Lưu ý gì khi tiêm vắc xin Covid-19?

Luyến Nguyễn
442

Lô vắc xin covid-19 đầu tiên đã về đến Việt Nam cách đây ít ngày, người dân cả nước đang trông đợi ngày được trang bị “tấm khiêng” chống lại dịch bệnh đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đời sống mỗi ngày. Tuy nhiên, ngoài việc theo dõi tin tức và lịch chính thức, mọi người cần nắm bắt được các lưu ý trước và sau khi tiêm vắc xin covid-19 nhằm đảm bảo an toàn.

Tình hình tiêm vắc xin covid-19 tại Việt Nam hiện nay

Theo tin tức từ nhiều nguồn báo chính thống như Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Thông tấn xã Việt Nam, vào ngày 24/2 vừa qua, lô vắc xin ngừa COVID-19 đầu tiên với số lượng hơn 117.000 liều đã cập bến Sân bay Tân Sơn Nhất, TP.HCM. Sau đó, tất cả số vắc xin này được chuyển đến nơi bảo quản, chờ ngày thông báo chính thức tiêm cho người dân Việt Nam.

Trước sự kiện lớn này, Chính phủ cũng đã đưa ra nghị quyết nhằm đảm bảo việc tiêm vắc xin ngừa covid-19 an toàn, hiệu quả đến toàn dân. Đại diện Bộ Y tế, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đã phát biểu trong cuộc họp rằng: “Chính phủ cũng như Bộ đang huy động mọi nguồn lực trong và ngoài ngành cho chiến dịch tiêm chủng lớn nhất từ trước đến nay”.

Theo đó, nghị quyết cũng nêu rõ những địa điểm, đối tượng thuộc nhóm ưu tiên theo cấp độ được tiêm vắc xin ngừa covid-19 sớm nhất nhằm đảm bảo duy trì cuộc chiến trước dịch bệnh.

Hình ảnh vắc xin ngừa covid-19 về đến Việt Nam từ Hàn Quốc. Ảnh: Internet

Khi nào người dân được tiêm vắc xin ngừa COVID-19?

Theo thông tin đăng tải trên Tuổi Trẻ, bài viết với tiêu đề “Tiêm vắc xin ngừa covid-19 trong tuần này”, tức từ ngày 1/3 – 7/3. Tuy nhiên, đại diện Cục Y tế Dự phòng, Cục trưởng Đặng Quang Tuấn chia sẻ, Bộ Y tế đang cố gắng để thực hiện tiêm vắc xin cho các nhóm đối tượng ưu tiên trong 1/3 – 7/3 nhưng vẫn còn rất nhiều điều kiện cần phải đáp ứng. Một trong số các điều kiện cần nhất hiện tại chính là: “ Điều kiện để tiêm được là phải có giấy chứng nhận xuất xưởng lô vắc xin Việt Nam đã nhận ngày 24-2”, ông Đặng Quang Tuấn nói.

Nhằm giảm sự lo lắng từ người dân, đại diện Cục Y tế Dự phòng thuộc Bộ Y tế cũng cho biết thêm trong tuần này chắc chắcn giấy chứng nhận sẽ về đến Việt Nam từ Hàn Quốc, nơi AstraZeneca đặt nhà máy sản xuất vắc xin.

Có nghĩa là bắt đầu từ khi giấy chứng nhận xuất xưởng của lô vắc xin hiện diện tại Việt Nam, quá trình tiêm vắc xin ngừa covid-19 sẽ được bắt đầu. Bên cạnh đó, trong thời gian đợi giấy chứng nhận, vắc xin sẽ được tiền thẩm định bởi Viện Kiểm định vắc xin và sinh phẩm y tế quốc, dưới sự giám sát của đại diện Tổ chức Y tế thế giới.

Những đối tượng nào được ưu tiên tiêm vắc xin covid-19?

Những nơi có dịch

Đại diện Bộ Y tế cũng chia sẻ rằng Chính phủ sẽ ưu tiên nhất đối với người dân sinh sống tại những vùng, tỉnh thành có dịch; những nơi là huyết mạch giao thông lớn, các thành phố với dân cư và công nhân đến từ nhiều nơi khác nhau. Theo nội dung nghị quyết này, cả nước có khoảng 13 tỉnh thành được tiêm vắc xin ngừa covid-19 trước.

Về mặt đối tượng được ưu tiên tiêm vắc xin ngừa covid-19, 9 nhóm sau đây được đề ra:

  • Lực lượng thuộc tuyến đầu phòng, chống dịch như người làm trong các cơ sở y tế, người tham gia phòng chống dịch, quân đội, công an;
  • Nhân viên, Cán bộ Ngoại giao được Việt Nam cử đi nước ngoài; Hải quan, cán bộ làm công tác xuất nhập cảnh;
  • Người cung cấp dịch vụ thiết yếu như hàng không, vận tải, du lịch, cung cấp dịch vụ điện nước…
  • Giáo viên, người làm tại các cơ sở giáo dục, đào tạo; người làm việc tại các cơ quan, đơn vị hành chính thường xuyên tiếp xúc với nhiều người;
  • Người mắc bệnh mạn tính trên 65 tuổi; Người sinh sống tại các vùng có dịch;
  • Người nghèo, các đối tượng chính sách xã hội;
  • Người được cơ quan Nhà nước, các cấp chính quyền cử đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài;
  • Các đối tượng khác do Bộ Y tế quyết định dựa theo yêu cầu phòng chống dịch;

Tuyến đầu chống dịch được ưu tiên hàng đầu trong việc tiêm vắc xin ngừa covid-19. Ảnh: Internet

Những lưu ý khi trước và sau khi tiêm vắc xin covid-19

Việc nên thực hiện

Tiêm vắc xin ngừa covid-19 khi đã nhiễm và trị khỏi

Đây là một nghiên cứu được thực hiện tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC). Theo đó, những người từng mắc và điều trị khỏi covid-19 hoàn toàn có khả năng tái dương tính sau đó không lâu. Ngoài ra, covid-19 đang không ngừng gia tăng các biến thể, do đó, dù đã từng nhiễm và được điều trị khỏi, bạn vẫn phải tiêm vắc xin đúng theo chỉ thị của Chính phủ đưa ra.

Một lưu ý dành cho những người đã tiêm kháng thể đơn dòng, huyết tương trong quá trình điều trị trước mà chưa quá hạn 90 ngày nên đến cơ sở y tế để tham khảo ý kiến trước khi tiêm vắc xin.

Tiêm vắc xin ngừa covid-19 với người được điều trị thành công nhưng còn triệu chứng

Hầu như ai cũng biết rằng một khi đã nhiễm SARS-CoV-2 gây nên bệnh covid-19, một số người phải chịu hệ lụy lâu dài như mệt mỏi, suy giảm vị giác, đau nhức cơ thể, đau ngực… dù đã âm tính sau khoảng thời gian điều trị. Trường hợp này, Bộ Y tế đã khuyến nghị mọi người nên tiêm vắc xin ngừa covid-19.

Dù đã được chữa khỏi vẫn phải tiêm vắc xin covid-19 theo quy định. Ảnh: Internet

Tiêm mũi vắc xin thứ hai đúng hạn

Sẽ có 2 liều vắc xin ngừa covid-19 được tiêm cho mỗi người theo 2 giai đoạn cách nhau một khoảng thời gian tùy thuộc vào loại như thế nào. Theo lời giải thích của Tiến sĩ Hotez, một chuyên gia có tiếng trên thế giới, tiêm liều vắc xin ở giai đoạn 1 chỉ mang yếu tố trung hòa virus hoạt động mạnh, do đó, đến liều thứ 2, hiệu quả mới thực sự giúp con người chống lại virus SARS-CoV-2.

Khoảng cách giữa 2 liều vắc xin này sẽ được các tổ chức y tế tại quốc gia đang thực hiện tiêm chủng trên diện rộng ban bố đến toàn bộ người dân. Cần phải tiêm đúng theo chỉ định thì hiệu quả đạt được mới cao, mới có thể đảm bảo được an toàn cho sức khỏe.

Thông báo với cơ sở y tế gần nhất về bất kỳ phản ứng dị ứng nào

Mặc dù trước khi được chính thức tiêm chủng trên người, các loại vắc xin đã được kiểm nghiệm đầy đủ và kỹ lưỡng nhưng việc ai đó dị ứng, phản ứng với bất cứ thành phần nào là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Do đó, để tránh chịu các tác động tiêu cực đến sức khỏe, cơ thể, hãy quan sát bản thân sau khi tiêm vắc xin ngừa covid-19, đến cơ sở y tế gần nhất ngay khi phát hiện dấu hiệu lạ, bất thường.

Dù trường hợp này rất hiếm khi nhưng cẩn thận, an toàn vẫn là điều nên làm.

Nên quan sát kỹ cơ thể sau khi tiêm vắc xin. Ảnh: Internet

Vẫn đeo khẩu trang và thực hiện theo các chỉ thị giãn cách

Bộ Y tế cũng nhanh chóng đưa ra các khuyến cáo thông qua các kênh truyền thông rằng sau khi tiêm vắc xin ngừa covid-19 liều 1 hay liều 2, mọi người dân đều phải giữ thói quen đeo khẩu trang, thực hiện giãn cách ở một số nơi đông người.

Sau khi tiêm liều vắc xin đầu tiên, cơ thể vẫn chưa đủ các kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2, do đó, khả năng nhiễm bệnh vẫn còn rất cao. Vì vậy, việc duy trì đeo khẩu trang, giãn cách đúng theo quy định là điều cần thiết để duy trì sự an toàn cho toàn cộng đồng.

Đối với liều vắc xin thứ 2, cơ thể đã có thể chống lại virus gây bệnh nhưng với tỉ lệ là 95%, có nghĩa là nguy cơ nhiễm covid-19 vẫn hiện diện mọi lúc mọi nơi nếu bạn lơ là. Do đó, mọi người vẫn nên duy trì một số thói quen trong chế độ bình thường mới.

Những việc không nên làm sau khi tiêm vắc xin

Tiêm vắc xin khi đang nhiễm hoặc phơi nhiễm với covid-19

Trong trường hợp bạn vừa có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2, hoặc đang là F1, F2 mà chưa có dấu hiệu của bệnh, các chuyên gia khuyên rằng đừng nên vội tiêm vắc xin.

Theo Giáo sư Tiến sĩ Michael Ison, Trường Y khoa Feinberg của Đại học Northwestern, hành động này mặc dù không tổn hại đến sức khỏe nhưng có thể vô tình làm lây lan virus gây bệnh lên các cán bộ, nhân viên y tế, người xung quanh khu vực tiêm ngừa.

Tiêm vắc xin ngừa covid-19 ngay sau khi tiêm các loại khác

Theo các nghiên cứu, thời gian an toàn để tiêm nhiều loại vắc xin là cách nhau 14 ngày. Có nghĩa là sau khi tiêm loại vắc xin phòng bệnh bất kỳ, bạn phải đảm bảo khoảng thời hạn này khi tiêm vắc xin covid-19.

Trong trường hợp bạn biết thông tin này sau khi đã lỡ tiêm vắc xin ngừa covid-19 trước 14 ngày, hãy đảm bảo liều thứ 2 vẫn được thực hiện theo đúng chỉ định.

Hạn chế tuyệt đối việc tiêm cùng lúc các loại thuốc ngừa bệnh khác với vắc xin ngừa covid-19 vì rất có thể sẽ chịu các tác động kích thích lẫn nhau gây dị ứng, phản ứng trong cơ thể.

Cần đáp ứng nhiều yêu cầu khi tiêm vắc xin covid-19. Ảnh: Internet

Chỉ lái xe sau khi tiêm vắc xin ít nhất 15-30 phút

Tổ chức Y tế Mỹ đã đưa ra khuyến cáo những người vừa thực hiện tiêm chủng vắc xin ngừa covid-19 nên ngồi yên, nghỉ ngơi sau ít nhất 15-30 phút mới tự điều khiển các phương tiện giao thông để tránh gây tai nạn.

Vì trong ít nhất 15-30 các phản ứng của vắc xin gây ra trên cơ thể mới biểu hiện ra ngoài, nếu bạn có kích ứng với các thành phần bên trong đó. Một số các phản ứng nhẹ thường gặp là đau nhức, sưng tấy ở vị trí mũi tiêm, nặng hơn có thể là say sẫm, choáng váng, chóng mặt hay nôn ói. Một số trường hợp sau khi tiêm vắc xin ngừa covid-19 còn bị sốt, mệt mỏi, ớn lạnh vài ngày.

Hầu hết mọi người dân trong nước đang mong chờ thông báo chính thức về ngày thực hiện tiêm vắc xin ngừa covid-19 vì ước muốn quay trở về với cuộc sống bình thường như trước đây. Tuy nhiên, hãy nên ghi nhớ rằng, dù đã được tiêm vắc xin, virus Sar-CoV-2 vẫn là một chủng vô cùng nguy hiểm, nhiều biến thể nên nguy cơ mắc bệnh vô cùng cao.

Bộ Y tế đang nỗ lực nhanh chóng tiêm vắc xin cho toàn bộ người dân. Ảnh: Internet

Hơn nữa, phải biết được các lưu ý trước và sau khi tiêm vắc xin covid-19, bạn mới đảm bảo đạt được hiệu quả cao nhất trong phòng ngừa virus. Đồng thời, toàn dân nên duy trì chế độ bình thường mới với chủ trương 5K của Chính phủ nhằm bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng trước dịch bệnh khó lường như hiện nay.

0 bình luận

    Các khách sạn phù hợp với bạn!