Truyền thuyết kì ảo về Tháp Bà Ponagar ở Nha Trang
Không những là điểm đến du lịch nổi tiếng, những câu chuyện, truyền thuyết về Tháp Bà Ponagar ở Nha Trang cũng luôn là chủ đề được rất nhiều du khách nhắc tới. Ẩn sau công trình kiến trúc nổi tiếng này là những câu chuyện kì ảo về sự hình thành của nó, khiến cho những ai tới đây và được nghe những câu chuyện này đều rất thích thú.
Xem thêm: Du lịch Nha Trang “mới nhất” từ A đến Z
Nha Trang luôn là điểm đến thăm quan được rất nhiều người yêu thích. Nơi đây không chỉ hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp thiên nhiên kì thú mà mảnh đất này còn sở hữu rất nhiều những công trình kiến trúc cổ, độc đáo. Nổi bật nhất phải kể đến Tháp Bà Ponagar. Công trình này được biết đến như một biểu tượng của văn hóa tín ngưỡng nổi bật của người dân nơi đây. Không những thế, nơi đây còn nằm trong danh sách những công trình kiến trúc văn hóa tín ngưỡng đồ sộ nhất sót lại của khu vực miền Trung nước ta.
Nằm ngay sát khu trung tâm ở Nha Trang về hướng Bắc. Nên việc ghé thăm nơi này vô cùng thuận tiện. Cho đến nay, công trình này không còn giữ được nguyên vẹn những nét kiến trúc vốn có của mình nhưng tới đây du khách vẫn có thể dễ dàng nhận thấy công trình này được chia thành ba phần rõ rệt. Với tầng đầu tiên cũng chính là lối dẫn lên tháp chính với những bậc tam cấp.
Tầng thứ hai hay còn có tên gọi khác là Mandapa, được tạm hiểu là nhà tĩnh tâm, nhà khách. Chính vì thế nơi này được chọn làm nơi để du khách tới đây nghỉ chân, và sửa sang lại quần áo, lễ vật trước khi dâng cúng. Một điều đặc biệt ở tầng này mà du khách dễ dàng nhận thấy đó là bốn hàng cột lớn hình bát giác được xây dọc hai bên mỗi bên 5 cột lớn và 6 cột nhỏ.
Đi qua hai tầng trên du khách sẽ tới được Tháp Bà Ponagar. Cũng giống như các tòa tháp Chăm khác, công trình này cũng được xây dựng bằng gạch đỏ, gắn kết với nhau bằng một chất kết dính rất đặc biệt của người Chăm mà gần như không thế nhận ra sự hiện diện của chúng. Chiều cao của tháp chừng 23m, được chia thành 4 tầng, ở mỗi tầng này đều có kiểu thiết kế giống nhau với chủ đạo là những vị thần hay những linh vật của người Chăm cổ.
Chắc hẳn khi ghé thăm nơi này du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp cổ kính và độc đáo của nơi này. Không dừng lại ở đó, tới đây du khách còn được biết thêm những truyền thuyết kì ảo xoay quanh ngọn tháp này.
Xưa kia, thần Poh Nagar ở ngoài biển khơi, người được tạo ra từ ánh mây trời và bọt biển. Một hôm con nước dâng cao đã đưa người tới sông Yjatran ở Kauthara (sông Cù Huân). Sấm chớp và gió lớn nổi lên để báo hiệu cho muôn loài rằng bà sắp giáng thế xuống nơi đây. Ngay lúc đó, những ngọn núi, dòng sống hay cây cối, muôn thú đều hạ mình đón trào bà tới nơi đây. Sau khi lên bờ bà hóa phép ra những cung điện tráng lệ, nguy nga.
Không chỉ sở hữu nhiều phép biến hóa, bà cũng có rất nhiều chồng. Trong cung điện của bà có tới 97 người chồng. Trong số đó, chỉ có ông Pô Yan Amo là người có quyền uy nhất. Mặc dù có rất nhiều chồng, nhưng bà chỉ có 38 người con, và đều là con gái. Sau này, 38 người con của bà đều trở thành những vị thần. Đặc biệt chỉ có ba vị là Pô Bia Tikuk, Pô Nogar Dara, Rarai Anaih được bà truyền cho rất nhiều quyền năng.
Trong một ghi chép khách do Phan Thanh Giản viết vào năm 1857 thời vua Tự Đức thứ 9 và sau này tới năm 1970 được ông Lê Vinh và ông Quách Tấn tạc lại có nội dung như sau: “Khi đất Kauthara thuộc về người Việt, thì nữ thần Po Nagar cũng trở thành vị nữ thần của người Việt với tên gọi là Thiên Y A Na và sự tích của bà cũng được Việt hóa.”
Gắn với đó là câu chuyện vẫn được những người dân nơi đây truyền tai nhau về sự tích Tháp Bà Po Nagar (Thiên Y A Na) đó là: Thuở xa xưa trên núi Đại An, có vợ chồng nhà tiều phu nọ, đã nhiều tuổi những không có con. Vợ chồng ông sống dựa vào việc trồng dưa. Đến mùa, dưa chín ông thấy vườn dưa của mình đã bị trộm một số trái dưa. Sau nhiều lần như vậy ông đã bắt được kẻ trộm, nhưng rất bất ngờ bởi tên trộm lại là một cô gái xinh đẹp, không có cha mẹ. Thương cho số phận cô gái vợ chồng lão nông đã nhận cô làm con nuôi. Nhưng ông bà không hề biết cô ấy là tiên nữ giáng trần.
Một thời gian sau, mưa lũ đổ vể tàn phá cảnh vật nơi đây khiến cô nhớ lại coi tiên xưa. Vì vật cô đã gom hoa lá, cây cỏ và những tảng đá để làm lên một hòn non bộ. Khi về, người cha nuôi thấy cảnh đó, rất tức giận vì cho rằng những việc như vậy không hợp với phụ nữ nên ông đã quát mắng cô. Hờn dỗi, cô bỏ đi rồi bắt gặp một khúc kì nam trôi giữa dòng sông, cô bèn hóa thân vào nó rồi trôi dạt tới Trung Hoa.
Khi cô trong hình hài của khúc kì nam trôi tới Trung Hoa, người dân nơi đây kéo ra xem rất đông bởi mùi hương ngào ngạt của nó. Rất nhiều người muốn mang về nhà nhưng không vác nổi. Nghe dân chúng truyền tai nhau truyện lạ, vị Thái tử nước này đã xuống nơi này và nhấc bổng khúc gỗ mang về. Một hôm, vị Thái tử này phát hiện có bóng người lạ ở trong cung lấy làm lạ đã theo dõi và phát hiện ra cô gái ẩn nấp trong khúc gỗ đó. Nàng tự xưng với Thái tử là Thiên Y A Na, rồi ngồi kể cho ngài nghe về câu chuyện của mình. Đem lòng yêu mến cô gái, ngay hôm sau Thái tử đã xin phép Vua cha cho mình được thành thân với nàng. Sau những năm chung sống với Thái tử hai người đã có cho mình 2 người con. Người con gái đặt tên là Quí, người con trai đặt trên là Tri.
Một ngày kia, Thiên Y A Na nhớ về quê hương và cha mẹ nuôi của mình ở quê nhà. Bà liền dẫn hai người con của mình hóa vào khúc kì nam, để xuôi ra biển trở về quê nhà. Khi về đến thì cha mẹ nuôi đã không còn. Bà đã xây mộ cho cha mẹ, rồi sửa lại ngôi nhà để có nơi thờ cúng ông bà. Trở về đây, bà thấy người dân quê mình còn nghèo đói, khổ cực, bà liền chia sẻ kiến thức của mình đã có trong những năm tháng ở xứ Trung Hoa giúp dân chúng biết cách cày cấy, trồng trọt, chăn nuôi, dệt vải, các lễ nghi sao cho phải đạo… để từ đó cuộc sống của người dân ngày một ấm no, đủ đày hơn.
Một ngày nọ, một con chim hạc to lớn từ trên trời bay tới rước mẹ con bà về trời. Sau đó người dân nơi đây để tỏ lòng biết ơn của mình đối với bà đã cho tạc tượng và xây dựng tháp để thờ cúng.
Khi nghe tin bà và hai người con bay về trời vị Thái tử kia vô cùng tức giận vì nghĩ người dân đã che giấu bà và các con liền sai thuộc hại của mình đi tra khảo người dân. Quá oan ức, người dân nơi đây đã tới tòa tháp thắp hương kêu oan. Ngay lúc đó, từ đâu đi tới một trận giông bão khiến mọi thứ rung chuyển và thổi bay quân lính đến từ phương Bắc.
Rất nhiều người suy đoán những cụm đá còn lại ở trước Tháp ở sông Cù chính là những khối đá năm xưa đã nhấn chìm đoàn những tàu bè và quân lính. Câu chuyện huyền bí này cũng đã được ghi tạc lại trên bia đá và dựng phía sau tòa tháp vào năm 1856.
Đến nay, lễ hội Tháp Bà Ponagar vẫn được diễn ra hàng năm. Đây là một trong những lễ hội văn hóa, tín ngưỡng lớn nhất diễn ra hàng năm của khu vực miền Trung. Không những thế, tới đây du khách sẽ được hòa mình vào không khi vui tươi của những màn trình diễn như múa lân, múa bóng, hát bộ… vô cùng đặc sắc là lý thú.
Với những câu chuyện về Tháp Bà Ponagar càng làm cho nơi đây trở lên huyền bí và hấp dẫn hơn trong lòng du khách. Với những ai một lần được thăm quan, khám phá di tích này chắc chắn sẽ là những kỉ niệm đáng nhớ trong chuyến du lịch khám phá Nha Trang.
Xem thêm bài viết:
Đừng bỏ lỡ
Danh mục: Nha Trang
những câu chuyện về tháp bà ponagar
sự tích tháp bà ponagar
truyền thuyết về tháp bà ponagar
Các khách sạn phù hợp với bạn!
Bài viết mới nhất
Bay Bangkok mê say cùng Vntrip và Bamboo!
Vntrip tham gia triển lãm sản phẩm và các mô hình, giải pháp công nghệ, ứng dụng dữ liệu, trí tuệ nhân tạo – TPHCM
Vntrip nhận giải thưởng Doanh nghiệp có thành tích xuất sắc nhất quận Tây Hồ
Khoảnh khắc ấn tượng dịp kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô
Sân bay Nội Bài cùng 3 sân bay khác đóng cửa do bão số 3 Yagi
0 bình luận