Đăng nhập

Quên mật khẩu

Đăng ký

Đăng ký mới tài khoản VNTRIP:

Quên mật khẩu

Nhập địa chỉ Email đã đăng ký tài khoản Vntrip, hệ thống sẽ gửi thông tin hướng dẫn bạn khôi phục lại mật khẩu.

Nhà thờ Lòng Sông công trình kiến trúc cổ ở Bình Định>

Nhà thờ Lòng Sông công trình kiến trúc cổ ở Bình Định

Luyến Nguyễn Luyến Nguyễn 11/12/2017
8.6K lượt xem

Du khách từng đi du lịch nhà thờ Lòng Sông chắc không còn lạ lẫm với những dấu ấn còn lưu lại của chế độ Tây Sơn cũ hay những công trình kiến trúc Chăm Pa cổ đại như tháp Chăm hay những bức tượng thần Siva. Nhắc đến tiểu chủng viện Làng Sông, không ít du khách phương xa sẽ vẫn còn đó sự ngỡ ngàng bởi cái bóng quá lớn của những di tích nổi tiếng khác như: dấu ấn nền văn hoá Sa Huỳnh, tháp Đôi, tháp Bạc hay bảo tàng Quang Trung, thế nhưng đối với những con chiên ngoan đạo hay những giáo chúng trong khu vực thì không lạ lẫm gì nơi này.

Xem thêm: Du lịch Quy Nhơn

Tổng quan quang cảnh Tiểu Chủng Viện Làng Sông ( Ảnh sưu tầm)

Tổng quan quang cảnh Tiểu Chủng Viện Làng Sông (Ảnh sưu tầm)

Nhà thờ Lòng Sông là cái tên thân quen của nhân dân trong vùng đặt cho Tiểu Chủng Viện Làng Sông. Nhà thờ được đặt tại thôn Quảng Vân, xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước, gọi là nhà thờ cũng không hẳn là chính xác, đây là tu viện dành cho tiểu chủng đến tầm đạo và tu dưỡng.

Những nét đặc trưng cho lối kiến trúc Gothic( Ảnh sưu tầm)

Những nét đặc trưng cho lối kiến trúc Gothic (Ảnh sưu tầm)

Được xây dựng vào năm 1864 theo lối kiến trúc cổ Gothic, với đặc trưng rõ nét nhất là những mái vòm cong nhọn, chứ không phải mái vòm cong tròn hay bán nguyệt như những công trình theo lối kiến trúc Á Đông hay kiến trúc Roman cổ.

Cổng vào đề chữ "TIỂU CHỦNG VIỆN" (ảnh sưu tầm)

Cổng vào đề chữ “TIỂU CHỦNG VIỆN” (ảnh sưu tầm)

Ngược dòng thời gian từ thuở xa xưa, khi những nhà truyền đạo phương Tây theo các thương nhân du nhập vào Việt Nam, từ đầm Thị Nại ngược lên sông Côn cho đến thượng nguồn con sông tại mảnh đất Quy Nhơn rồi xây dựng nên nhà thờ tại một vị trí có địa thế đẹp, cao ráo nhất vùng. Nhà thờ Lòng Sông được đặt giữa một gò đất cao, xung quanh 4 bề được đào những hào nước trong mát. Trong khuôn viên nhà thờ luôn luôn rợp bóng những cây sao xanh có tuổi đời hàng trăm năm.

nhà thờ Lòng Sông đẹp lạ kì sau cơn mưa( Ảnh sưu tầm)

Nhà thờ Lòng Sông đẹp lạ kì sau cơn mưa (Ảnh sưu tầm)

Từ đằng xa nhìn lại, nhà thờ uy nghiêm hiện lên giữa khung cảnh xanh mát mắt của cây cối, của đồng ruộng, có thể cảm nhận rõ nét nét kiến trúc Gothic hiển hiện trên những nét bên ngoài nhà thờ: những cột trụ xây chìm trong tường, được nối liền qua mỗi tầng, cấu trúc chung hình chóp, giảm dần quy mô từ dưới lên trên để trọng tâm toà nhà không rơi ra ngoài, chính điện có nhiều lối vào, đều có  vòm cong tròn. Hai bên tả hữu chính điện là hai toà nhà làm nơi cư trú cho các tu sinh, được xây dựng hoàn toàn theo lối kiến trúc của Pháp.

Một bạn trẻ đang cầu nguyện (Ảnh sưu tầm)

Một bạn trẻ đang cầu nguyện (Ảnh sưu tầm)

Tại Làng Sông, không chỉ có Tiểu chủng Viện mà nơi này còn có cả một cộng đồng giáo  phủ của bộ phận giáo họ Đàng Trong. Trong đó, cực kì nổi bật là nhà in Làng Sông- nơi in ra những cuốn sách bằng chữ quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam, do đức cha Eugene Chartbonnier Trí chủ trì khởi công, sau này, được cha Paul Maheu tiếp quản.

Nơi ở của các tu sinh( ảnh sưu tầm)

Nơi ở của các tu sinh (ảnh sưu tầm)

Cha Paul Maheu đã được đi khắp mọi nơi, là người đã tiếp thu công nghệ in ấn hiện đại từ Hồng  Công, khi đó là một thuộc địa của Anh. Sau đó, cha đã đến Việt Nam, mang những hiểu biết của mình phục vụ cho sự nghiệp truyền đạo cũng như điều hành nhà máy in. Tuy nhiên, vì nhiều biến cố lịch sử, nhà máy in được di dời về Quy Nhơn, ngày nay đến với Làng Sông, du khách chỉ có thể thấy được chút dấu ấn và tài liệu được lưu lại từ nhà máy.

Nhà thờ Lòng Sông sau 1 lần trùng tu( Ảnh sưu tầm)

Nhà thờ Lòng Sông sau 1 lần trùng tu (Ảnh sưu tầm)

Cho dù đã trải qua được hơn trăm năm tuổi đời, du khách không hề thấy những dấu ấn của thời gian in đậm lên nét cổ kính, uy nghiêm của toà thánh. Trên phương diện tổng quan, tổ hợp kiến trúc cổ này vẫn giữ gần như nguyên vẹn, không hề có dấu hiệu xuống cấp, hư hỏng, hơn nữa lại được sự chăm sóc nên rất gọn gàng, sạch sẽ mà hiếm có di tích cổ nào sánh được.

Bên trong chính điện( Ảnh sưu tầm)

Bên trong chính điện (Ảnh sưu tầm)

Ngày nay, nhà thờ không còn hoạt động đúng như ban đầu nữa, hầu hết chỉ dành làm địa điểm cho khách thăm quan gần xa tới vãn cảnh và hành lễ, hoặc những ngày lễ, tết công giáo, nhân dân trong vùng tới cầu nguyện.

Nhà thờ Lòng Sông trước ngày lễ( Ảnh sưu tầm)

Nhà thờ Lòng Sông trước ngày lễ (Ảnh sưu tầm)

Đây là địa điểm tuyệt vời dành cho những bạn trẻ muốn trải nghiệm không gian cổ kính, những bức ảnh kỉ yếu độc đáo, cũng là địa điểm lý tưởng cho những cặp đôi muốn sở hữu những shoot hình đẹp lung linh cho bộ ảnh cưới

Đây là địa điểm khá lý tưởng để chụp ảnh cưới( Ảnh sưu tầm)

Đây là địa điểm khá lý tưởng để chụp ảnh cưới (Ảnh sưu tầm)

Nhà thờ Lòng Sông là một địa điểm du lịch ở Bình Định không thể bỏ qua mỗi khi có dịp đến đây. Nơi đây mang đậm ý nghĩa lịch sử văn hóa to lớn không thể phai mờ.

Bài viết liên quan:

0 bình luận

    Cần tìm khách sạn giá tốt

    0963 266 688

    Hoặc để lại thông tin
    Vntrip sẽ gọi lại cho bạn

    Một số cẩm nang khác, bạn muốn biết?

    Xem tất cả

    Các khách sạn phù hợp với bạn! Đừng bỏ lỡ