Tour, điểm đến
Nội dung chính
Danh lam thắng cảnh
Thung lũng Mường Hoa – Bãi đá cổ Sa Pa
- Địa chỉ: xã Hầu Thào, cách thị trấn Sa Pa khoảng 8km về phía Đông Nam.
Từ thị trấn Sapa, vượt qua một con đèo men theo dãy núi cao (có trạm thu phí 80.000 VND/người), khách du lịch Sa Pa sẽ đến thung lũng Mường Hoa. Nằm trong thung lũng Mường Hoa hình chảo nghiêng, dòng suối Hoa trải dài khoảng 15km dọc theo thung lũng, qua các xã Lao Chải, Tả Van, Hầu Thào… và kết thúc ở Bản Hồ.
Điều đặc biệt tại thung lũng này là bãi đá cổ có khắc nhiều hình khác nhau, nằm xen giữa cỏ cây và những thửa ruộng bậc thang của đồng bào dân tộc. Hàng trăm tảng đá sa thạch có khắc những hình vẽ, những ký tự kỳ lạ đến nay vẫn chưa xác định được nguồn gốc và ý nghĩa. Ngày nay, khu chạm khắc cổ này đã được xếp hạng di tích quốc gia, là di sản độc đáo của người Việt cổ.
Vườn treo Sa Pa
- Địa chỉ: đường Vườn Treo Sa Pa, Sa Pa
Nằm cách thị xã Lào Cai 38 km, Vườn treo Sapa được người Phương tây phát hiện ra từ cuối thế kỷ 19. Có 3 con đường: một là từ thị xã Lào Cai, hai là đi từ Lai Châu và ba là từ Bình La(Sơn La) sang với nhiều loại phương tiện khác nhau.
Nếu như đến đây vào dip mùa xuân, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những vườn đào thẳng tắp, những sắc hoa tươi thắm, với một quần thể đá phong phú.
Núi Hàm Rồng
Địa chỉ: Núi Hàm Rồng nằm trong dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, thuộc huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, cách thành phố Lào Cai 33km.
Ðặc điểm: Núi Hàm Rồng là mỏm đá vươn cao tựa đầu rồng.
Theo tương truyền, thủa hồng hoang, có đôi rồng đang mải mê quấn quýt bên nhau trong khi cơn hồng thuỷ đang ào ạt dâng sóng mà vẫn không hay. Đến khi choàng tỉnh, hốt hoảng rời nhau, rồi quẫy mình lên, nhưng không kịp. Tức thì mỗi con rời ra một nơi. Đến bây giờ rồng nàng tuy hoá đá, nhưng bản năng sinh tồn còn mãnh liệt vẫn cố ngước nhìn theo rồng chàng bên phía Hoàng Liên phía tây.
Si Ma Cai
- Địa chỉ: Xã Si Ma Cai, Sa Pa
Si Ma Cai nằm ở độ cao hơn 1.500m so với mặt nước biển, bạt ngàn rừng thông sa mu vươn thẳng trong buốt giá sương lạnh, cũng rực rỡ sắc màu thổ cẩm với nhiều nét văn hóa đặc sắc của cộng đồng người dân tộc thiểu số – nhưng Si Ma Cai dường như bị những người làm du lịch lãng quên.
Phan Xi Păng
- Địa chỉ: thuộc dãy Hoàng Liên Sơn, cách Sa Pa 9km về phía Tây Nam
Phan Xi Păng là ngọn núi cao nhất của bán đảo Đông Dương (3.143 m), nằm ở trọng điểm dãy Hoàng Liên Sơn. Tuy chỉ cách thị trấn Sapa 9 km về phía Tây Nam, nhưng nếu đi bộ, leo núi bạn phải mất 6 đến 7 ngày mới chinh phục được đỉnh núi này.
Động Cốc San
- Địa chỉ: Xã Cốc San, huyện Bát Xát, Lào Cai
Động Cốc San bao gồm một hệ thống các thác nước và các hang động to nhỏ khác nhau, vì vậy người ta có thể gọi đây là động Cốc San hoặc thác Cốc San. Đường vào động Cốc San rất ngoằn ngoèo, tối và bị lấp bởi những tảng đá. Vẻ đẹp của Cốc Sanvẫn hoàn toàn mang tính chất tự nhiên, hoang sơ.
Cổng Trời
- Địa chỉ: Đỉnh đèo Trạm Tôn, dãy Hoàng Liên Sơn, Sa Pa
Ra khỏi thị trấn Sapa, đi theo hướng Bắc khoảng 18 km, đường lên cổng trời ngoằn ngoèo uốn lượn giữa lưng chừng núi trùng trùng điệp điệp với những bóng nắng chạy dài thoắt ẩn thoắt hiện. Chỉ có gió thổi làm cho thảm thực vật phải dán mình vào đá. Con đường đèo này có tên là Trạm Tôn, len lỏi giữa dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ. Và cổng trời chính là đỉnh của con đèo này.
Thác Tình Yêu
- Địa chỉ: xã San Sả Hồ, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, cách thị trấn Sa Pa khoảng 4km
Thác tình yêu là một trong những điểm bắt đầu hành trình chinh phục đỉnh Phan si Păng. Trên đường đi từ cổng Vườn Quốc gia Hoàng Liên du khách sẽ thấy một tấm biển hình mũi tên phía bên phải ghi rằng: Thác Tình Yêu có rất nhiều du khách đặc biết cặp đôi đi tour Sapa đều coi Thác Tình Yêu là điểm du lịch không thể bỏ qua cho hành trình của mình.
Hang Tiên
- Địa chỉ: xã Bảo Nhai, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai
Ngược dòng sông Chảy khoảng 6 km, từ trung tâm xã Bảo Nhai(huyện Bắc Hà) thuyền sẽ đưa bạn qua thành cổ Trung Đô với nhiều huyền thoại. Dòng sông Chảy đến đây thắt lại tạo thành dòng sâu, hiền hoà, len lỏi giữa hai bờ vách thành dựng đứng chính là suối Tiên.
Bản Cát Cát
- Địa chỉ: Thôn Cát Cát, Sa Pa, cách Sa Pa 2km
Bản Cát Cát Sa Pa được hình thành từ giữa thế kỷ 19, do một bộ phận dân tộc ít người quần tụ theo phương pháp mật tập (dựa vào sườn núi và quây quần bên nhau, các nóc nhà cách nhau chừng vài chục mét và sinh sống, trồng trọt canh tác ngay trên những sườn đồi quần cư). Với những thắng cảnh thiên nhiên cùng nét đẹp trong văn hóa người Mông nơi đây đã tạo nên cho Cát Cát một sức hấp dẫn đến lạ kỳ thu hút du khách đidu lịch Sapa ghé thăm ngôi làng này.
Hang Tả Phìn
- Địa chỉ: bản Tả Phìn, cách thị trấn Sapa hơn 10km về phía Bắc
Hang động Tả Phìn thuộc vào một dãy núi cùng nhánh với Hoàng Liên Sơn. Chiều cao khoảng 5m, chiều rộng chừng 3m. Từ phía cửa hang xuống tới sâu lòng đất chỉ một người chui vừa, bạn phải đi thêm chừng 30m nữa. Càng đi xuống sâu, lòng hang như càng hẹp lại, hun hút. Các vách đá hai bên có nhiểu hẻm và núi đi vòng vèo nhưng cuối cùng vẫn quay lại cửa hang lúc đầu.
Thác Bạc
- Địa chỉ: Quốc lộ 4D, xã San Sả Hồ, Sa Pa
Thác Bạc từ lâu đã nổi tiếng là một thắng cảnh của đất Sa Pa. Ngọn thác này đổ từ độ cao hơn 100 m từ đỉnh núi xuống.Đứng dưới chân thác Bạc, nhìn ngắm đất trời bao la và những rặng núi hoành tráng xa xa, ta bỗng có cảm giác mình thật nhỏ bé trước sự kỳ vĩ của thiên nhiên.
Cầu Mây
- Địa chỉ: xã tả Van, Sa Pa
Cầu Mây cách thị trấn Sa Pa khoảng 17 km về phía Ðông Nam, từ đường lớn, du khách đi theo con đường mới mở tuy hơi dốc và cua nhiều, nhưng đường đến Tả Van giờ đã được mở rộng rất thuận tiện.
Đèo Ô Quy Hồ
- Địa chỉ: Quốc lộ 4D, nối liền Lào Cai và Lai Châu
Đèo Ô Quy Hồ còn có tên gọi là đèo Hoàng Liên do đèo vượt qua dãy núi Hoàng Liên Sơn, hoặc đèo Mây do trên đỉnh đèo quanh năm mây phủ, tuy nhiên du khách đến Tây Bắc Việt Nam thường biết đến đèo dưới tên Ô Quy Hồ.
Đá Vợ – Đá Chồng
- Địa chỉ: Thuộc khu di tích bãi đá cổ Sa Pa, thung lũng Mường Hoa, xã Hầu Thào, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai
Đá vợ đá chồng là một cặp đá có tư thế đang hướng về nhau, đang tìm đến nhau. Hai tảng đá có liên quan đến truyền thuyết về mối tình thủy chung của đôi trai gái vượt lên mọi gian nan, thử thách, mong tìm đến với nhau và được sống hạnh phúc, nhưng khi sắp sửa gặp nhau thì họ đều đã bị hóa đá.
Du lịch sinh thái
Thung lũng hoa hồng
- Địa chỉ: Mường Hoa, Sa Pa
Những nếp nhà sàn mái đá ngũ sắc kết hợp với sắc đỏ quyến rũ của hoa hồng xuất xứ từ nước Pháp xa xôi khiến cho du khách thực sự ngỡ ngàng. Đó chính là khu du lịch sinh thái Vườn Hồng, nằm trong thung lũng xinh đẹp có cái tên thật gợi cảm: Mường Hoa.
Vườn quốc gia Hoàng Liên
- Địa chỉ: thuộc địa phận thị trấn Sa Pa, các xã: San Sả Hồ, Lao Chải, Tả Van, Bản Hồ, huyện Sa Pa; một phần huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai và hai xã Mường Khoa, Thân Thuộc, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu.
Vườn Quốc gia Hoàng Liên – một trong những khu rừng đặc dụng quan trọng của Việt Nam có tổng diện tích vùng lõi 29.845 ha, bao gồm một hệ thống núi cao thuộc dãy Hoàng Liên Sơn, trong đó có đỉnh Phan Xi Păng cao 3.143m và diện tích vùng đệm là 38.724 ha, bao gồm thị trấn Sa Pa, một số xã thuộc huyện Sa Pa, một phần huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai và 2 xã thuộc huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu.
Làng nghề truyền thống
Làng Cát Cát
- Địa chỉ: Làng Cát Cát, Sa Pa
Qua những khung dệt, người Mông tạo nên những tấm thổ cẩm nhiều màu sắc và hoa văn mô phỏng cây, lá, hoa, muông thú…
Ở làng Cát Cát, nghề chế tác đồ trang sức bằng bạc, đồng đã có từ lâu đời và tạo ra những sản phẩm tinh xảo.
Một điều hấp dẫn du khách khi đến Cát Cát là người Mông ở đây còn giữ được khá nhiều phong tục tập quán độc đáo, chẳng hạn như tục kéo vợ.
Làng thổ cẩm Tả Phìn
- Địa chỉ: Bản Tả Phìn, Sa Pa
Sản phẩm của làng dệt thổ cẩm Tả Phìn đủ kiểu dáng và sắc màu trông thật bắt mắt. Một vài sản phẩm chính có thể kể đến là: những chiếc ba lô, túi khoác du lịch, những chiếc khăn, túi xách tay, ví đựng tiền, các tấm áo choàng thổ cẩm… với đủ sắc màu rực rỡ.
Tả Van Giáy
- Địa chỉ: Xã tả Van, Sa Pa
Người Giáy có nghề chính là trồng lúa nước. Ngoài ra, họ còn tự rèn được dụng cụ sản xuất và chạm khắc bạc.
Ngày nay, loại hình du lịch bản làng đang được người dân ở đây mở rộng và khai thác.
Bản Dền
- Địa chỉ: Xã Bản Hồ, Sa Pa, cách thị trấn Sa Pa 30km
Các nghề thủ công truyền thống đã được khôi phục và có xu hướng mở rộng. Nổi bật nhất là nghề trồng bông, trồng dâu nuôi tằm và dệt thổ cẩm. Thổ cẩm truyền thống của Bản Dền được người phụ nữ Tày dệt nên thành những bộ trang phục đẹp mắt cùng nhiều sản phẩm trang trí trong gia đình và dùng trong sinh hoạt hàng ngày. Nghề dệt thổ cẩm không chỉ tạo nên những món hàng lưu niệm độc đáo mà còn là nơi dệt vải, sản xuất chăn, ga, gối để du khách thập phương tham quan, chiêm ngưỡng sự khéo léo của những người phụ nữ vùng cao.
Bảo tàng Dân tộc Sa Pa
- Địa chỉ: Trung tâm thị trấn Sa Pa
Du lịch tâm linh
Nhà thờ cổ Sa Pa
- Địa chỉ: Trung tâm thị trấn Sa Pa
Nhà thờ có khá nhiều tên gọi do thói quen của người dân và khách du lịch như Nhà thờ đá cổ Sapa, Nhà thờ Đức Mẹ Mân côi, Nhà thờ đá,… Nhà thờ được xây từ thời Pháp thuộc, khoảng đầu thế kỉ 20.
Đền Bảo Hà
- Địa chỉ: Xã Bảo Hà, lào Cai
Đền thờ thần vệ quốc Hoàng Bẩy, một anh hùng miền sơn cước đánh giặc phương Bắc bảo vệ bản làng. Đây là địa chỉ thu hút du khách thập phương đông nhất của huyện Bảo Yên.
Đền Cô Tân An
- Địa chỉ: xã Tân An, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai
Còn gọi là Đền Cô Bé Thượng Ngàn, được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh năm 2010, là nơi thờ tự một nữ chúa thượng ngàn có tên Nguyễn Hoàng Bà Xa, đã có công chinh phạt giặc ác, giữ yên bờ cõi, được cư dân vùng Bảo Hà và Khau Ban (địa danh Văn Bàn cổ xưa) suy tôn là vị Thánh Mẫu.
Đền Hàng Phố
- Địa chỉ: 32 Fansipan, Sa Pa, Lào Cai
Từ Nhà thờ đá Sa Pa, thả bộ xuống chợ Sa Pa không xa là đến Đền Hàng Phố. Ngôi đền nằm bên đường Phan Xi Păng, được lập từ cuối thế kỷ XIX, thờ Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn, vị danh tướng đời Trần 3 lần đại thắng quân Nguyên Mông xâm lược, giữ yên bờ cõi vùng biên ải địa đầu Tổ quốc ta từ ngàn năm trước.
Đền Mẫu Sơn và Đền mẫu Thượng
- Địa chỉ: Trung tâm thị xã Sa Pa
Cách Đền Hàng Phố không xa là Đền Mẫu Sơn và Đền Mẫu Thượng. Hai ngôi đền này cùng thờ Công chúa Liễu Hạnh, một trong 4 vị “tứ bất tử” được nhân dân tôn vinh theo quan niệm tâm linh của người Việt Nam. Đền Mẫu Sơn nằm ở tổ 4, trung tâm thị trấn Sa Pa.
Lễ hội truyền thống
Lễ hội Gầu Tào của người Mông
Thời gian: từ mùng 1 đến 15 tháng Giêng
Địa điểm: Các bản làng người H’mông
Dân tộc Mông là dân tộc có một đời sống tinh thần, tâm linh rất phong phú và đa dạng, tạo nên truyền thống văn hóa Mông với rất nhiều nét đặc sắc. Một trong những lễ hội tiêu biểu thể hiện truyền thống của người Mông chính là lễ hội Gầu Tào.
Lễ hội Hoa Chuối của người Xá Phó
Thời gian: 9/9 hàng năm
Địa điểm: bản làng của người Xá Phó
Hội hoa chuối của người Xa Phó được tổ chức vào ngày 9/9 hằng năm để cầu mùa màng tốt tươi, gia súc, gia cầm phát triển, nhà nhà ấm no, hạnh phúc.
Lễ hôi quét làng của người Xá Phó
Thời gian: ngày ngọ, ngày mùi hoặc ngày con người (à thá cũng) vào tháng hai âm lịch
Địa điểm: bản làng của người Xá Phó
Hàng năm, người Xá Phó thường tổ chức lễ quét làng vào ngày ngọ, ngày mùi hoặc ngày con người (à thá cũng) vào tháng hai âm lịch với mục đích để năm mới mọi người được bình yên, hoa màu tươi tốt, súc vật nuôi không bị ốm chết. Trong lễ quét làng, mọi người góp lợn, gà, dê, chó, gạo… để làm mâm cúng các loài ma (theo quan niệm của người Xá Phó), thầy cúng làm lễ, cùng dân làng vẽ mặt nhảy múa cầu mong bình yên.
Lễ hội Roóng Poọc của người Giáy
Thời gian: ngày Thìn tháng Giêng âm lịch
Địa điểm: người Giáy ở Tả Van (huyện SaPa)
Lễ hội Roóng Poọc để cầu mùa màng bội thu, người yên vật thịnh, mưa thuận, gió hoà. Tuy vốn là lễ hội dân tộc truyền thống của người Giáy ở Tả Van.
Lễ hội Tết nhảy của người Dao Đỏ
Thời gian: cuối giờ Thìn, đầu giờ Tỵ ngày mùng một và mùng hai Tết âm lịch hàng năm
Địa điểm: Tại nhà ông trưởng họ ở bản Tả Phìn
Trước ngày lễ Tết nhảy, nam thanh niên ôn luyện các điệu nhảy múa. Các thiếu nữ lo nhuộm chàm, thêu áo mới. Lễ Tết nhảy thường diễn ra ở nhà ông trưởng họ và các thành viên trong họ đều tấp nập đến giúp trưởng họ chuẩn bị Tết.
Lễ hội Hat Giao Duyên ở xã Tả Phìn
Thời gian: đầu tháng Giêng hàng năm
Địa điểm: xã Tả Phìn
Như đã thành thông lệ, vào đầu tháng Giêng hàng năm, người dân xã Tả Phìn lại mở hội hát giao duyên các dân tộc cụm xã Tả Phìn, Sa Pả, Trung Chải thuộc huyện Sapa, Lào Cai.
Lễ hội Nào Cống ở bản Tả Van
Thời gian: hàng năm vào ngày Thìn tháng 6 âm lịch
Địa điểm: tại ngôi miếu thờ ba gian ở đầu cầu treo sang bản Tả Van
Ngôi miếu thờ được người Mông gọi là “Chế đáng”. Miếu thờ có 3 gian, gian giữa thờ hai viên quan họ Đào, họ Nguyễn đã có công an dân và xây dựng Mường Hoa. Một gian bên trái thờ thần núi, thần Suối Hoa. Một gian bên phải thờ các bà nàng vợ hai ông quan họ Đào, họ Nguyễn.
Lễ hội Xuống Đồng
Thời gian: khai hội sáng ngày mồng 8 Tết hàng năm
Địa điểm: xã Bản Hồ- Sa Pa
Phần lễ được bắt đầu từ tục rước đất, rước nước rồi đến lễ cúng giao linh với thần linh. Phần hội được bắt đầu bằng các điệu múa và các tiết mục văn nghệ dân gian đặc sắc của người Tày, người Dao. Nhưng nổi bật nhất, vui nhất, nhiều người tham gia nhất là những màn xoè, khi tiếng kèn trống vang lên các cô gái Tày.
Lễ hội “Nhặn Sồng” và “Nào Sồng”
Thời gian: ngày cúng thường là ngày Thìn của tháng giêng
Địa điểm làng Giàng tả Chải, Tả Van, Sa Pa
Đây là Lễ hội của người Dao đỏ ở làng Giàng Tả Chải (Tả Van – Sa Pa) mang ý nghĩa giáo dục cao với dân làng, phòng chống nạn phá rừng.
Đừng bỏ lỡ
Danh mục: Lào Cai, Sa Pa
Thông tin địa phương
Các khách sạn phù hợp với bạn!
Bài viết mới nhất
Bay Bangkok mê say cùng Vntrip và Bamboo!
Vntrip tham gia triển lãm sản phẩm và các mô hình, giải pháp công nghệ, ứng dụng dữ liệu, trí tuệ nhân tạo – TPHCM
Vntrip nhận giải thưởng Doanh nghiệp có thành tích xuất sắc nhất quận Tây Hồ
Khoảnh khắc ấn tượng dịp kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô
Sân bay Nội Bài cùng 3 sân bay khác đóng cửa do bão số 3 Yagi
0 bình luận