Những khó khăn trên con đường chuyển đổi số của doanh nghiệp
Những khó khăn trên con đường chuyển đổi số của doanh nghiệp là gì? Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn đang miệt mài thực hiện quá trình chuyển đổi số (CĐS).
Nội dung chính
Việc thay đổi cách thức vận hành, quản lý mà mình vẫn quen thuộc từ trước đến nay luôn phải đối mặt với các thách thức. Nhưng để tồn tại và phát triển cùng xu thế chung, các doanh nghiệp phải vượt qua được thời kỳ này. Cùng Vntrip tìm hiểu những rào cản mà doanh nghiệp gặp phải khi thực hiện việc chuyển đổi nhé.
1. Những khó khăn trên con đường chuyển đổi số của doanh nghiệp
Khó khăn về nhận thức trên con đường chuyển đổi số của doanh nghiệp
Phần lớn các cơ sở sản xuất kinh doanh chưa có nhiều kinh nghiệm về ứng dụng, khai thác công nghệ. Do đó, để hiểu được tầm quan trọng của sự thay đổi cũng như những tác động của hành trình đó đến hoạt động kinh doanh là điều tương đối khó khăn. Những doanh nghiệp như vậy thường do dự có nên thực hiện việc thay đổi hay không.
Không phải doanh nghiệp nào cũng có thể nhận thức được tầm quan trọng của CĐS
Kể cả khi ý thức được xu thế tất yếu của CĐS thì để thực hiện thành công lại là một vấn đề đau đầu khác. Các doanh nghiệp không chắc chắn về lợi nhuận đầu tư công nghệ, năng lực sử dụng công nghệ trong nội bộ còn yếu, tài chính hạn hẹp và những vướng mắc về pháp lý. Theo khảo sát của Ngân hàng Thế giới, có trên 75% doanh nghiệp nhỏ và vừa và 63% doanh nghiệp lớn của Việt Nam hiện chưa rõ lợi nhuận đầu tư công nghệ bằng bao nhiêu, cũng như việc đầu tư đó có phù hợp với nhu cầu của họ hay không. Chưa đến 60% doanh nghiệp nhỏ và vừa cho biết, họ thiếu thông tin về những công nghệ hiện có, thiếu kỹ năng để sử dụng công nghệ. Các doanh nghiệp này cũng cho biết việc tiếp cận nguồn tài chính nước ngoài còn hạn chế.
Điển hình như các sàn thương mại điện tử ở Việt Nam dựa trên nền tảng số được phát triển trong nước (Sendo, Tiki) có khả năng cạnh tranh thấp so với các đối thủ trong khu vực Đông Nam Á (Lazada, Shopee), do không tiếp cận được nguồn đầu tư từ nước ngoài.
Khó khăn về thị trường và các giải pháp trên con đường chuyển đổi số của doanh nghiệp
Việt Nam vẫn chưa hình thành các cơ quan, tổ chức đóng vai trò như một kênh độc lập để đánh giá khách quan ưu, nhược điểm của các giải pháp công nghệ, qua đó giúp doanh nghiệp có đủ thông tin để đưa ra lựa chọn phù hợp cũng như có giải pháp hoàn thiện mình.
Bên cạnh đó nguồn lực tài chính cho chuyển đổi số hạn hẹp cũng khiến các doanh nghiệp nản lòng. Theo khảo sát từ Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) năm 2020, có đến 55,6% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho rằng chi phí ứng dụng công nghệ là hạn chế lớn nhất.
Khó khăn vì các thể chế CĐS còn cồng kềnh
Chính phủ đã tăng cường Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số theo Quyết định số 1619/QĐ-TTg ngày 24/9/2021, các Ủy ban tương tự cũng được thành lập ở cấp tỉnh, trong đó Chủ tịch UBND tỉnh là người đứng đầu Ủy ban. Tuy nhiên, ở khâu vận hành, các nhiệm vụ lớn trong chương trình chuyển đổi bị dàn trải, khiến cho công tác phối hợp và triển khai chính sách gặp nhiều thách thức. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ của Chính phủ còn hạn chế đối với các doanh nghiệp số hoặc doanh nghiệp đang muốn đầu tư vào các công cụ số. Hỗ trợ từ khu vực công vẫn chỉ tập trung cho hoạt động nghiên cứu và phát triển thay vì cho nâng cấp công nghệ và thương mại hóa công nghệ
Khó khăn vì thiếu môi trường thuận lợi trong quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp
Môi trường kinh tế số tại Việt Nam còn khá khiêm tốn, ngoài chỉ số mật độ thuê bao internet băng rộng, các chỉ số khác còn rất hạn chế, cụ thể: chưa có các định hướng công nghệ trọng tâm, mang tính thương hiệu của Việt Nam thông qua các dự án nghiên cứu và đầu tư lớn; doanh nghiệp công nghệ số của Việt Nam hiện có mức đầu tư thấp vào phát triển khoa học và công nghệ để đổi mới so với các doanh nghiệp quốc tế. Ngành công nghiệp công nghệ thông tin và điện tử viễn thông có tỷ lệ nội địa chỉ đạt 15%. So sánh với các nước, tỷ lệ nội địa hóa của các doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam năm 2017 là 33,2%, năm 2018 là 36,3% (trong khi Trung Quốc là 68%, Thái Lan là 57%).
2. Các công ty tư vấn và cung cấp dịch vụ chuyển đổi số hàng đầu
Những doanh nghiệp không thể tự mình định hướng việc CĐS hoặc không biết nên bắt đầu từ đâu và ứng dụng như thế nào thì có thể thuê các bên thứ 3 để tư vấn, mua dịch vụ. Những công ty cung cấp các dịch vụ CĐS điển hình có thể kể đến là FPT Digital, Vntrip, FSI,…
Để biết cụ thể hơn, các bạn tham khảo tại bài viết: Các công ty tư vấn và cung cấp dịch vụ chuyển đổi số hàng đầu hiện nay
Trên đây là một số khó khăn trong con đường chuyển đổi số của doanh nghiệp và một số công ty cung cấp giải pháp chuyển đổi số. CĐS là xu hướng không chỉ doanh nghiệp mà nhà nước ta cũng phải cố gắng thực hiện để đáp ứng nhu cầu phát triển của thế giới.
>>> Một số bài viết liên quan:
Đừng bỏ lỡ
Danh mục: Công nghệ, Tin tức du lịch 24h
Chuyển đổi số
Các khách sạn phù hợp với bạn!
Bài viết mới nhất
Vntrip tham gia triển lãm sản phẩm và các mô hình, giải pháp công nghệ, ứng dụng dữ liệu, trí tuệ nhân tạo – TPHCM
Vntrip nhận giải thưởng Doanh nghiệp có thành tích xuất sắc nhất quận Tây Hồ
Khoảnh khắc ấn tượng dịp kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô
Sân bay Nội Bài cùng 3 sân bay khác đóng cửa do bão số 3 Yagi
Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2024 tổ chức giữa tháng 6
0 bình luận