Tượng cổng làng của người Xê Đăng tại địa điểm du lịch Quảng Nam
Đến với một miền đất, du khách không chỉ được tham quan, khám phá những cảnh đẹp đến mê đắm lòng người mà còn được tìm hiểu những nét văn hóa độc đáo, truyền thống. tượng cổng làng của người Xê Đăng tại điểm du lịch Quảng Nam là một tác phẩm nghệ thuật mang đậm dấu ấn cả về nghệ thuật lẫn tín ngưỡng của người Xê Đăng.
Trang phục truyền thống (Ảnh sưu tầm) |
Tượng cổng làng trong quan niệm dân gian
Du khách đến địa điểm du lịch Quảng Nam, ghé thăm làng của người Xê Đăng bao giờ cũng thấy trước cổng làng được đặt một cặp tượng cổng làng dáng hình nộm người, theo tiếng Xê Đăng họ gọi là tiên lây. Theo như lời của trưởng bản kể thì người Xê Đăng từ bao đời nay luôn tin vào các đấng siêu nhiên, các vị thần linh để cầu mong sự bảo hộ cho cuộc sống của họ luôn được yên lành, hạnh phúc, mùa màng tươi tốt.
Tượng cổng làng như để xua đuổi những ma xấu về làng gây nhũng nhiễu, xui xẻo cho người dân và đến nay người Xê Đăng luôn xem tượng cổng làng là biểu tượng thiêng liêng, vững bền trong đời sống của bao thế hệ người Xê Đăng.
Tượng cổng làng Xê Đăng dấu ấn tín ngưỡng (Ảnh sưu tầm) |
Tượng cổng làng của người Xê Đăng tại địa điểm tham quan này theo quan niệm dân gian từ xa xưa truyền lại thì đây không chỉ đơn thuần là một hình thức trang trí thẩm mỹ của người xưa mà còn có khả năng dò xét, xua đuổi ma quỷ, biết ai trong làng có cái bụng xấu, cái tâm không trong sáng, là một trong những quan niệm mang đậm màu sắc phong tục, tín ngưỡng. Thật kì lạ khi những người xấu nhìn vào bức tượng sẽ cảm thấy lo lắng, sợ hãi, cảm giác bất an và có lẽ không dám đặt chân tới ngôi làng này.
Bức tượng được làm từ một thân cây rừng mọc rất nhiều ở vùng rừng núi, nơi người Xê Đăng sinh sống định cư, thể hiện trên khúc gỗ là một nhân vật không có chân, đôi tay được làm bằng tre gắn vào thân. Gương mặt những pho tượng nầy khá dữ, mắt trợn tròn, răng dữ tợn được lấy từ bộ răng của chó gắn vào lởm chởm, một tay cầm gươm, một tay cầm chiếc khiên tre, đó là những tác phẩm nghệ thuật do chính tay người dân trong làng thể hiện chỉ bằng con dao sắc nhọn và những chiếc mác để đi săn.
Người dân Xê Đăng (Ảnh sưu tầm) |
Bức tượng dù đơn giản, nguyên liệu dễ tìm, lại được làm thủ công nhưng lại có ý nghĩa đặc biệt đối với mỗi người con của làng Xê Đăng và còn trở thành một địa điểm du lịch nổi bật.
Phong tục tập quán của người Xê Đăng
Người Xê Đăng luôn coi cây gạo là hình ảnh tượng trưng cho quê hương, tượng trưng cho cội nguồn, tiên tổ, nên khi lập làng mới, họ thường mang theo cây gạo để trồng và họ tin rằng, ở nơi họ sống luôn có thần linh trú ngụ, một cây gạo tượng trưng cho sự trường sinh bất tử, còn là biểu trưng của sức mạnh, của sự bền vững.
Người Xê Đăng làm nhà sàn thấp, dáng hình chữ nhật, mái lợp tranh, vách lồ ô hoặc bằng gỗ, sàn trên dùng để ở, phần dưới để đồ dùng và nuôi gia súc. Mỗi nóc của họ bao giờ cũng có một máng nước dùng để uống, sinh hoạt tắm rửa. Theo qui định từ 5 đến 6 nóc này tức là từ 60 đến 85 hộ trở thành 1 thôn. Mỗi làng đều có ngôi nhà rông truyền thống để hội họp, tổ chức những lễ hội truyền thống và bàn những công việc quan trọng của dân làng.
Một bức tượng riêng biệt (Ảnh sưu tầm) |
Hằng năm, khi mùa xuân đến, người Xê Đăng tại địa điểm du lịch này có tục sữa chữa và làm lễ cúng máng nước, cùng thời gian này, mỗi làng Xê Đăng giết 1 con chó lấy máu đổ vào nguồn nước tại bếp nước của làng rồi lấy nước đó đem về làm mâm lễ cúng thần làng, máu của con chó được già làng lấy bôi vào tượng đặt ở cổng làng.
Riêng bộ răng của chó, sau khi thực hiện xong nghi lễ cũng được họ cắm xuống đất ngay chỗ đặt tượng bởi người dân nơi đây tin rằng con chó là con vật gắn bó, giúp đỡ người Xê Đăng trong việc bảo vệ nhà và báo hiệu có sự xâm nhập từ bên ngoài vào làng. Với người Xê Đăng, tượng cổng làng được họ xem như một vị thần bảo vệ làng đã chi phối đời sống của con người và cả quan niệm sống của cộng đồng từ ngàn xưa.
Người dân làng cúng đầu xuân (Ảnh sưu tầm) |
Du khách nếu có cơ hội nên ghé thăm địa điểm du lịch Quảng Nam – tượng cổng làng của người Xê Đăng để có thêm những trải nghiệm và hiểu biết về một nét văn hoá tâm linh khá độc đáo của người dân tộc Xê Đăng.
Xem thêm:
Đừng bỏ lỡ
Các khách sạn phù hợp với bạn!
Bài viết mới nhất
Vntrip tham gia triển lãm sản phẩm và các mô hình, giải pháp công nghệ, ứng dụng dữ liệu, trí tuệ nhân tạo – TPHCM
Vntrip nhận giải thưởng Doanh nghiệp có thành tích xuất sắc nhất quận Tây Hồ
Khoảnh khắc ấn tượng dịp kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô
Sân bay Nội Bài cùng 3 sân bay khác đóng cửa do bão số 3 Yagi
Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2024 tổ chức giữa tháng 6
0 bình luận