- Tin tức > Du lịch > Miền Trung > Quảng Nam > Du lịch Hội An >
Nghề lân và địa điểm du lịch Hội An
Địa điểm du lịch Hội An với nhiều nét văn hóa khác biệt như nghề làm gốm Thanh Hà, hay nghề mộc Kim Bồng và nghề làm đầu lân cũng được xem là một trong là những làng nghề truyền thống mang đậm chất văn hóa của vùng đất trầm mặc này. Nhưng rồi cùng với sự thay đổi và phát triển của xã hội, nghề lân Hội An ngày qua ngày dần dần đang ở đâu?
Xem thêm: Làm đèn lồng Hội An đẹp và nhanh
Những chú Lân Hội An đa sắc đa cảm trong dịp trung thu (Ảnh sưu tầm) |
Điểm đến Hội An cho người yêu lân
Điểm đến Hội An vào dịp mùa trung thu, những con phố vẫn nhộn nhịp với muôn sắc màu. Quanh co qua từng con hẻm, bạn sẽ tìm được nhà anh Nguyễn Hưng (Phường Cẩm Hà), một người đã gắn bó với nghề này 23 năm. Theo anh Hưng, những bậc thầy làm Lân trước đây cho biết, nghề lân Hội An đã có từ rất lâu và được phát triển mạnh vào những thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XX. Công việc làm lân theo từng hộ gia đình đã được định hình tên tuổi và nhanh chóng trở thành một nét văn hóa độc đáo của địa điểm du lịch Hội An.
Và từ đó, Hội An đã được biết đến như cái nôi của “lò” lân nổi tiếng. Có thể nói, địa điểm du lịch Hội An không phải chỉ thu hút du khách bởi những ngôi nhà cổ, những bức tường nhuốm màu thời gian và những món ăn đặc sản mà còn hấp dẫn du khách bởi những làng nghề truyền thống có từ lâu đời và nghề lân cũng là một trong những “cái nghề” – nét đẹp thu hút nhiều du khách.
Những chiếc “đầu Lân” được bày bán trên các con đường mỗi khi trung thu đến (Ảnh sưu tầm) |
Du lịch Hội An không chỉ biết đến với “đèn lồng” mà nghề làm “đầu lân” cũng ăn nên làm ra mỗi khi dịp trung thu đến. Sản phẩm đầu lân không chỉ cung cấp cho thị trường nội địa mà còn tiêu thụ ở trong nước. Các bạn trẻ hay những đại lý kinh doanh mặt hàng này trên nhiều tỉnh, thành phố luôn tìm về đây mua hay chiêm ngưỡng những đầu lân “ nóng hổi” vừa ra lò, đặc biệt giới yêu lân luôn lấy địa điểm tham quan Hội An làm điểm mốc để hướng đến vẻ đẹp hoàn mỹ của nghề.
Để làm được hoàn chỉnh một chiếc đầu lân phải mất chừng 3 đến 5 ngày bởi việc làm đầu lân trải qua rất nhiều công đoạn từ việc chọn vật liệu làm khuôn, tạo khuôn, dán giấy, mang phơi cho đến việc chọn lọc họa tiết không hề đơn giản tí nào. Qua những họa tiết được chọn đó, thần thái của đầu lân sẽ được hiện rõ qua đôi mắt và có thể phân biệt được lân hung dữ, mạnh mẽ hay là hiền hậu.
Bằng niềm đam mê với nghề, xưởng anh Hưng đã trở thành một trong những địa điểm du lịch ở Hội An đặc biệt của nhiều người. Trung bình ước tính một năm xưởng của anh Hưng đã cho ra lò 3000 con lân các loại, chủ yếu để phục vụ cho những đại lý trò chơi và người yêu lân từ khắp nơi, từ sâu trong trái tim vẫn còn một người đang giữ hồn cho nghề làm lân truyền thống, trong những vũ điệu rộn ràng của các đội múa lân.
Lân Hội An một thời thịnh vượng (Ảnh sưu tầm) |
Chắc hẳn anh Hưng cũng phấn chấn vì mình đã góp phần thổi hồn vào những con lân đang dạo quanh khắp đường làng, ngõ hẻm của phố cổ Hội An nói riêng và cả vùng duyên hải miền Trung nói chung khi mùa trung thu tràn về. Từ đó có thể khẳng định rằng, lân đã trở thành một nét biểu trưng cho nền văn hóa truyền thống của phố cổ Hội An.
Lân Hội An đã được thịnh hành từ rất lâu, phát triển nhờ vào những con người có tâm huyết từ thời xưa để lại và qua thời gian, bằng sự đam mê, lòng nhiệt huyết và trí óc sáng tạo, nghệ nhân làm Lân đã tạo ra những vẻ đẹp riêng có cho Lân Hội An mà ít nơi nào có được màu sắc rực rỡ, hoa văn đẹp đẽ và cách bẻ sừng lân tinh tế đến như vậy.
Một nét văn hóa ở điểm đến Hội An đang dần bị mất đi (Ảnh sưu tầm) |
Nỗi “xót xa” cho du lịch Hội An
Trải qua gần 2 thế kỉ, nghề lân không chỉ mang những giá trị to lớn cho Hội An mà còn mang lại những nét văn hóa độc đáo và truyền thống cho Việt Nam. Tuy nhiên, những năm gần đây, do nhiều nguyên nhân mà nghề lân đã không còn giữ được những nét đẹp truyền thống vốn có của nó nữa, thêm vào đó là thú chơi lân ở điểm đến Hội An cũng đang dần đi xuống.
Bây giờ, những người làm lân chuyên nghiệp cũng vắng bóng, Hội An chỉ còn 2 cửa hàng của anh Hưng và anh Dũng. “Xét về góc độ nghề lân thực thụ, địa điểm du lịch Hội An bây giờ chỉ còn rất ít người làm lân, phần lớn những nghệ nhân trước đây đã không còn và một số khác thì bỏ nghề vì những lí do của họ” theo ông Trần Đình Châu – Phó giám đốc sở VH-TT&DL Hội An.
Sau 24 năm với đam mê và lòng nhiệt huyết trong nghề lân, điều khiến anh Hưng trăn trở nhất đó là làm sao để có thể bảo tồn và phát huy nghề làm lân sư, rồng – một nghề được xem là niềm tự hào của người dân Hội An.
Người giữ hồn – nghề làm Lân ở địa điểm du lịch Hội An (Ảnh sưu tầm) |
Với tinh thần giữ nghề, anh Hưng đã vượt lên những khó khăn để có thể mang thương hiệu nổi tiếng cho thành phố cổ Hội An này. Hội An có những điều đặc biệt khiến người ta muốn đến và cơ sở sản xuất lân của an Hưng cũng góp phần quảng bá hình ảnh một địa điểm du lịch Hội An đẹp về mọi mắt trong mắt du khách thập phương.
Cửa hàng Đồng Lợi – địa điểm mua sắm lân lâu đời nhất ở phố cổ tâm sự: “Những năm trước đây, lân Hội An rất đa dạng về mẫu mã, màu sắc và số lượng nhưng những năm gần đây thì lại ít hơn. Người gắn bó với nghề cũng thưa dần rồi.” Có lẽ vì cuộc sống, vì những công việc hiện đại và thu được lợi nhuận cao nên họ đã hy sinh cái nghề vì đam mê này.
Cũng theo nghệ nhân Bùi Quý Phong thì Hội An đang rơi vào tình trạng “loạn lân, có nghĩa là thú chơi lân bây giờ không đơn thuần chỉ mang tính chất giải trí hay biểu trưng cho văn hóa mà chủ yếu chú trọng đến vấn đề trục lợi. Cứ đến mùa trung thu hay dịp lễ hội, hàng loạt đội lân thi nhau xuống đường “biểu diễn” mà chỉ múa theo cảm tính chứ không theo một bài vở nào cả. Từ đó, dẫn đến việc những bài lân làm nên tên tuổi biểu tượng văn hóa Hội An đã và đang không còn xuất hiện nữa.
Làm sao để nghề làm Lân – một trong các địa điểm du lịch Hội An không bị mai một? (Ảnh sưu tầm) |
Thế rồi, lân Hội An đang phải đối mặt với bài toán khó làm sao để bảo tồn được những giá trị đặc sắc vốn có của mình, theo đó là nỗi trăn trở của những người làm lân đang dần thiếu hụt những lớp người kế tục. Trước tình hình đó, thành phố Hội An nên vào cuộc để cho nghề lân trở lại với giá trị văn hóa thực cũng như đưa ra những hướng đi mới cho tương lai để không bị mất một nét văn hóa truyền thống của dân tộc.
Đến địa điểm du lịch Hội An, ghé thăm làng lân truyền thống để một lần được trở về với tuổi thơ, sẽ thực sự là trải nghiệm thú vị cho du khách.
Xem thêm:
0 bình luận