Đăng nhập

Quên mật khẩu

Đăng ký

Đăng ký mới tài khoản VNTRIP:

Quên mật khẩu

Nhập địa chỉ Email đã đăng ký tài khoản Vntrip, hệ thống sẽ gửi thông tin hướng dẫn bạn khôi phục lại mật khẩu.

Những lưu ý trong “mùa” quyết toán thuế thu nhập cá nhân>

Những lưu ý trong “mùa” quyết toán thuế thu nhập cá nhân

Luyến Nguyễn Luyến Nguyễn 22/03/2021
459 lượt xem

Năm 2021, chính sách quản lý thuế có rất nhiều thay đổi. Mùa “quyết toán thuế” đang vào giai đoạn cao điểm, với nhiều phát sinh từ Covid-19.

Năm 2021, chính sách quản lý thuế có rất nhiều thay đổi.

Doanh nghiệp không phát sinh trả thu nhập thì không phải quyết toán

Nhiều doanh nghiệp thành lập năm 2020, nhưng do gặp đại dịch, thay vì tuyển lao động vào làm việc, thì vợ chồng, con cái vừa là chủ, vừa là người làm thuê, không phát sinh chi trả thu nhập cho người lao động, nên không biết quyết toán thuế thu nhập cá nhân (TNCN) thế nào. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp đã hoạt động từ nhiều năm trước, gặp khó khăn, nhưng không giải thể, phá sản hoặc tạm ngừng hoạt động, mà cho tất cả lao động nghỉ việc, chỉ cố gắng “cầm cự” chờ đại dịch đi qua cũng không biết quyết toán thuế ra sao…

Bà Nguyễn Thị Thu Hà, Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền và Hỗ trợ người nộp thuế (Tổng cục Thuế) cho biết, theo quy định, tổ chức trả thu nhập từ tiền lương, tiền công có trách nhiệm khai quyết toán thuế và quyết toán thay cho cá nhân có ủy quyền, mà không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không. Tuy nhiên, trường hợp doanh nghiệp không phát sinh trả thu nhập thì không phải khai quyết toán thuế TNCN. Như vậy, doanh nghiệp mới thành lập năm 2020, chưa có lao động, không phát sinh chi trả thu nhập; doanh nghiệp trong năm 2020 không phát sinh chi trả bất kỳ khoản lương cho người lao động và những khoản mang tính chất tiền lương, tiền công, thì không phải nộp tờ khai quyết toán thuế TNCN.

Đối với trường hợp doanh nghiệp buộc phải cho lao động nghỉ việc do gặp khó khăn, bà Hà cho biết, nếu cá nhân ủy quyền quyết toán thuế cho doanh nghiệp, thì người lao động được tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân đủ 12 tháng và giảm trừ cho người phụ thuộc kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng.

“Trường hợp cá nhân không ủy quyền quyết toán thuế, thì chỉ tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân theo thực tế tháng phát sinh thu nhập tại doanh nghiệp và chỉ tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc theo thực tế hồ sơ đăng ký người phụ thuộc tại doanh nghiệp. Đến cuối năm, cá nhân trực tiếp quyết toán với cơ quan thuế sẽ được tính lại các khoản giảm trừ, mới được tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân đủ 12 tháng và cho người phụ thuộc kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng”, bà Hà giải thích.

Liên quan vấn đề giảm trừ gia cảnh cho người lao động, bà Hà cho biết, mức giảm trừ gia cảnh mới được tính cho cả kỳ tính thuế năm 2020. Tuy nhiên, với trường hợp doanh nghiệp đã khấu trừ theo mức giảm trừ gia cảnh trước ngày 1/7/2020 và cá nhân không ủy quyền quyết toán, thì doanh nghiệp không điều chỉnh lại mức giảm trừ gia cảnh theo quy định mới.

Tiền thử việc, thực tập cũng tạm khấu trừ

Theo bà Nguyễn Thị Lan Anh, Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp nhỏ và vừa và hộ kinh doanh, cá nhân (Tổng cục Thuế), tất cả tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng có tổng mức trả thu nhập từ 2 triệu đồng/lần trở lên đều phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân. Như vậy, doanh nghiệp trả thu nhập cho người lao động thử việc, thậm chí trả thù lao cho sinh viên thực tập không ký hợp đồng lao động đều phải khấu trừ thuế TNCN theo mức 10% đối với khoản chi trả từ 2 triệu đồng trở lên.

Năm 2020 vẫn có không ít doanh nghiệp “ăn nên làm ra”, nhưng do sợ Covid-19 diễn biến khó lường, nên thay vì tăng thu nhập cho người lao động, doanh nghiệp chọn cách trả tiền lương tháng thứ 13 và các loại tiền thưởng vào cuối năm Âm lịch, nên cũng không biết quyết toán thế nào do thời gian trả thêm thu nhập cho người lao động rơi vào tháng 1, tháng 2 năm 2021. Trong những trường hợp này, bà Lan Anh cho biết, doanh nghiệp thực hiện quyết toán năm 2020 cho tất cả các khoản mà cá nhân thực nhận trong năm 2020, có thể bao gồm các khoản của năm 2019 và những năm trước được chi trả trong năm 2020, người lao động sẽ được tính giảm trừ cho bản thân đủ 12 tháng và giảm trừ cho người phụ thuộc theo thực tế phát sinh nuôi dưỡng.

“Đối với doanh nghiệp trả lương tháng 12, tháng 13 năm 2020 và các khoản thu nhập khác vào tháng 1, tháng 2/2021, thì các khoản này không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động trong năm 2020”, bà Lan Anh nói thêm.

“Theo quy định hiện hành về tính giảm trừ gia cảnh thì trường hợp con của người nộp thuế đang theo học tại Việt Nam hoặc nước ngoài tại bậc học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, kể cả con từ 18 tuổi trở lên đang học bậc học phổ thông (tính cả trong thời gian chờ kết quả thi đại học) không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân dưới 1 triệu đồng/tháng được tính là người phụ thuộc. Như vậy, thời gian tính giảm trừ gia cảnh cho con từ 18 tuổi được xác định theo thông tin cụ thể tại hồ sơ đăng ký giảm trừ gia cảnh của người nộp thuế, không xác định theo số tuổi thực tế của người phụ thuộc”.

Bà Nguyễn Thị Lan Anh, Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp nhỏ và vừa và hộ kinh doanh, cá nhân (Tổng cục Thuế)

Theo Baodautu.vn

0 bình luận

    Cần tìm khách sạn giá tốt

    0963 266 688

    Hoặc để lại thông tin
    Vntrip sẽ gọi lại cho bạn

    Các khách sạn phù hợp với bạn! Đừng bỏ lỡ