tự Đức

Lăng gồm hai phần chính: khu vực tẩm điện và lăng mộ. Hai phần này được bố trí song song với nhau, tiền án là núi Giáng Khiêm, hậu chẩm là núi Dương Xuân. minh đường chính là hồ Lưu Khiêm.

Hình ảnh nhìn Lăng Tự Đức từ trên cao xuống (Ảnh: ST)

Qua khỏi Khiêm Cung Môn, mở ra trước mắt là cửa tam quan hai tầng được dựng trên một thế đất cao. Bước qua đó du khách được tận mắt chứng kiến những công trình kiến trúc đẹp mắt trong khuôn viên của lăng Tự Đức. Có nhiều công trình kiến trúc ở đây được đặt tên với chữ Khiêm ở đó như thể hiện sự sở hữu của vua Tự Đức. Đi qua cửa Vụ Khiêm và miếu thờ Sơn Thần, khu điện thờ hiện ra trước mắt. Những tòa nhà được xây dựng ở nơi đây là để cho vua và đám tùy tùng, cung nữ vui chơi.

Chí Khiêm Đường - tên được đặt thuộc quyền sở hữu vua Tự Đức

Chí Khiêm Đường (Ảnh: Sưu tầm)

Bước trên những bậc tam cấp làm bằng đá nhà Thanh, Khiêm Cung Môn hiện lên như một thế đối đẹp mắt với hồ Linh Khiêm ở trước mặt. Một tòa nhà hai tầng được xây dựng với dạng vọng lâu, nằm bên con hồ mang yếu tố “minh đường” để “tụ thủy”, “tích phúc”. Ở đây người ta hay thả thả hoa sen, những bông sen mộc mạc, giản dị, đậm chất của con người Việt Nam đã đi vào biết bao câu văn ý thơ của những người thi sĩ thật là không có loài hoa nào có thể thay thế được. Đúng như những câu thơ đã đi vào tâm niệm của biết bao những người con dân Việt Nam: “Trong đầm gì đẹp bằng sen – Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng”.

Lăng Tự Đức 01

Trên hồ có trồng rất nhiều sen (Ảnh: Sưu tầm)

Không chỉ có những bông sen ngát hương mà giữa hồ còn có các hòn đảo nhỏ để người ta trồng các loài hoa hay nuôi thú. Một khung cảnh tao nhã đến nao lòng! Một trong những điểm dừng chân không thể không kể tới trong khuôn viên hồ Linh Khiêm đó chính là Xung Khiêm Tạ và Dũ Khiêm Tạ. Đây là nơi vua hay ngồi đọc sách, làm thơ,… khi bốn bề xung quanh là sắc xanh của trời đất, là hương thơm dịu dàng của mùi hoa đồng nội, là tiếng chim, là những hòn đảo trồng vạn loài hoa tỏa sắc.

Cảnh sắc của lăng Tự Đức tựa như một bức tranh mang đầy màu sắc cổ điển với những cây cầu bắc ngang qua con hồ nhỏ. Với những hàng thông xanh rì rào trong gió, khách du lịch sẽ được trải nghiệm trong một khoảng không gian trong lành, thoáng đãng, và không khó để có được một bức ảnh check in cực kì “cổ điển”, đậm đà màu sắc “cổ trang”.

Xung Khiêm Tạ - thuộc khu Lăng Tự Đức

Xung Khiêm Tạ (Ảnh: Sưu tầm)

Bước vào trong Khiêm Cung Môn là không gian nghỉ ngơi của nhà vua nên cầu kì về kiến trúc cũng như không gian xung quanh. Chính giữa đó chính là điện Hòa Khiêm, là nơi vua ngồi làm việc. Hiện tại, đây chính là nơi đặt bài vị của vua và hoàng hậu để dân chúng có thể đến đây để thăm quan và thắp hương. Sau điện Hòa Khiêm là điện Lương Khiêm, là nơi nhà vua nghỉ ngơi, hiện là nơi thờ vong linh của mẹ vua Tự Đức.

Điện Linh Khiêm - thuộc Lăng Tự Đức

Điện Linh Khiêm (Ảnh: Sưu tầm)

Một điểm đến cần đặt chân tới đó chính là nhà hát Minh Khiêm, nơi vua hay ghé tới để xem hát. Đây là nơi mang đậm dấu ấn văn hóa của thời kì vua Tự Đức, khiến không ít du khách cảm thấy vô cùng thích thú. Để phục vụ cho du lịch của khách trong nước và nước ngoài, hiện nay người ta vẫn thường tổ chức những buổi trình diễn văn hóa, văn nghệ vô cùng hấp dẫn.

Nhà hát Minh Khiêm - thuộc Lăng Tự Đức

Nhà hát Minh Khiêm (Ảnh: Sưu tầm)

Vượt qua khu tẩm điện chính là khu lăng mộ. Di chuyển tới Bái Đình bạn sẽ được tận mắt chứng kiến hai hàng tượng quan viên văn võ rất hùng dũng. Ngay sau đó chính là Bi Đình với tấm bia đá nặng 20 tấn khắc bài Khiêm Cung Kí của nhà vua. Đây được coi như một cuốn tự truyện của nhà vua về cuộc đời mình. Ông tự nhận tội mình: “Không sáng suốt trong việc biết người, ấy là của ta; dùng người không đúng chỗ, cũng là tội của ta; hàng trăm việc không làm được; đều là tội của ta cả…” và ông nhường cho sử sách đời sau đánh giá công, tội của mình.

Bái Đình - thuộc Lăng Tự Đức

Bia đá ở Bái Đình (Ảnh: Sưu tầm)

Ngay sau tấm bia là hai trụ biểu lớn thể hiện sự mạnh mẽ, ý chí kiên cường của vua Tự Đức.

Bài viết liên quan: 7 Khu lăng tẩm không thể bỏ qua ở Huế

Lăng Tự Đức được xây dựng thể hiện rõ nét con người của nhà vua thời nhà Nguyễn: có sự uy nghiêm, uy quyền nhưng không kém phần nhẹ nhàng, thanh thoát, đầy chất văn thơ, nghệ sĩ. Những đầm sen bát ngát, những cây cầu nhỏ nhỏ bắc qua hồ, những khu đến chùa miếu mạo ngập mùi khói hương nghi ngút,… chắc chắc sẽ khiến cho khách du lịch có một chuyến đi không thể nào quên!

0 bình luận

    Cần tìm khách sạn giá tốt

    0963 266 688

    Hoặc để lại thông tin
    Vntrip sẽ gọi lại cho bạn

    Một số cẩm nang khác, bạn muốn biết?

    Xem tất cả

    Các khách sạn phù hợp với bạn! Đừng bỏ lỡ