Phiên chợ vùng cao – Nét đặc sắc của địa điểm du lịch Sa Pa

Luyến Nguyễn
5.3K

Đến du lịch Sa Pa, du khách sẽ được tham quan các phiên chợ có một không hai của vùng cao, nơi mà du khách hiểu hơn về cuộc sống, văn hoá của nhiều dân tộc đang sinh sống tại đây.

Khung cảnh nhộn nhịp (Ảnh sưu tầm)

Chợ tình Sa Pa

Chợ tình Sa Pa của người Dao tại địa điểm du lịch Sa Pa chính là một nét văn hoá đặc sắc nổi tiếng của mảnh đất vùng cao này. Chợ họp vào thứ 7, chủ nhật hàng tuần và là điểm hò hẹn không chỉ người dân định cư tại Sa Pa mà với cả những vị khách du lịch trong nước và quốc tế. Đến đây du khách sẽ được ngắm nhìn những cô gái sơn cước xúng xính trong bộ váy thêu hoa văn nhiều màu sắc, cổ đeo vòng bạc trắng tinh, đầu quấn khăn vải đỏ, các chàng trai tại thôn bản cũng vạm vỡ trong trang phục áo chàm rất thú vị.

Chợ tình nhìn từ trên cao (Ảnh sưu tầm)

Vào đêm ngày thứ 7, chợ tình là náo nhiệt nhất vì lúc này nhiều bà con dân tộc đã về chợ phiên để ngày chủ nhật mua bán, trao đổi hàng hoá tại chợ. Lắng nghe tiếng khèn môi, tiếng khèn lá vang lên trong màn đêm cùng tiếng cười nói tạo nên một bầu không khí vui vẻ, nhộn nhịp.

Người trung tuổi thì gặp gỡ bạn bè hỏi thăm nhau, trao đổi kinh nghiêm trồng trọt, chăn nuôi gia súc hay ngồi nhâm nhi bên chén rượu ngô, thưởng thức món thắng cố đặc sản địa phương, còn những đôi trai gái thì hẹn hò, làm quen, thổ lộ tâm tình với nhau. Trong tiếng khèn, trong những điệu nhạc,

Điệu múa trong phiên chợ (Ảnh sưu tầm)

Chợ Si Ma Cai (Chợ Cán Cấu)

Đây là chợ phiên của người đồng bào dân tộc Mông sinh sống tại Si Ma Cai hay còn được gọi là chợ Cán Cấu. Đến tham quan chợ, du khách sẽ được chứng kiến khung cảnh tấp nập của bà con khi mua bán, trao đổi lương thực, hạt giống, gia súc, gia cầm, vải, thổ cẩm. Ngoài ra chợ vẫn nổi tiếng với khu mua bán ngựa, vì ngựa ở vùng núi cao nhu cầu dùng rất nhiều, ngựa dùng trong việc đi lại, chở tải hang hoá rất thuận tiện.

Những người phụ nữ Mông mặc trang phục cổ truyền dân tộc, miệng nở nụ cười rạng rỡ chào đón du khách. Ghé thăm một gian hàng thổ cẩm du khách sẽ ngỡ ngàng trước những đường nét hoa văn được thêu tỉ mỉ của những bàn tay khéo léo, du khách thoải mái lựa chọn để mua một tấm thổ cẩm về làm quà cho người thân, bạn bè.

Khu bán trâu tại chợ (Ảnh sưu tầm)

Khi ánh nắng đã lên đến đỉnh đầu, cũng là lúc dạo chơi, mua sắm tại chợ thấm mệt, du khách ngồi vào quán ăn, gọi chiếc bánh rán nhỏ xinh lót dạ hoặc nhâm nhi chén rượu ngô bên bát thắng cố đặc sản địa phương nơi đây để trải nghiệm hương vị ẩm thực của mảnh đất núi rừng. Khung cảnh chợ Si Ma Cai chỉ bắt đầu vãn dần khi chiều muộn, ánh nắng đã tắt những người dân vui vẻ vì bán được mặt hàng mang đi, hay mua được thứ ưng ý, gặp được bạn bè trò chuyện đều vội vàng thu dọn để trở về làng bản.

Chợ Phiên Lùng Khấu Nhin

Cứ vào thứ 5 hàng tuần địa điểm du lịch Sa Pa chợ Lùng Khấu Nhin họp chợ, di chuyển từ thị trấn Mường Khương để đến Chợ Lùng Khấu Nhin sẽ mất khoảng gần 20 phút lái xe. Du khách đến với chợ sẽ bị lôi cuốn với các mặt hàng đa dạng của bà con dân tộc H’Mông, người Kinh, người Mán như vải vóc, thú nuôi, lương thực, đồ thổ cẩm, hoa rừng… Thú vị không kém là khu bán lợn cắp nách, những chú lợn chỉ tầm 5 kg ủn ỉn đang nằm trong rọ đan bằng tre chờ người mua.

Gian hàng thổ cẩm (Ảnh sưu tầm)

Du khách ngồi bên quán nước ngắm nhìn những cô gái Dao đỏ tươi tắn, nhẹ nhàng bên những gian bán hàng, những cô bé, cậu bé người dân tộc khoẻ mạnh đôi chân đi đất đan quay lại bên hàng bánh ngô, những câu chuyện rôm rả của những người đàn ông lâu ngày không gặp nhau bên chén rượu một khung cảnh sống động về một phần cuộc sống của người dân bản địa tại địa điểm du lịch Sa Pa hiện ra.

Ghé thăm địa điểm du lịch Sa Pa chợ phiên vùng cao, du khách không chỉ có những phút giây thư giãn, mà còn khám phá thêm được nhiều điều thú vị về cuộc sống người dân Tây Bắc.

0 bình luận

    Các khách sạn phù hợp với bạn!