Có gì đặc biệt trên mâm cỗ ngày Tết ba miền?
Quen thuộc là vậy nhưng không phải ai trong chúng ta cũng nắm rõ ý nghĩa, sự khác biệt của mâm cỗ ngày Tết ở ba miền đất nước.
Nói về niềm vui ngày Tết, không thể không kế đến việc được cùng gia đình bày biện mâm cỗ. Những mâm cỗ thân thuộc ấy tuy mỗi miền mỗi khác, nhưng nhìn chung đều chứa đựng nhiều giá trị văn hóa thiêng liêng, thể hiện tín lòng thành trước tổ tiên chúng ta.
Mâm cỗ ngày tết Miền Bắc
Mâm cỗ Tết ở miền Bắc không thể thiếu gà luộc, bánh chưng, xôi gấc, nem rán, giò lụa (giò thủ, chả quế), canh giò hầm măng… Có nhà cũng bày thêm thịt đông – món ăn “tủ” những ngày miền Bắc trở lạnh.
Bên cạnh đó, cách sắp mâm cỗ cũng khá cầu kì. Nhiều người cho rằng mâm cỗ Tết miền Bắc “chuẩn” phải có 4 chén, 4 đĩa làm chủ đạo tượng trưng cho tứ trụ, bốn mùa, bốn phương. Mâm cỗ lớn thì 6 chén, 6 đĩa hoặc 8 chén, 8 đĩa tượng trưng cho tài lộc. Ngày xưa, có những mâm cỗ hoành tráng đến mức phải xếp lên đến… 2 tầng.
Một mâm cỗ miền Bắc. Ảnh: afamily.
Về món tráng miệng, có thể kể đến là mứt quất (mứt tắc), ô mai mơ, hồng khô, sấu bao tử… Đặc biệt là món chè kho từ đậu xanh và đường cũng là một món tráng miệng không thể thiếu.
Chè kho và xôi gấc. Ảnh: Nhịp sống Hà Nội.
Mâm cỗ ngày tết Miền Trung
Về cơ bản, mâm cỗ này cũng có gà luộc, thịt heo, bánh tét, chả bò, ram cuốn… Nhằm trữ thức ăn được lâu, người miền Trung thường chuẩn bị thêm một số món mặn như thịt kho, tôm rim, cá kho… cho mâm cỗ Tết của mình. Các món ăn cũng được bày theo từng dĩa nhỏ, dễ chọn lựa.
Món ram cuốn miền Trung. Ảnh: Thời Đại.
Cách điệu hơn một chút, mâm cỗ ở miền Trung cũng thi thoảng xuất hiện cá hấp cuốn bánh tráng, nem cuốn, bánh xèo… vì đó là những món đặc sản ở miền này.
Món nem lụi hấp dẫn. Ảnh: @trungbuii.
Mâm cỗ ngày tết Miền Nam
Về mâm cỗ Tết miền Nam, không kể thịt kho trứng (thịt kho tàu) đầu tiên là một thiếu sót. Hơn nữa, món canh khổ qua nhồi thịt với quan niệm “mọi khổ ải rồi sẽ qua đi” cũng đi kèm với tô thịt kho mỡ màng, óng ánh.
Nồi thịt kho đặc trưng ở mâm cỗ miền Nam. Ảnh: @cohailebay.
Ngoài hai món trên, người miền Nam có thể bày thêm gà luộc, lạp xưởng, chả giò, tôm khô củ kiệu ăn kèm bánh chưng, bánh tét. Bánh tét ở miền Nam khá đa dạng về nhân nên bên cạnh nhân đậu xanh truyền thống, bạn có thể bắt gặp nhân đậu đen, chuối, dừa… khá hấp dẫn.
Bánh tét nhân chuối. Ảnh: Điện máy xanh.
Dù có khác biệt qua từng thời kì, song mâm cỗ cúng Tết ở ba miền đều mang ý nghĩa tinh thần cũng như việc bày biện, sửa soạn mâm cỗ là dịp để tình cảm giữa các thành viên trong gia đình thêm gắn kết.
ND: Tham khảo từ Travelmag
Có thể bạn quan tâm: 18 món ngon ngày Tết cổ truyền của người Việt
Đừng bỏ lỡ
Danh mục: Ẩm thực quanh ta, Đời sống
Mâm cỗ ngày Tết
Các khách sạn phù hợp với bạn!
Bài viết mới nhất
Vntrip tham gia triển lãm sản phẩm và các mô hình, giải pháp công nghệ, ứng dụng dữ liệu, trí tuệ nhân tạo – TPHCM
Vntrip nhận giải thưởng Doanh nghiệp có thành tích xuất sắc nhất quận Tây Hồ
Khoảnh khắc ấn tượng dịp kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô
Sân bay Nội Bài cùng 3 sân bay khác đóng cửa do bão số 3 Yagi
Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2024 tổ chức giữa tháng 6
0 bình luận