Khám phá du lịch Vườn quốc gia Cúc Phương

Luyến Nguyễn
26.8K

Vườn quốc gia Cúc Phương nằm cách Hà Nội 120km về phía Tây Nam, tiếp giáp với Ninh Bình, Hòa Bình và Thanh Hóa. Đây là khu bảo tồn thiên nhiên rộng lớn, lưu trữ nhiều loài động vật, thực vật đa dạng và phong phú của Việt Nam. Rừng Cúc Phương sở hữu nhiều cây cổ thụ nhiều năm, các loài chim tuyệt đẹp… là địa điểm tuyệt vời cho những chuyến dã ngoại ngoài trời. Bây giờ hãy cùng VNTRIP.VN khám phá khu rừng này qua cẩm nang du lịch vườn quốc gia Cúc Phương nhé.

Xem thêm: Cẩm nang check-in Hang Múa – “Vạn Lý Trường Thành” tuyệt đẹp ở Ninh Bình

1. Giới thiệu về Vườn quốc gia Cúc Phương

Vườn quốc gia Cúc Phương (ảnh sưu tầm)

Vườn quốc gia Cúc Phương có diện tích là 25.000ha và cũng là rừng quốc gia đầu tiên của Việt Nam. Đặc trưng của Cúc Phương là rừng mưa nhiệt đới, xanh quanh năm cùng quần hệ động thực vật vô cùng phong phú và đa dạng. Có không ít loài động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng cao đã được phát hiện và bảo tồn tại đây, trong đó nổi bật là loài voọc mông đen trắng được xem là biểu tượng của rừng Cúc Phương.

2. Đến Cúc Phương vào thời gian nào thích hợp ?

Thời điểm thích hợp nhất để đến vườn quốc gia Cúc Phương là vào mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 5), lúc này thời tiết trong rừng rất mát mẻ. Tránh đi vào mùa mưa bởi lúc này đường trơn cũng như có rất nhiều muỗi và vắt, sẽ làm ảnh hưởng tới những trải nghiệm khi du lịch.

Đặc biệt đến với vườn quốc gia Cúc Phương vào tháng 5 là thời điểm bướm ở rừng Cúc Phương nở rộ nhất. Với số lượng cá thể có thể lên tới hàng triệu con cùng đua nhau khoe sắp ngợp trời, khiến cho nơi đây giống như một “rừng bươm bướm” tuyệt đẹp như trong chốn thần tiên.

Rừng bươm bướm ở vườn quốc gia Cúc Phương (ảnh sưu tầm)

3. Di chuyển đến rừng Cúc Phương như thế nào?

Đến với Cúc Phương bạn có thể đi bằng xe máy, ô tô tự lái hoặc xe khách. Nếu đi bằng xe riêng bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn, xe chạy được sâu vào trong rừng.

  • Di chuyển bằng xe máy hoặc ô tô tự lái: Từ Hà Nội di chuyển theo quốc lộ 1A, đến ngã ba Gián Khẩu (huyện Gia Viên, cách thành phố Ninh Bình 10km) rồi tiếp tục rẽ vào quốc lộ 12A đi qua thị trấn Nho Quan 2km rồi rẽ trái là đến Cúc Phương.
  • Di chuyển bằng xe khách : Bạn có thể đến bến xe Giáp Bát đi tuyến xe Nho Quan – từ đây xuống xe tiếp tục bắt xe bus để tới rừng Cúc Phương.

4. Những địa điểm thăm quan khi đến Vườn quốc gia Cúc Phương

Động người xưa: Hay còn có tên là hang Đắng. Đây là nơi lưu giữ những dấu tích cư trú và mộ táng của người tiền sử, là một di sản quý của vườn Cúc Phương.

Động người xưa (ảnh sưu tầm)

Hang Con Moong: Bởi bên ngoài cửa hang có một khối đá lớn nhô ra trông giống hình con thú nên được đặt tên là hang Con Moong (hang con thú theo tiếng Mường). Đây cũng là nơi cư trú của người tối cổ, đồng thời cũng là di chỉ khảo cổ quan trọng được xếp dạng di tích quốc gia.

Bên trong hang Con Moong (ảnh sưu tầm)

Động Trăng Khuyết: nhìn từ xa nhìn cửa động có hình trăng khuyết, động nằm ở sâu phía trong rừng.

Động Trăng Khuyết (ảnh sưu tầm)

Đỉnh Mây Bạc: Đỉnh mây bạc có độ cao 648m, từ đỉnh ta có thể ngắm nhìn bao quát toàn cảnh khu vườn quốc gia cùng với cố đô Hoa Lư và chùa Bái Đính. Tuy nhiên đường lên đỉnh Mây Bạc có nhiều dốc đá khá khó đi, thế nên nơi đây chỉ thích hợp với những người có sức khỏe tốt.

Đỉnh Mây Bạc (ảnh sưu tầm)

Hồ Yên Quang – động Phò Mã: đi ngược ra đường Nho Quan khoảng 7km, đến cầu Tri Phương rẽ về phía Tây là đến hồ Yên Quang. Đi tiếp qua Thung lá tới chân dãy núi đá vôi là động Phò Mã. Động Phò Mã là công trình kiến trúc ảo diệu của thiên nhiên tạo hóa với vô số nhũ đá có hình thù thú vị.

Hồ Yên Quang (ảnh sưu tầm)

Những cây cổ thụ ngàn năm: rừng Cúc Phương có rất nhiều cây cổ thụ như: Cây Đăng cao 45m với đường kính 5m, cây Chò xanh ngàn năm có chu vi hơn 20 người ôm, cây sấu cổ thụ …

Gốc cây chò ngàn năm (ảnh sưu tầm)

Bản Mường: Cúc Phương cũng là nơi sinh sống của cộng đồng người Mường với nhiều nét văn hóa đặc trưng độc đáo như nhà sàn, ruộng bậc thang, khung dệt thổ cẩm…

Bản Mường ở vườn quốc gia Cúc Phương

Trung tâm cứu hộ linh trưởng: Là nơi bảo tồn và nuôi dưỡng nhiều loài linh trưởng quý hiếm. Đến đây du khách sẽ không chỉ được quan sát vẻ đẹp của các loài linh trưởng mà còn được tìm hiểu nhiều hơn kiến thức về loài động vật này.

Trung tâm cứu hộ linh trưởng (ảnh sưu tầm)

5. Nơi nghỉ ngơi ở rừng Cúc Phương

Ở vườn quốc gia Cúc Phương có 3 khu vực lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí để du khách có thể lựa chọn:

  • Khu cổng vườn: có đầy đủ phòng nghỉ từ giá 200.000đ. Ngoài ra ở đây có dịch vụ cho thuê các thiết bị đi rừng, xe đạp leo núi.
  • Khu hồ Mạc: ở đây cho thuê nhà sàn tập thể, phòng nghỉ. Đây là khu vực thích hợp cho nhóm đi đông người, bạn có thể đốt lửa trại, ăn uống hát hò, giao lưu văn nghệ tại đây.
  • Khu trung tâm: gồm các nhà sàn và căn hộ riêng biệt.

6. Những điều cần lưu ý khi du lịch Vườn Quốc Gia Cúc Phương

  • Cần chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cần thiết như: mũ, giày đi rừng, thuốc men, băng gạc, đồ ăn thức uống…. trước khi tham Cúc Phương.
  • Có thể mang theo ống nhòm để ngắm cảnh
  • Trong rừng có rất nhiều các loại muỗi vắt, vì thế có một mẹo để các bạn phòng tránh những con vật đáng ghét này là mua thuốc DEP (thuốc trị ghẻ ngứa) dạng kem bôi vào các khu vực nhạy cảm như đầu, gáy, cổ tay, cổ chân… Mùi khét của loại thuốc này chính là khắc tinh của các loài động vật trên.

7. Ăn gì ở Cúc Phương?

Ốc núi Ninh Bình (ảnh sưu tầm)

Sau khi tham quan và khám phá 1 vòng ở Cúc Phương các bạn có thể thưởng thức món dê núi đặc sản và ốc núi đặc biệt chỉ có ở đây. Ngoài ra vẫn còn rất nhiều món ăn hấp dẫn khác như gà vườn nướng, cá rô chiên giòn nhắm cùng với chén rượu gạo Mường…

Chúc các bạn có 1 trải nghiệm, khám phá tuyệt vời, một kì nghỉ đáng nhớ khi đến Vườn quốc gia Cúc Phương.

Có thể bạn quan tâm:

0 bình luận

    Các khách sạn phù hợp với bạn!