Văn miếu Trấn Biên – Di tích lịch sử cấp quốc gia hơn 300 năm tuổi
Nội dung chính
Đồng Nai không chỉ được biết đến là vùng đất có nhiều điểm vui chơi hấp dẫn dành cho các bạn trẻ mà còn có những di tích lịch sử nổi tiếng. Một trong số đó phải kể đến Văn miếu Trấn Biên, nơi bảo tồn, gìn giữ và tôn vinh các giá trị văn hóa – giáo dục cùa vùng đất Biên Hòa. Vậy thì ngày hôm nay, các bạn hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu những nét đẹp độc đáo của văn miếu đã có hơn 300 năm tuổi này qua bài viết sau đây.
Tin liên quan: Du lịch Đồng Nai
Địa chỉ và đường đi
Tọa lạc trong khuôn viên có tổng diện tích lên tới 15 ha, thuộc phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai. Nằm cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 33km, du khách có thể tới đây một cách dễ dàng bằng nhiều phương tiện khác nhau như xe máy, ôtô cho đến xe buýt. Nếu như bạn chưa biết đường đi tới văn miếu Trấn Biên thì có thể tham khảo tuyến đường dưới đây:
– Đi bằng xe máy: Xuất phát từ thành phố Hồ Chí Minh, các bạn đi dọc theo đường Trường Chinh đến Xa lộ Hà Nội tại Tân Hưng Thuận. Sau đó tiếp tục đến Thạnh Xuân – Hiệp Bình Phước. Đi dọc theo Xa lộ Đại Hàn/Xa lộ Hà Nội/QL1A và Quốc lộ 1K đến Nguyễn Du tại Quang Vinh, thành phố Biên Hòa. Cuối cùng các bạn đi dọc theo Nguyễn Du đến điểm đến văn miếu Trấn Biên.
– Đi bằng xe buýt: Từ Đinh Tiên Hoàng, các bạn hãy lên tuyến xe buýt số 05 đi từ Bến xe Chợ Lớn – Biên Hòa. Khi đến bến xe Biên Hòa đi bộ khoảng 30 phút là sẽ tới Văn Miếu Trấn Biên.
Giới thiệu về Văn miếu Trấn Biên
Đây là văn miếu được xây dựng đầu tiên ở xứ Đàng Trong (năm 1715), ngôi miếu này được lập lên để tôn vinh Khổng Tử và các danh nhân văn hóa nước Việt. Văn Miếu Trấn Biên ra đời được xem như là một “Văn Miếu Quốc Tử Giám” của vùng Nam Bộ. Một trong những biểu trưng cho truyền thống học tập, hào khí và văn hóa của người Việt phương Nam.
Lịch sử văn miếu Trấn Biên
Năm 1715 (năm Ất Mùi), chúa Nguyễn Phúc Chu đã sai Ký lục Phạm Khánh Đức và Trấn thủ Nguyễn Phan Long tiến hành xây dựng Văn miếu Trấn Biên tại thôn Tân Lại, tổng Phước Dinh, huyện Phước Chánh. Nơi đây được xây dựng để chúa Nguyễn Phúc Ánh tới hành lễ hai lần mỗi năm vào mùa xuân và mùa thu. Nhưng sau năm 1802, khi chúa Nguyễn lên ngôi ở Huế thì việc hành lễ tại văn miếu giao lại cho quan tổng trấn thành Gia Định cùng với trấn quan Biên Hòa và quan đốc học.
Văn miếu Trấn Biên đã có hai lần đại trùng tu và được danh nhân Trịnh Hoài Đức ghi chép vào trong sử sách Gia Định Thành Thông Chí với một thế đất đẹp.
– Lần trùng tu thứ nhất vào năm Giáp Dần (1794). Vào thời điểm đó, chúa Nguyễn Phúc Ánh đã sai Lễ bộ Nguyễn Hồng Đô lo việc trùng tu.
– Lần trùng tu thứ hai vào năm Tự Đức thứ 5 (Nhâm Tý, 1852) được sửa chữa với quy mô lớn hơn trước rất nhiều.
Những đến năm 1861, Văn miếu Trấn Biên bị thực dân Pháp tới đốt phá khi chiếm đánh vùng Biên Hòa. Sau hơn 137 năm từ lúc thực dân Pháp tàn phá thì công trình này mới được khôi phục trên nền văn miếu cũ. Nằm cách trung tâm thành phố Biên Hòa khoảng 3 km và gần Trung tâm Văn hóa Du lịch Bửu Long. Cho đến nay, văn miếu Trấn Biên ngày càng mở rộng và trở thành điểm đến quen thuộc của người dân trong và ngoài tỉnh tới tham quan.
Kiến trúc văn miếu Trấn Biên
Được xây dựng theo kiến trúc Văn Miếu – Quốc Tử Giám ở miền Bắc. Bao gồm rất nhiều hạng mục khác nhau như nhà thờ chính, sân hành lễ, tả vu hữu vu,… Văn miếu được xây dựng với mục đích thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo, kính trọng hiền tài.
Điểm nổi bật nhất trong lối kiến trúc của văn miếu Trấn Biên đó chính là những vòm mái cong, lợp ngói lưu ly màu xanh ngọc (gốm tráng men) vô cùng bắt mắt và thu hút. Sau khi tham quan Văn miếu môn, du khách sẽ được lần lượt chiêm ngưỡng những công trình khác như nhà bia truyền thống Trấn Biên – Đồng Nai, hồ Tịnh Quang, cổng tam quan, Khuê Văn Các, nhà bia thứ hai thờ Khổng Tử và cuối cùng là nhà thờ chính rộng lớn.
Khu nhà thờ chính được xây dựng theo lối kiến trúc cổ kiểu nhà ba gian hai chái, nền lát gạch tàu, sơn son thếp vàng, trên các cột nhà treo đôi liễn đối. Trước nhà thờ chính các bạn sẽ tận mắt thấy một tấm bia lớn có khắc dòng chữ to: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”.
Ở gian giữa của văn miếu có bàn thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, ở trên tường thì có biểu tượng trống đồng – biểu tượng đặc trưng cho nền văn hóa Quốc Tổ Hùng Vương. Ở bên trái nhà là nơi thờ các danh nhân văn hóa Việt Nam, còn bên phải thì thờ các danh nhân đất Nam Bộ.
Ngoài ra, ở đây còn có các khu sinh hoạt truyền thống gồm có nhà truyền thống, bia truyền thống và các công trình phụ cận nhằm phục vụ các du khách tới tham quan tại đây.
Nơi lưu giữ những giá trị văn hóa ở Đồng Nai
Văn miếu Trấn Biên được xây dựng với chức năng là nơi bảo tồn, lưu giữ và tôn vinh các giá trị văn hóa – giáo dục cùa vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai. Thông qua rất nhiều hoạt động, sự kiện được tổ chức hàng năm thì Văn Miếu Trấn Biên ngày càng thể hiện vai trò là trung tâm văn hóa, giáo dục của tỉnh Đồng Nai nói riêng và vùng đất phía Nam nói chung.
Bên cạnh những giá trị về văn hóa, lịch sử thì văn miếu còn là một công trình có lối kiến trúc đặc sắc về nghệ thuật, vừa cổ kính vừa trang nhã. Chính vì điều này mà đã thu hút hàng trăm ngàn lượt khách du lịch trong và ngoài tỉnh tới thăm. Đặc biệt, các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các Bộ, ngành, các đoàn ngoại giao và các đoàn khách quốc tế cũng đều tới ghé thăm nơi này.
Mới đây, Ông Trần Đăng Ninh – giám đốc Trung tâm Văn miếu Trấn Biên cho biết thông tin Bộ VH – TT&DL đã đưa ra quyết định công nhận Văn miếu Trấn Biên ở Đồng Nai là một di tích lịch sử cấp quốc gia cần được bảo tồn và phát triển.
Tin liên quan:
Đừng bỏ lỡ
Danh mục: Đồng Nai
các ngôi chùa nên đi ở sài gòn
cảm nhận về văn miếu trấn biên
chùa đẹp ở sài gòn
du lịch gần sài gòn
du lịch tâm linh
văn miếu trấn biên
văn miếu trấn biên biên hòa
văn miếu trấn biên ở biên hòa
Các khách sạn phù hợp với bạn!
Bài viết mới nhất
Bay Bangkok mê say cùng Vntrip và Bamboo!
Vntrip tham gia triển lãm sản phẩm và các mô hình, giải pháp công nghệ, ứng dụng dữ liệu, trí tuệ nhân tạo – TPHCM
Vntrip nhận giải thưởng Doanh nghiệp có thành tích xuất sắc nhất quận Tây Hồ
Khoảnh khắc ấn tượng dịp kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô
Sân bay Nội Bài cùng 3 sân bay khác đóng cửa do bão số 3 Yagi
0 bình luận