Tìm hiểu về Lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên năm 2020
Nội dung chính
Lễ hội đâm trâu ở tây nguyên đang tới gần vào khoảng tháng 2 – 3 âm lịch hằng năm. Trong những năm trở lại đây, các lễ hội truyền thống của các anh em dân tộc thiểu số nhận được nhiều phản ứng của dư luận về hành động đối xử thô bạo với động vật. Tuy nhiên, đời sống tín ngưỡng, giá trị văn hóa đã theo chân các dân tộc trên tây nguyên bao đời nay, do đó để bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc và hạn chế những tập tục không còn phù hợp với đạo đức và lối sống hiện nay, đã có thông tư yêu cầu các nghi lễ trong các mùa lễ hội phải phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp, loại bỏ và thay thế những thủ tục không còn phù hợp mang nội dung kích động bạo lực, truyền bá các hành vi tội ác trái với tinh thần yêu hoa bình, nhân ái và giá trị nhân văn bao gồm các hành vi như mô tả cảnh đâm chém, đâm đá, đánh đập tàn bạo…
Lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên thu hút nhiều lượt khách ghé thăm
Từ khi thông tư ra đời, để cân bằng giá trị văn hóa cũng như làm xoa dịu sự lên án của dư luận, một vài lễ hội mang yếu tố bạo lực với động vật đã được giảm bớt và thay thế, chẳng hạn như lễ hội Ném Thượng ở Bắc Ninh đã không còn tổ chức chém heo ở giữa sân đình và được di chuyển vào nơi kín đáo hơn. Bên cạnh đó, lễ hội Voi diễn ra hằng năm ở Buôn Đôn thuộc xã Krong Na, Đắk Lắk cũng hủy bỏ nghi thức đâm trâu và thay bằng lễ cúng thần linh và một số nghi lễ khác để bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc.
Ý nghĩa của lễ hội đâm trâu
Ý nghĩa của lễ hội đâm trâu đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân tộc ở tây nguyên như lễ hội đâm trâu của người Ê đê, lễ hội đâm trâu của người Ba Na…vì nó thể hiện lòng tôn kính của người dân với Giàng ( trời) , thầm cảm ơn Giàng đã phù hộ cho họ một mùa rẫy ấm no, bội thu và cầu mong mọi điều tốt đẹp sẽ đến trong năm mới, các nghi lễ đâm trâu được tổ chức rất trang trọng, thể hiện sự thiêng liêng trong tín ngưỡng của đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng cao.
Lễ hội đâm trâu diễn ra như thế nào ?
Lễ hội đâm trâu diễn ra như thế nào?
Khi tham dự lễ hội đâm trâu, điều duy nhất không thể thiếu trong các nghi thức chính là âm thanh náo nhiệt của tiếng cồng chiêng, các vũ điệu uyển chuyển của các cô sơn nữ nghe rộn ràng, háo hức, tạo nên một bầu không khí nôn nao, mang đậm bản sắc dân tộc. Nơi diễn ra nghi thức đâm trâu hiến tế cho thần linh thường ở không gian rộng lớn để người dân có thể tụ tập đông đúc như trước sân nhà rông họặc nơi hội họp của làng. Điểm đặc sắc không thể thiếu trong lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên chính là cây nêu, nó là biểu tượng chính của lễ hội, thường được dụng trước sân và người bản xứ cũng rất khéo léo trang trí những hoa văn truyền thống với hình tượng chim thú biểu trưng của đồng bào dân tộc lên cây nêu làm bằng nguyên liệu quen thuộc, gắn liền với đời sống lao động của người dân là tre. Và tất nhiên nhân vật chính tạo nên tên lễ hội chính là trâu đã được chuẩn bị từ trước. Một số thanh niên trai tráng trong buôn làng sẽ mang dây thừng được bện bằng vỏ cây thật chắc, lên rẫy tìm bắt trâu mang về rồi buộc vào gốc cây nêu.
Tiếp đó là thủ tục nghi lễ được diễn ran gay khi già làng làm các nghi thức cúng hồn lúa cùng giàng, hát bài khóc trâu thật thống thiết…Đỉnh điểm của nghi lễ thực sự bắt đầu khi tiếng hò reo phấn khích của dân làng mỗi lúc một to hơn, tiếng kèn chiêng vang lên thúc giục khi một chàng trai khỏe mạnh dùng một cây lao đầu bịt sắt nhọn và nhảy múa quanh con trâu, chàng sẽ chặt vào khuỷu chân trâu lấy máu bôi vào cây nêu và kèn Glet. Cuối cùng là nghi lễ cúng hồn lúa, người dân sẽ buộc đầu trâu vào kho lúa bằng một sợi dây để kết nối, già làng sẽ đại diện lấy máu trâu hòa cùng ché rượu đổ vào các bình nước, dùng nước tưới lên kho lúa với tư tưởng sẽ tắm mát cho hồn lúa, hứa hẹn một mùa lúa mới bội thu, mang lại hạnh phúc ấm no cho đồng bào. Kết thúc nghi lễ sẽ tiệc hát múa, ăn mừng và uống rượu cần, thịt trâu của dân làng.
Bạn biết gì về lễ hội đâm trâu Đà Lạt chưa?
Lễ hội đâm trâu diễn ra ở đâu và khi nào?
Lễ hội đâm trâu diễn ra vào ngày nào? Hằng năm lễ hội đâm trâu sẽ được tổ chức khi mùa màng thu hoạch xong, đây chính là thời điểm nông nhàn, mọi người vui chơi, nghỉ ngơi để chuẩn bị cho mùa rẫy mới, thường vào tháng ba hoặc tháng tư âm lịch và được Lạch tổ chức cúng tế dưới chân núi Lang Biang nhằm cúng thần núi Lang Biang mong cầu tránh thiên tai, nạn dịch hoặc cúng vào dịp dời làng để khẳng định uy tín của buôn làng. Lễ hội đâm trâu còn có một cái tên khác được người dân Lâm Đồng thường gọi là “Sa pơ ru). Du khách đến Đà Lạt vào thời điểm này sẽ có dịp tham gia mùa lễ hội độc đáo này, chứng kiến nghi lễ tín ngưỡng của dân tộc bản địa.
Lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên cũng tương tự như các vùng khác, cũng có hai biểu tượng chính là cây nêu và trâu. Chính vì thế, người dân rất chọn lọc, chăm chút cây nêu, nó phải bề thế, cao vút và được làm bằng tre, trang trí thêm lá non, cây sra, đặc biệt dưới bàn tay tài hoa và đôi mắt thẩm mỹ của đồng bào nơi đây, cây nêu được tô điểm trang nghiêm và hoành tráng hơn bao giờ hết với hình ảnh một con phượng hoàng làm bằng gỗ có nhiều màu sắc rực rỡ treo trên ngọn cây nêu, và các hình ảnh như tổ ong, hình người, xâu lục lạc, chim én cũng được hiện diện trên thân cây nêu trông tuyệt đẹp, xứng đáng là lễ đài của buổi lễ.
Nghi lễ đâm trâu diễn ra náo nhiệt trong tiếng cồng chiêng và reo hò
Theo lời kể của người dân địa phương, người ta càng tò mò, hào hứng khi biết rõ từng bước của nghi lễ đâm trâu, cái hồn của nghi lễ chính là ở đoạn này. Ngay khi gà gáy sáng thì theo tín ngưỡng của người dân tộc đây là thời điểm gọi “Thần lúa” và ca hát vỗ về, an ủi đưa tiễn con vật hiến tế đã giúp họ có một năm ấm no, bồ đầy thóc. Thầy cúng sẽ dùng một chiếc nồi đồng đặt ở trước nhà, đừng hai chân trên miệng nồi và bắt đầu làm phép cúng vái Giàng và cúng hồn trâu bằng một chén rượu nhỏ và một con gà. Cũng có một thanh niên được chọn nhanh nhẹn, lực lưỡng giữ trách nhiệm chính trong nghi lễ là “Đâm trâu”. Người thanh niên này sẽ cầm con dao chạy quanh con trâu đã được buộc vào thân cây nêu, vừa chạy anh vừa múa dao trong tiếng reo hò cổ vũ và âm thanh rộn ràng của tiếng cồng chiên, anh sẽ chèm đứt khuỷu chân trái con trâu trước, sau đó tiếp tục chém tiếp chân phải, cho đến khi con vất ngã quỵ xuống lết quanh chân cây nêu thì anh kết thúc nghi lễ bằng một cú đâm mạnh vào sườn con trâu.
Lễ hội đâm trâu tại Kon Tum có gì đặc biệt?
Lễ hội đâm trâu của người Brâu ở Kon Tum
Ở Kontum, dân tộc Brâu vẫn còn bảo tồn văn hóa truyền thống là thực hiện lễ hội đâm trâu. Dân tộc này sinh sống tại Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, là một trong 3 dân tộc ít người nhất trong 54 dân tộc anh em của Việt Nam với khoảng 300 người. Họ rất xem trọng đời sống tâm linh, cụ thể là Giàng bởi họ quanh năm sinh sống bằng nghề phát nương làm rẫy, con trâu là của cải quý giá nhất gắn liền với đời sống của họ cũng chính là tấm lòng họ muốn dâng lên thần linh để cầu xin cho dân làng tránh khỏi các tai ương về mùa màng thất bát, rủi ro về dịch bệnh, cầu mong một mùa lúa mang lại ấm no, đầy đủ và dân tộc sẽ phát triển đông đúc hơn.
Cây nêu của người dân Brâu cũng rất đặc biệt, nó được dụng trước nhà rông, cây nêu ở đây còn được gọi là cây soóc roóc, có chiều cao hơn 1 mét, họ thường chẻ đầu ngọn cây ra và đan thành một chiếc hom giỏ đặt nằm ngửa lên trời, trong hom giỏ được chứa một ống gạo, 1 con gà trống, 1 con lợn và mấy ống nước. Riêng phần chân cây nêu không có một con trâu đực được buộc chặt bằng cây mây rừng. Cồng chiêng của dân làng thường có 3 loại chính là chiêng coong, chiêng thu và chiêng man, các công cụ âm nhạc này rất quý giá vì được đúc bằng đồng có pha hợp kim, tạo nên âm thanh cưc chuẩn có độ vang ngân xa và rất bền bỉ qua năm tháng. Nhiều người khá thích thú với cách đánh chiêng của họ, cách họ sử dụng chiêng tương tự cách của người Mường ở phía bắc là dùng dùi đầu bọc vải nhưng đơn giản hóa hơn, độc đáo là họ còn dùng tay vỗ vào mặt chiêng, chính vì thế dàn hòa âm của dân tộc Brâu trong mùa lễ hội ngân vang nghe rất tuyệt vời giữa bạt ngàn sông núi.
Buổi tiệc khởi đầu bằng các điệu múa có tiết tấu nhanh gọn cùng tiếng reo hò của đồng bào tham dự, con trâu bị âm thanh lớn tấn công khiến sợ hãi chạy quanh thân cây nêu và đúng 30 phút sau, người ta thả trâu, đuổi chạy theo hướng ngược kim đồng hồ và cũng thu phục chú trâu bằng vài ba đường gươm sắc bén một cách dứt khoát. Cuối nghi lễ, đầu trâu sẽ được treo ở vị trí chính giữa nhà rông để cầu mong hồn trâu ở lại phù hộ cho dân làng, thịt trâu được chia đều cho mọi người và họ tiếp tục hưởng ứng múa hát, ăn uống no say và reo hò suốt đêm trong tiếng cồng chiêng.
Lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên bảo tồn giá trị văn hóa của dân tộc thiểu số
Lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên là một trong những lễ hội thu hút hàng ngàn lượt khách hằng năm đến trải nghiệm đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc bản địa. Đây cũng là một điểm mạnh kéo du khách, đặc biệt là khách nước ngoài đến tham gia, đồng thời tham quan các đia danh lân cận. Đến với vùng cao, bạn sẽ có cơ hội hòa mình vào những giai điệu hòa hùng, nhẹ nhàng của tiếng cồng chiêng vang dội nơi rừng núi bên đống lửa bập bùng và thưởng thức đặc sản mới lạ của vùng cao. Đi du lịch vào mùa lễ hội khác với du lịch nghỉ dưỡng là du khách như được thổi một làn gió mới vào tâm hồn, lưu lại những kỉ niệm để đời cho tất cả các du khách thích khám phá đời sống của vùng đất mình đặt chân đến.
Đừng bỏ lỡ
Các khách sạn phù hợp với bạn!
Bài viết mới nhất
Vntrip tham gia triển lãm sản phẩm và các mô hình, giải pháp công nghệ, ứng dụng dữ liệu, trí tuệ nhân tạo – TPHCM
Vntrip nhận giải thưởng Doanh nghiệp có thành tích xuất sắc nhất quận Tây Hồ
Khoảnh khắc ấn tượng dịp kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô
Sân bay Nội Bài cùng 3 sân bay khác đóng cửa do bão số 3 Yagi
Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2024 tổ chức giữa tháng 6
0 bình luận