Ngây ngất trong những giai điệu Nhã Nhạc cung đình Huế
Cố Đô Huế không chỉ nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử độc đáo mà còn là nơi hội tụ những tinh hoa nghệ thuật của nước ta. Phải kể đến nghệ thuật biểu diễn Cung Đình Huế là một trong những đặc sắc của văn hóa cố đô. Chính vì thế mà Huế ngày càng thu hút du khách trong nước và quốc tế với di sản văn hóa được UNESCO công nhận – Nhã nhạc Cung đình Huế được ghi danh là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại (2003).
Nhã nhạc Cung đình Huế (Ảnh sưu tầm)
Nhã Nhạc hay còn gọi là Âm nhạc cung đình được hình thành, đúc kết và ngày càng phát triển đạt đỉnh cao. Đây được xem là loại hình âm nhạc quốc nhạc, kết hợp giữa Lễ và Nhạc, được sử dụng trong các cuộc tế lễ Giao, tế Miếu và trong các dịp triều hội của triều đình. Nhã nhạc cung đình Huế được hình thành, đúc kết và ngày càng phát triển đạt đỉnh cao.
Nhã nhạc cung đình Huế được hình thành, đúc kết và ngày càng phát triển đạt đỉnh cao (Ảnh sưu tầm)
Nhã nhạc cung đình Huế được kế thừa và tiếp tục phát huy phục vụ cho các triều đại phong kiến qua từng giai đoạn lịch sử. Nhã Nhạc ra đời vào triều Lý và đến thời kỳ nhà Lê được hoạt động quy củ mang tính chính thống, được tổ chức chặt chẽ và chịu sự cai quản của các nhạc quan trong triều. Triều Lê đã định ra các loại như sau: Giao nhạc, Miếu Nhạc, Nhũ tự nhạc, Cửu nhật nguyệt,..
(Ảnh sưu tầm)
Triều đình Nguyễn quy định 7 thể loại âm nhạc gần giống với các thể loại của triều Lê bao gồm: Giao nhạc, Miếu nhạc, Ngũ tự nhạc, Đài triều nhạc.Thời nhà Nguyễn, Nhã Nhạc được dùng trong các lễ tế đại triều 2 lần/tháng, thường triều 4 lần/tháng. Hệ thống nhạc bài bản, phong phú với hàng trăm nhạc chương bằng chữ Hán đều do Bộ Lễ biên soạn, đúc kết từ các thời kỳ trước và bổ sung thêm nhiều loại thể nhạc như Huyền nhạc, Ty trúc tế nhạc, Ty chung, Ty khánh,.. phù hợp với từng cuộc lễ của triều đình nhà Nguyễn khiến du khách khi tới cố đô Huế càng tò mò muốn được thưởng thức hình thức nghệ thuật này.
Âm nhạc cung đình Huế là sự tổng hợp phong phú về nhiều mặt (Ảnh sưu tầm)
Về tổ chức nhã nhạc thời Nguyễn gồm có: 1 cái trống bản, 1 cái phách, 2 cái sáo, 1 đàn huyền tử, 1 đàn nhị, 1 đàn tì bà, 1 chùm thanh la bằng đồng 3 chiếc. Nhã nhạc Cung Đình Huế kết hợp với múa cung đình. Ở triều Nguyễn, múa cung đình rất phong phú như: long, ly, quy, phượng, múa đèn, múa quạt. Những cô nàng uyển chuyển, nhịp nhàng trong từng điệu múa thể hiện rõ bản sắc văn hóa đậm đà Việt Nam khiến cho du khách có những giây phút thiêng liêng thưởng thức âm nhạc mà không có một tiết mục nghệ thuật nào có thể sánh bằng.
Những cô nàng uyển chuyển, nhịp nhàng trong từng điệu múa (Ảnh sưu tầm)
Suốt một chiều dài lịch sử kế thừa và phát triển, Nhã nhạc cung đình Huế mang một ý nghĩa to lớn về mặt lịch sử cũng như giá trị văn hóa. Âm nhạc đã trở thành một phần không thể thiếu trong các lễ hội lớn mang tới sự giao cảm giữa thần linh, tổ tiên với con người. Đó thực sự là giá trị văn hóa dân tộc Việt Nam trường tồn mãi theo thời gian, thu hút du khách trong nước và quốc tế khi ghé tới thưởng thức nhã nhạc cung đình Huế.
Nhã nhạc cung đình Huế mang một ý nghĩa to lớn về mặt lịch sử cũng như giá trị văn hóa (Ảnh sưu tầm)
Cho tới ngày này, Âm nhac cung đình Huế là sự hội nhập giữa văn hóa dân tộc Viêt Nam với bạn bè quốc tê. Âm nhạc cung đình Huế là sự tổng hợp phong phú về nhiều mặt: loại hình nghệ thuật, thể loại, chủng nhạc, nhạc khí và cơ cấu tổ chức dàn nhạc để rồi du khách đến với âm nhạc cung đình Huế sẽ được thưởng thức nhiều màn trình diễn khác nhau.
Nhà hát cổ Duyệt Thị Đường (Ảnh sưu tầm)
Huế đang ngày càng phát triển đưa vào hoạt động những chương trình biểu diễn nghệ thuật Cung Đình Huế nhằm thu hút du khách trong nước và quốc tế, để lại dấu ấn không bao giờ phai cho du khách ngay từ những ngày đầu tới cố đô Huế. Vì thế mà nếu có dịp ghé thăm Huế, du khách hãy ghé tới nhà hát cổ Duyệt Thị Đường. Đây là nơi biểu diễn phục vụ cho du khách tham quan, thưởng thức những buổi biểu diễn nghệ thuật độc đáo được tổ chức hai lần trongngày: Buổi sáng từ 10h00 – 10h40, buổi chiều từ 15h00 – 15h40 chắc chắn sẽ không khiến du khách thất vọng.
Thật tuyệt vời nếu du khách dành một một buổi tối thưởng thức các tiết mục đặc sắc (Ảnh sưu tầm)
Âm nhạc cung đình Huế được tổ chức và dàn dựng công phu gốm nhiều tiết mục với nhiều loại nhạc cụ khác nhau. Du khách như được sống lại trong không gian cổ kính, tráng lệ, uy nghi nơi chốn Hoàng Cung.Thật tuyệt vời nếu du khách dành một một buổi tối lãng mạn, thơ mộng thưởng thức các tiết mục đặc sắc tại đây sẽ là kỉ niệm không bao giờ quên cho chuyến du lịch của bạn.
Nhã nhac Cung Đình Huế Việt Nam là niềm tự hào của người dân xứ Huế nói riêng và con người Việt Nam nói chung (Ảnh sưu tầm)
Bài viết liên quan:
- Đại Nội Huế – Khám phá lịch sử chốn cung đình triều Nguyễn
- 5 điều nhất định phải biết khi khám phá Kinh Thành Huế
Ngoài ra, du khách cũng có dịp thăm quan không gian trưng bày triễn lãm giới thiệu các loại hình nghệ thuật cung đình Huế bao gồm: phục trang, mặt nạ, tư liệu, nhac cụ. Điều đó càng cho thấy nhã nhac Cung Đình Huế Việt Nam thật đúng là món quà quý giá mà dân tộc Việt nam có được, là niềm tự hào của người dân xứ Huế nói riêng và con người Việt Nam nói chung. Từ đó biết gìn giữ, kế thừa và phát huy nét văn hóa đặc sắc mà cố đô Huế dành tặng đất nước ta. Đừng quên lưu giữ những tấm ảnh chụp cùng người thân và bạn bè khi tới Huế nhé!
Nếu có dịp đến thành phố Huế mộng mợ, hãy thưởng thức Nhã nhạc Cung Đình Huế một lần để cảm nhận được nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam. Bạn có thể đặt phòng trên VNTRIP.VN
Đừng bỏ lỡ
Các khách sạn phù hợp với bạn!
Bài viết mới nhất
Vntrip tham gia triển lãm sản phẩm và các mô hình, giải pháp công nghệ, ứng dụng dữ liệu, trí tuệ nhân tạo – TPHCM
Vntrip nhận giải thưởng Doanh nghiệp có thành tích xuất sắc nhất quận Tây Hồ
Khoảnh khắc ấn tượng dịp kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô
Sân bay Nội Bài cùng 3 sân bay khác đóng cửa do bão số 3 Yagi
Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2024 tổ chức giữa tháng 6
0 bình luận